Sử 11 CM Duy tân minh trị ở nhật

Xuân Long

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
684
631
149
23
Nam Định
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
từ cuộc CM Duy tân minh trị ở nhật bản em hãy rút ra bài học và liên hệ việt nam?
Cuộc duy tân Minh Trị đưa nước Nhật trở thành cường quốc nhờ tiếp thu thành tựu của phương Tây nhưng vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống. Tuy nhiên, nhiều yếu tố cổ hủ vẫn tồn tại trong xã hội, chế độ quân phiệt, địa chủ còn tồn tại. Từ đó Việt Nam cần tiếp thu nhưng cũng cần giữ gìn văn hóa từ đó phát triển xã hội đồng thời kiên quyết loại bỏ tàn dư xấu trong xã hội.
 

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
Nhìn lại cuộc cải cách Minh Trị (1868 – 1912), chúng ta thấy tầm ảnh hưởng của cuộc cải cách đó không còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Nhật Bản mà đã vươn ra phạm vi khu vực. Trong đó, Việt Nam là nước có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản cho nên những bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Trị thiết tưởng có giá trị hữu ích cho công cuộc đổi mới đất nước do Đàng và Nhà nước ta tiến hành. Những bài học kinh nghiệm về cuộc cải cách Minh Trị được thể hiện trên các điểm sau:
Bài học kinh nghiệm đầu tiên và cũng là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất đó là một khi đã tiến hành công cuộc cải cách thì phải thực hiện một cách đồng bộ và phải tiến hành đến cùng. Kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Duy tân Mậu tuất 1898 ở Trung Quốc và sự nửa vời trong việc thực hiện cải cách của Việt Nam thời Nguyễn đã làm cho Trung Quốc rơi vào tình cảnh phụ thuộc và Việt Nam trở thành nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây là minh chứng rõ nét nhất của sự phiến diện và cải cách không triệt để của Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại. Sự lúng túng của nhà vua Quang Tự và sự thiếu quyết đoán của nhà vua Tự Đức đã làm cho Trung Quôc và Việt Nam tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực. Vì vậy, để đưa đất nước phát triển, chúng ta cần phải tiến hành một cách đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực để cho guồng máy được vận hành thông suốt và hiệu quả.
Bài học kinh nghiệm thứ hai là trong quá trình tiến hành cải cách đất nước không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào từ bên ngoài mà phải chọn lọc những gì tinh hoa nhất từ các nước phát triển trên cở sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hay nói cách khác là phải có sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật phương Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một điều cần nhận thấy là trong khi vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam thì một mặt là tránh áp dụng một cách máy móc và bê “nguyên xi” những gì từ nước ngoài mà không có sự gạn lọc khơi trong nhưng đồng thời một mặt khác là phải mạnh dạn xóa bỏ những chướng ngại vật cản trở công cuộc cách tân đổi mới đất nước.
Bài học thứ ba là bài học về giáo dục, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy vai trò hết sức to lớn của nhà vua Minh Trị đối với sự thành công của các cuộc cải cách. Hơn ai hết, Minh Trị là người đã nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới đất nước và đã lôi cuốn được các lực lượng xã hội tham gia, ủng hộ phong trào cũng như đã tập hợp được xung quanh mình một đội ngũ các nhà quản lý tài năng.Trong thời kỳ trị vì của mình, Minh Trị đặc biệt coi trọng vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc canh tân và đổi mới đất nước. Chính phủ Minh Trị đã sử dụng những người được đào tạo từ nước ngoài về cùng với đội ngũ chuyên gia, cố vấn nước ngoài trong việc thực thi cải cách cũng như gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Nhật Bản hoàn toàn chủ động trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài bằng cách chọn lựa những chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực của từng nước để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Trong vấn đề thuê chuyên gia, cố vấn nước ngoài, chính phủ Minh Trị tính toán rất kỹ lưỡng nên thuê chuyên gia nước nào và trong lĩnh vực nào để giúp Nhật Bản đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước. Và để tận dụng tốt nhất chất xám từ các chuyên gia, cố vấn phương Tây, Nhật Bản đã thực hiện chính sách ưu đãi thông qua việc trả lương cao và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và cư trú cho các chuyên gia, cố vấn nước ngoài.
Trong vấn đề mời chuyên gia nước ngoài, chúng ta cần phải có sự chủ động trong cách chọn lựa tránh tình trạng tiếp nhận một cách thụ động và phải có chính sách ưu đãi “đặc biệt” đối với chuyên gia nước ngoài.
Nhìn lại công cuộc đổi mới ở Việt Nam, chúng ta có quyền khẳng định về những thành quả mà việt Nam đã đạt được trong vòng 30 năm qua, nhất là trên bình diện kinh tế. Tuy nhiên, để cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh và sánh vai cùng với các nước trong khu vực cũng như hội nhập sâu rộng vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa thì Việt Nam phải tiến hành đổi mới sâu rông hơn nữa, triệt để hơn nữa, đặc biệt là loại bỏ hoàn toàn những trở ngại trên con đường đổi mới, canh tân đất nước.
 
Top Bottom