Sử 10 CNXH ko tưởng gọi là ko tưởng ! vì sao?

P

pokemon_011

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một từ dùng để chỉ những làn tư tưởng xã hội hiện đại đầu tiên. Mặc dù, theo đúng nghĩa mà nói, mọi người sống tại bất kỳ một thời điểm lịch sử nào đều có thể là người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng, từ này thường được dùng nhất để chỉ những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng trong hai mươi lăm năm đầu tiên của thế kỷ 19. Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, những nhánh khác của chủ nghĩa xã hội đã vượt trội hơn so với phiên bản không tưởng về mặt phát triển trí tuệ và số người ủng hộ. Những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phong trào hiện đại cho cộng đồng định trước và các tổ chức hợp tác. chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ khi con người có ý thức.Nó thể hiện qua câu truyện cổ tích,sử thi.Nó thể hiện khát vọng công bằng,tự do,khát vọng chinh phục tự nhiên.Nó còn đóng góp việc hình thành tôn giáo.
Chứ khong phải là chủ nghia xa hội như Viêt Nam hay Trung Quốc đâu.
 
H

heroineladung

Ấn đúng dùm mình nhé! Thanks!

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG:
:)*Vào khoảng thế kỉ XV, chế độ phong kiến châu Âu bắt đầu suy tàn và những mầm móng của chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Để tích luỹ vốn và tạo ra đội quân lao động làm thuê, ngay từ đầu, chủ nghĩa tư bản đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ: nông dân, thợ thủ công, tiểu thương v...v...Trong điều kiện lịch sử đó, đã nảy sinh dòng văn học xã hội chủ nghĩa không tưởng, phê phán những bất công của xã hội, phản ảnh những nổi đau khổ và sự phẩn uất của quần chúng lao động và những người sản xuất nhỏ bị phá sản, phản ảnh khát vọng của họ về xã hội tương lai công bằng, tốt đẹp hơn.
:)*Suốt thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa không tưởng đã có một quá trình phát triển gắn liền với những bước phát triểncủa chủ nghĩa tư bản và đã có một tác dụng tích cực nhất định. Chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhất là chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán Pháp đầu thế kỉ XIX, đã đánh dấu một bước tiến trong lịch sử tư tưởng của loài người . Nó để lại cho chủ nghĩa Mác một disản tư tưởng có giá trị, những điều tiên đoán quan trọng về đời sống xã hội và về sự phát triển của xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội không tưởng được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác, là tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản khoa học.
:)*Tuy vậy, chủ nghĩa xã hội không tưởng không tránh khỏi những hạn chế và tiêu cực. Với những mức độ khác nhau, các trào lưu không tưởng chỉ mới phê phán chủ nghĩa tư bản, lên án tình trạng bất công và những thảm hoạ do nó gây ra, mà không giải thích được nguồn góc kinh tế sâu sa của tình trạng ấy. Những nhà không tưởng có ý thức bênh vực lợi ích của những người lao động, nhưng chưa thấy vai trò lịch sử của giai cấp vô sản. Họ muốn đứng trên các giai cấp, nhân danh toàn xã hội để mưu giải phóng toàn xã hội. Nhiều người cho rằng xã hội đầy rẫy xấu xa vì chưa phát hiện chân lí tuyệt đối và vĩnh cửu để có thể thuyết phục và cảm hoá mọi người, không phân biệt giai cấp và giàu nghèo. Phần đông những nhà không tưởng tách rời học thuyết của họ với phong trào quần chúng. Họ không nhận thức rõ lực lượng của quần chúng. Trái lại, họ muốn đi tìm một sức mạnh tinh thần làm chỗ dựa cho công cuộc cải tạo xã hội. Nhiều người mong muốn cải tạo xã hội bằng những cải cách dần dần, bằng giáo dục, chứ không phải bằng đấu tranh cách mạng. Về cơ bản họ vẫn đứng trên lập trường duy tâm về lịch sử.
Tính chất không tưởng của chủ nghĩa xã hội trước chủ nghĩa Mác chủ yếu là do những điều kiện lịch sử quy định. Trong hoàn cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đầy đủ , mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản chưa chín muồi thì mọi lí thuyết về chủ nghĩa xã hội cũng chưa thể chín muội.
:)*Đến những năm 40 của thế kỉ XIX , mọi trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng đều trở thành lạc hậu , bảo thủ hoặc phản động, vì cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản đã diễn ra với quy mô rộng lớnvà đã có những hình thức rõ rệt , đòi hỏi phải có một lí luận cách mạng khoa học soi đường . Chính Các-Mác và Ph. Ăng-ghen là những người đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách đó của phong trào giai cấp vô sản.
 
B

boy8xkute

Theo tớ thì gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng bởi vì nó không tồn tại ở đâu cả, vì nó hướng tới 1 xã hội không có tư hữu, không có bóc lột, không có giàu nghèo.

Bạn có thể xem thêm ở phần chú thích trang 186 trong sgk
 
Top Bottom