[Club văn] Thử phản bác nguỵ luận - mỗi tuần một chủ đề

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi các bạn

Đây là nơi để các member yêu văn và thích tranh luận có thể nêu ý kiến về những vấn đề văn học trái chiều mà không cần bám theo Sách giáo khoa. Topic lập ra nhằm rèn luyện khả năng thẩm bình và đánh gia tác phẩm theo cái nhìn đa chiều. (note là không post bài về chính trị)

Chủ đề tuần này là:

Tôi đọc Truyện Kiều từ năm cấp ba và đến giờ tôi vẫn không đồng cảm được với con người này. Kiều thực sự là một người phụ nữ bị xã hội đưa đẩy hay là một kẻ xảo quyệt, gian manh. Khi Kiều "ép duyên" thuý vân, van lạy, khóc lóc đủ điều để Vân lấy Kim trọng (mà không biết Van đã có ai để thương yêu hay chưa). Hay có nhiều ý kiến bảo kiều ích kỷ, hám tiền, vì tiền mà bán đứng Từ Hải. Rồi khi vào lầu xanh, thiếu gì cơ hội trốn thoát mà Kiều cứ ỳ ra đó. Kiều trừng phạt gia đình họ Thúc, nhưng không nhờ có gia đình họ Thúc thì Kiều có được như vậy không ? Phải chăng Thuý Kiều cũng đã hội đủ tính cách của người con gái bây giờ: nửa đêm bỏ nhà trốn đi theo Kim Trọng (có việc gì xảy ra không thì trời biết, đất biết, ND biết còn mình...đoán)

(ý kiến sưu tầm trên mạng có chỉnh sửa)

Mọi người nghĩ sao ?
 
R

_ragnarok_

Đồng ý với pác...Ghét TK từ lâu rùi mà chưa dám nói, trước đã ghét, lên trường nghe pà H trường mình giảng lại càng ghét >.<

TK xét ra chỉ là một nhân vật trong truyện của TTTN và ND mang về VN chứ đâu phải của ND tạo ra ? Bản thân TK cũng không phải cái hay của TK, vậy mà SGK bắt đi phân tích con người này, khác gì bảo ta đi phân thik 1 truyện bên tàu...Quá vô lý !
 
B

bingbonggirl

Đồng ý với pác...Ghét TK từ lâu rùi mà chưa dám nói, trước đã ghét, lên trường nghe pà H trường mình giảng lại càng ghét >.<

TK xét ra chỉ là một nhân vật trong truyện của TTTN và ND mang về VN chứ đâu phải của ND tạo ra ? Bản thân TK cũng không phải cái hay của TK, vậy mà SGK bắt đi phân tích con người này, khác gì bảo ta đi phân thik 1 truyện bên tàu...Quá vô lý !

Đúng là truyện này hok phải do ND viết ra
Ý tưởng là của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng ở TQ truyện Kiều được viết theo kiểu văn xuôi ND viết bằng thơ mà nên hok thể phủ nhận được
Thứ 2 có người nhận xét là: " Truyện Kiều còn, tiếng ta còn , tiếng ta còn , nước ta còn " Bạn đã bao giờ thử suy nghĩ xem nếu hok có truyện Kiều thì ngôn ngữ dân tộc có được đẩy cao lên thế hok ?



Rồi khi vào lầu xanh, thiếu gì cơ hội trốn thoát mà Kiều cứ ỳ ra đó. Kiều trừng phạt gia đình họ Thúc, nhưng không nhờ có gia đình họ Thúc thì Kiều có được như vậy không ?

Chỉ cảm nhận đoạn này thôi :D:D

Khi vào lầu xanh Kiều có thừa cơ hội trốn thoát ? Hok phủ nhận nhưng néu trốn đi rồi Kiều biết đi đâu tiếp ? Cuộc sống trôi nổi ......
Kiều hok thể về nhà , về nhà hok chỉ cha nàng bị bắt tiếp mà có thể chính nàng sẽ gặp cuộc sống khổ cực . Kiều là 1 người trọng tình trọng nghĩa, thế thì giữa việc hi sinh hạnh phúc cá nhân và gia đình ? lưạ chọn gì đây ?

Phải chăng Thuý Kiều cũng đã hội đủ tính cách của người con gái bây giờ: nửa đêm bỏ nhà trốn đi theo Kim Trọng

Khác chứ ! Sao mà giống nhau được
Với thời kì phong kiến , con gái luôn phải chịu gò mik trong những khuôn mẫu lễ giáo phong kiến ! hok được sống tự do , hok được dọc ngang tung hoành như các đáng nam nhi .
Với hành động ấy , Kiều dám đi tìm cho mik hạnh phúc riêng ,. Phải chăng đây là 1 nét tiến bộ của ND khi mà chính ông là 1 nhà Nho . Ông thừa hiểu rõ những lễ giáo phong kiến . Khi mà thời gian đó hiếm có nhà thơ nào có cách nhìn mới mẻ như thế
:D:D:D:D

Dừng tại đây ! keke




 
V

vjtran

Chú ý!Đây là topic phản bác và nguỵ luận nên những ai có ý kiến phản bác hay đồng ý đều phải đưa ra những lí lẽ của mình tránh cách nói "tôi hoàn toàn đồng ý" hoặc "tôi không đồng ý với ý kiến đó!"
Thân!
 
N

neu_em_khong_phai_giac_mo01

Khi Kiều "ép duyên" thuý vân, van lạy, khóc lóc đủ điều để Vân lấy Kim trọng (mà không biết Van đã có ai để thương yêu hay chưa)

Khi mà "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai", Kiều chọn hi sinh tình riêng mà làm tròn chữ Hiếu (nói là làm tròn chữ Hiếu nhưng thực ra là cứu cả gia đình khỏi cơn nguy khốn). Hành động "trao duyên" (hay "ép duyên" ?) nhìn qua có vẻ là hành động cao thượng, thể hiện Kiều là một người nặng tình, nặng nghĩa và luôn lo nghĩ chu toàn. Nhưng đúng là nhìn từ góc độ người "được trao duyên" thì quả có ít nhiều gò ép. Thế ra, nàng mới nghĩ đền đáp cho cho người yêu mà chưa nghĩ hết cho tình cảm của em mình (dù nàng hiểu những nỗi khó xử mà Vân phải nhận). Quả thực, nghĩ là chu toàn mà chưa chu toàn vậy !

Hay có nhiều ý kiến bảo kiều ích kỷ, hám tiền, vì tiền mà bán đứng Từ Hải.

Có phải chỉ vì tiền, hám tiền, ích kỉ, nghe thử đoạn Nguyễn Du phân tích tâm lí Kiều :

Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.
Bằng nay chịu tiếng vương thần,
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì!
Công tư vẹn cả hai bề,

Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
Trên vì nước dưới vì nhà,

Một là đắc hiếu hai là đắc trung.
Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng
E dè sóng vỗ hãi hùng nước sa.


Đúng là thói "nữ nhi thường tình", đã không nhìn ra mưu hiểm của quan Tổng đốc mà lại còn ảo tưởng về những một tương lai êm ấm, tốt đẹp cho bản thân và gia đình (cả quốc gia nữa) nhưng quyết định của nàng không hẳn vì tiền, vì ích kỉ mà do những dư vọng của sóng gió, bão tố cuộc đời trong những năm tháng lưu lạc mà nàng phải chịu.

Rồi khi vào lầu xanh, thiếu gì cơ hội trốn thoát mà Kiều cứ ỳ ra đó.

Đã thử rồi, vất thất bại, và đau đớn, và nhục nhã, và .... xin chừa.

Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa


Kiều trừng phạt gia đình họ Thúc, nhưng không nhờ có gia đình họ Thúc thì Kiều có được như vậy không ?

Trừng phạt thế nào nhỉ:
Đây là Thúc Sinh:
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là!


Còn đây là tình địch Hoạn Thư:
Đã lòng tri quá thì nên,
Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay.


Phải chăng Thuý Kiều cũng đã hội đủ tính cách của người con gái bây giờ: nửa đêm bỏ nhà trốn đi theo Kim Trọng

Hư hết chỗ nói. Nhưng nàng cũng biết điểm dừng chứ: khi "xem trong âu yếm có chiều lả lơi" nàng đã lập tức khuyên Kim Trọng "đừng lấy làm chơi". Chỉ mong các bạn gái bây giờ được như vậy thôi . :p

Vậy:
Kiều thực sự là một người phụ nữ bị xã hội đưa đẩy hay là một kẻ xảo quyệt, gian manh.

Đổ tất cả những hành động, lựa chọn của Kiều là do hoàn cảnh thì không thỏa đáng mà bảo nàng "xảo quyệt, gian manh" lại càng không chính xác. Nàng là một người phụ nữ đẹp, tài sắc đều vào loại tuyệt thế, lại mang trong mình những phẩm chất mà có lẽ ở thời đại nào, nó cũng được tôn vinh ở người phụ nữ: thủy chung, tình nghĩa, hiếu thảo ... Nhưng 15 năm đoạn trường đã để lại những dấu ấn không bao giờ mờ phai trong tâm hồn người con gái ấy: nàng chỉ ước ao một cuộc sống hạnh phúc yên ổn bên gia đình, người thân. Thúy Kiều cũng NGƯỜI như tất cả chúng ta. Nàng sống giữa đời, một "cõi người ta" đầy thù địch, đe dọa nơi đồng tiền, bạo lực, sự tham tàn và nhẫn tâm ngự trị. Đừng bắt nàng phải sống như một vị anh thư liệt nữ, lưu danh sử sách, cũng đừng bắt nàng phải khoác những chiếc áo đạo đức, tư tưởng không phải của thời đại mình. Bạn nhỉ !
 
D

doigiaythuytinh

Tôi đọc Truyện Kiều từ năm cấp ba và đến giờ tôi vẫn không đồng cảm được với con người này. Kiều thực sự là một người phụ nữ bị xã hội đưa đẩy hay là một kẻ xảo quyệt, gian manh. Khi Kiều "ép duyên" thuý vân, van lạy, khóc lóc đủ điều để Vân lấy Kim trọng (mà không biết Van đã có ai để thương yêu hay chưa). Hay có nhiều ý kiến bảo kiều ích kỷ, hám tiền, vì tiền mà bán đứng Từ Hải. Rồi khi vào lầu xanh, thiếu gì cơ hội trốn thoát mà Kiều cứ ỳ ra đó. Kiều trừng phạt gia đình họ Thúc, nhưng không nhờ có gia đình họ Thúc thì Kiều có được như vậy không ? Phải chăng Thuý Kiều cũng đã hội đủ tính cách của người con gái bây giờ: nửa đêm bỏ nhà trốn đi theo Kim Trọng (có việc gì xảy ra không thì trời biết, đất biết, ND biết còn mình...đoán)

Hay thật ;))
Lúc trước t cũng đã từng nghĩ như thế về Thuý Kieu`nhưng dó là trên cái nhìn của một con người hiện đại, của một đứa con ngái thế kỉ 21 chứ không phải thời trung đại còn lắm những ràng buộc của lễ giáo phong kiến như thế.
Tam cương, ngũ thường tạo thành bức tường lễ giáo ngặt nghèo giúp nâng cao quyền lực của giai cấp pk nhưng cũng chính là rào cản con người đến hạnh phúc. Người con gái đuơng thời đâu được tự do quyết định hạnh phúc của riêng mình. Thuý Kiều của Nguyễn Du là người con gái thông minhg nhưng cũng rất "đa sầu đa cảm". Như bao người con gái khác, luôn mong ước một tình yêu đầu đời đẹp đẽ, trong sáng và chàng Kim đến với Kiều như một sự sắp đặt của số phận. Đã có nhiều ý kiến xoay quanh hành động "Săm săm băng lối vường khuya một mình" của Thuý Kiều. Dường như, nhà đại thi hào đã quá đề cao tình yêu cá nhân, cái khao khát hạnh phúc đầu đời được đẩy lên cao quá mà quên đi những lễ nghi, qui tắc của xã hội đương thời.

Tìm được con người có thẻ kết nói nửa trái tim với mình không phải là điều dễ dàng. Kiều hạnh phúc vì điều này, nàng đã có một mối tình đầu đầy ước mơ, dông bão. Thế nhưng "chữ tài liền với chữ tai một vần", phận hồng nhan đâu mấy ai thoát được sự ganh đua, đố kị, những trò đùa quái ác của kiếp người. Mối tình đầu tan vỡ. Kiều đau. Nhưng nghị lực của nàng còn lớn hơn nhiều so với nỗi đau đó. Kiều "trao duyên" lại cho Vân.Nhiều người cho rằng đó là ích kỉ, đó là bó buộc hạnh phúc của em gái mình. Nhưng cứ thử nghĩ lại mà xem. Kiều làm như thế chỉ đứng trên cái nhìn của một người chị yêu quí em, chân thành với người mình yêu. Kim Trọng là người đàn ông tốt, Thuý Vân thuỳ mị, nết na. Kiều hiểu rõ những điều này. Mong muốn cho những người mình yêu được hạnh phúc là ích kỉ quá sao?
 
N

narcissus234

Tôi đọc Truyện Kiều từ năm cấp ba và đến giờ tôi vẫn không đồng cảm được với con người này. Kiều thực sự là một người phụ nữ bị xã hội đưa đẩy hay là một kẻ xảo quyệt, gian manh. Khi Kiều "ép duyên" thuý vân, van lạy, khóc lóc đủ điều để Vân lấy Kim trọng (mà không biết Van đã có ai để thương yêu hay chưa). Hay có nhiều ý kiến bảo kiều ích kỷ, hám tiền, vì tiền mà bán đứng Từ Hải. Rồi khi vào lầu xanh, thiếu gì cơ hội trốn thoát mà Kiều cứ ỳ ra đó. Kiều trừng phạt gia đình họ Thúc, nhưng không nhờ có gia đình họ Thúc thì Kiều có được như vậy không ? Phải chăng Thuý Kiều cũng đã hội đủ tính cách của người con gái bây giờ: nửa đêm bỏ nhà trốn đi theo Kim Trọng (có việc gì xảy ra không thì trời biết, đất biết, ND biết còn mình...đoán)

pó tay thật, tk dc học từ năm lớp 9 mà, sao mà den nam cấp 3 moi dc đọc? lại là chỉ đọc mà ko phải học? rõ là nguoi này chỉ "cuoi ngựa xem hoa" lướt mà nhìn,chứ có hỉu sâu đâu...
bởi thế,mới nghĩ vậy, lại nghĩ xấu ko những kiều,truyện kiều,rồi cả nguyễn du,
1/.
Kiều thực sự là một người phụ nữ bị xã hội đưa đẩy hay là một kẻ xảo quyệt, gian manh.
để chứng minh cho câu này,
dẫn chứng là
Khi Kiều "ép duyên" thuý vân, van lạy, khóc lóc đủ điều để Vân lấy Kim trọng (mà không biết Van đã có ai để thương yêu hay chưa).
gọi là "ép duyên" cơ đấy, phải hiểu rằng thời phong kiến, "tình chị,duyên e", đó là điều vạn bất đắc dĩ, thế có ai hỏi rằng,tại sao Kiều ko ép vân đi mà lấy mã jám sinh,đi mà theo mụ tú bà, đi mà vào lầu xanh ko? mã jám sinh là 1 tên đại..... mắc ghét, ko học thức, xấu trai nữa:D, có = kim trọng đâu, mà thuý kiều phải theo hắn làm vợ, để cò tìên chuộc cha, mã xấu thế, có = kim trong đâu, sao ko ép vân đi mà lấy họ mã nhỉ? thế là xảo quyệt chỗ nào? jan ác chỗ nào?thế nhé!, 1 phụ nữ bị xã hội trọng đồng tiền đẩy vào con đường nhơ nhuốc và 1 cô gái được lấy 1 anh chàng thư sinh, thử hỏi, ai hơn ai? a bị ép thực sự? đã thế, "tường đông ong bướm đi về mặc ai, đó nhé, thuý vân có nguoi iu chưa, là rõ rồi, nguyễn du bik tk có ng iu,hẳn cũng phải bik tv có ng iu chưa chứ nhỉ, huống chi,cha bị bắt, mà cái đêm bị "ép duyên" ấy, nàng còn say jấc,nếu mà ko nghe tiếng chị khóc,chắc cũng ngủ say òy, vô tâm wá hén:D, vậy thử hỏi, nếu ko đồng ý lấy Kim như là 1 cách để đền đáp sự hy sinh của chị,hay là tv đi mà lấy họ mã nhé,đây có thể nói là 1 cách sắp xếp rất tài ìn hcủa nguyễn du, diễn tả tâm lí nhân vật = các ngôn từchính xác, tháo nút dễ dàng và hợp lí


Hay có nhiều ý kiến bảo kiều ích kỷ, hám tiền, vì tiền mà bán đứng Từ Hải
khj tên wan ấy dùng tiền mà mua chuộc nàg, có ai đọc thêm mấy dòng nữa ko? đó là những câu nói nhằm nói lên sự thanh bình,an nhàn,và thanh thản, 1 nguoi vợ, thử hoi có ai muon chồng minh đi suot ko? hẳn bạn còn nhớ chinh phụ ngâm chứ , 1 tác phẩm của đặng trần côn, nguoi vợ ngày mong,đêm nhớ, đôi chim én mà phải cách xa, bn có muon ko? ng vợ ko muon,tk càng ko!, tiền à? nàng thiếu sao? 1 cô gái nức tiếng lầu xanh,thiếu tiền à? 1 cô gái , vợ của 1 tướng lẫy lừng,thiều tiến à? 1 bà wan, từng xử hoan thư, con 1 wanlại cấp cao, thiếu tiền à? tên wan mua chuộc đó,đúg là có tài ăn nói, làm nàng nghĩ mà xiêu lòng, âu cũnglà phận đàn bà, nàng chỉ nghĩ đến viễn cảnh tương lai,an bình mà thôi, nàng có tội sao? nếu co trách,trách cái xã hội ấy mà thôi,thối nát !

Rồi khi vào lầu xanh, thiếu gì cơ hội trốn thoát mà Kiều cứ ỳ ra đó
cai này,có bn đã nói rồi, nang trốn thoát à? trốn rồi đi dâu? đi về nhà à? đi tìm kim trọng à? hay đi làm thêm như thế kỉ 21? nàng đã từng vào chùa, có nhớ nàng đã tự tử bao lần ko? trốn ư? đúg là 1 suy nghĩ nông cạn! chỉ có nước biễn mới có thể rửa sạch sự nhơ nhuốc,nỗi thống khổ mà nàng phải hứng chịu mà thôi!

Kiều trừng phạt gia đình họ Thúc, nhưng không nhờ có gia đình họ Thúc thì Kiều có được như vậy không
kiều chỉ trừng phạt hoạn thư thui nhá, mà có phạt j nặng nề đâu, rồi cũng thả mà, còn thúc sinh,kiều còn thưởng chứ bộ
mà ja đìh họ thúc làm dc j cho kiều?
bắt kiều làm con hầu?
chịu bao điều sỉ nhục?
làm ng jữ cái chuông,cái chùa,gác kinh?
đó mà gọi là nhờ,là mang ơn à?
thuc sinh chỉ vì mê tài,sắc của nàng,jải thoat cho nàng khỏi chốn lầu xanh,chứ có jải thoat khỏi "bà" hoạn thư khủngkhiếp ấy đâu
thế mà ,cuoi cùng,khj có cơ hội,tk có trả thù ko? "bao ân báo oán" đọan trích này đã nói rõ!

Phải chăng Thuý Kiều cũng đã hội đủ tính cách của người con gái bây giờ: nửa đêm bỏ nhà trốn đi theo Kim Trọng (có việc gì xảy ra không thì trời biết, đất biết, ND biết còn mình...đoán

nd mà sống lại, chắc cũng chết thêm lần nữa, bn này, vừa chê ng con gái thoi xua,lại còn chê lun cả con gái bây h`, khủng thật,phải nghĩ đến thoi phong kien,cha me dat dau,con ngồi đấy chứ, tk dám phá vỡ tường rào của lễ jáo phong kiến, xem ra, đó là 1 dieu rat dũng cảm, cần phải nhắc là bik bao nhiu cuoc hôn nhân chỉ thông wa mai mối,ở cái thời đó,là làm tan nát bik bao hanh phúc rồi. mà tk có trốn theo kim dau,ban này phóng đại wa', nd có 1 tư tưởng hiện đai, chứ ko như mấy ông nho đương thời, nào là sáhc thánh hiền,toàn học của mấy ng bên tàu,chết rồi,có còn đâu, mà học mãi, như học vẹt thoi,có thấy làm theo dc đâu , ng du - wa tac phẩm này,moi thấy dc tư tưởng của ông, wả là cực kì khâm phục

TK xét ra chỉ là một nhân vật trong truyện của TTTN và ND mang về VN chứ đâu phải của ND tạo ra ? Bản thân TK cũng không phải cái hay của TK, vậy mà SGK bắt đi phân tích con người này, khác gì bảo ta đi phân thik 1 truyện bên tàu...Quá vô lý !
còn đây nữa chứ, suýt wên, tttn viết về tk có hay đâu,toànlà văn xuoi ko à, tả nhân vật cũng chẳng hay,dáng vóc thì binh thuong,cái j cũng binh thuong, đã thế trongkhj ông tốn 1 tranh nói về 1 nguoi,thì nd tốn 4,5 dòng để tả,thế mà lại hay, từ hải dc tttn tả sơ lược, nd chỉ vài dòng,lại nói dc chí khí ng anh hùng, xem ai hơn ai nào? 1 ng là thơ de viet, 1 ng là văn c\xuoi,nd chi dùng cốt truyện thôi,chứ có lấy j nữa dau,ko phải wá trình của 1 con nguoi deu là "bắt chước" à? o day lại có sự sáng tạo nữa
vì lẽ này, và nhìu lý do khác, 1 bằng chứng hiển nhiên đó là, neu tk ko hay, ko có lý j mà những ng ở hơm 300 nấmu,vẫn còn có thể bik đến tố như dc, tài nghệ của ông,cai hay cũa tk đã dc tổ tiên ta, những ng đi truoc,lịch sự,time chứng minh => ko bàn cãi

 
P

phamminhkhoi

Đây là ý kiến đa chiều nên các bạn tôn trọng ý kiến của nhau, đừng đưa ra những nhận xét hok hay về "đối thủ" nhé (như bạn trên ý). Người đưa ra ý kiến này chưa chắc đã kém hơn các bạn đâu :D

Ý kiến tiếp theo :M04:


Tại sao cái chết lại đến với Chí Phèo. Tại sao Nam Cao không mở cho Chí Phèo một lối thoát. Tại sao lại thắp lên hy vọng sống của Chí rồi đẩy Chí tới hố sâu tuyệt vọng. Như thế có tàn nhẫn quá không ? Sao không mở4 cho Chí một con đường. Tại sao Chí Phèo phải chết mà không được sống để làm lại cuộc đời,

(sưu tầm)
 
D

doigiaythuytinh

Chuyển chủ đề đi nhá :)

Học mấy bài đầu lớp 11, em thấy rõ sự mâu thuẫn, đối lập giữa con đường làm quan với khao khát kinh bang tế chế, dựng nước giúp đời của bậc quân tử thời phong kiến. Có người chấp nhận cuộc sống tưởng chừng như buông xuôi mà từ quan trở về cố hương sống cuộc đời ẩn dật nhưng lại luôn lo lắng cho vận mệnh của nứoc nhà. Có những người bảnlĩnh hơn (tạm gọi vậy), như sự ngất ngwởng của Nguyễn Công Trứ hay những đắng cay của Cao Bá Quát khi phải đắm mình trên con đường công danh mù mịt, đầy gian truân, thử thách
 
O

ooookuroba

Đây là ý kiến đa chiều nên các bạn tôn trọng ý kiến của nhau, đừng đưa ra những nhận xét hok hay về "đối thủ" nhé (như bạn trên ý). Người đưa ra ý kiến này chưa chắc đã kém hơn các bạn đâu :D

Ý kiến tiếp theo :M04:
Tại sao lại cho Chí Phèo chết .....



(sưu tầm)


---
Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo ngay tức khắc bị chặn đứng lại. Bà cô của Thị Nở dứt khoát không cho cháu bà đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ? Bà ta cũng giống như mọi người, quen coi Chí Phèo là “con quỷ dữ” từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo bị rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch của con người không được nhận làm người. Ngay trong phút giây tuyệt vọng đó, anh xách dao đến nhà Bá Kiến, không chỉ vì say mà chủ yếu vì lòng căm thù vẫn âm ỉ lâu nay trong đầu óc u tối của anh giờ đây đã bừng lên. Những lời lẽ cuối cùng của Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm đau đớn đó : “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không đựơc ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không !”. Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Thế là trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về, Chí Phèo phải tự huỷ diệt cuộc sống của mình.

Cái chết của Chí thật đột ngột. Lấy sự hủy diệt đời mình để giải quyết cái bế tắc đời mình, cái bi kịch của Chí phản ánh sự bế tắc của một số nông dân cùng khổ, chưa gặp cách mạng đã bị dồn vào con đường cùng. Ý nghĩa phê phán xã hội qua cái chết của Chí Phèo thật là mãnh liệt. Bọn thống trị trong xã hội cũ phải chịu trách nhiệm trước hiện tượng xã hội bi thảm này. Nam Cao - Một nhà văn của hiện thực phê phán, cũng như Ngô Tất Tố,... ông do một phần ảnh hưởng của lối văn này nên đã xây dựng nên cái chết của Chí. Cũng giống như Ngô Tất Tố: "Trời tối, tối như cái tiền đồ của chị..."
Chúng ta thử đặt ngược lại: Nếu như Chí không chết? Đúng, nếu như vậy thì truyện sẽ không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, xét cho cùng, hai yếu tố vừa nói trên đây chỉ là một phần nhỏ trong cái chết của Chí Phèo. Cái chính của cái chết này cho ta thấy được một xã hội thối nát, người nông dân bị dồn vào con đường lưu manh hóa, bần cùng hóa đi. Để rồi, từ một người hiền lành trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại...Nó không như cái kết thúc của Số đỏ (V.T.Phụng) hay Vợ nhặt (Kim Lân), người nông dân luôn hướng về cách mạng.... Đó cũng là một sự khác nhau cơ bản của văn học phê phán và văn học cách mạng.

----- Còn lại gì sau hai cái chết?
Không dừng lại sau hành động nhân vật đâm chết kẻ thù và tự hủy chính mình, Nam Cao đã dành khúc vĩ thanh để nói lên thái độ của mọi người sau hai cái chết bất ngờ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, những phe cánh cường hào hí hửng vì loại được đối thủ mạnh mà không tốn công đổ sức. Cũng có nghĩa là làng Vũ Đại vẫn như xưa, vẫn cái cảnh đám cường hào chức dịch "hè nhau bóc lột con em đến tận xương tủy và nhè từng chỗ hở của nhau để trị". Một màu xám ảm đạm vẫn bao trùm lên cuộc sống, nó khiến những người lương thiện phải lo âu "tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác…". Và như vậy, cái chết của Chí Phèo - Bá Kiến thật vô nghĩa.

Nhưng vẫn có một người nghĩ khác mọi người : Thị Nở. Chỉ có mình Thị còn lóe lên trong tâm tư hình ảnh của một con người "hiền như đất". Suy nghĩ ấy như một niềm an ủi cho vong linh Chí Phèo, ít ra cũng còn có một người thừa nhận anh là người trong thẳm sâu lốt quỷ. Người ta chỉ thật sự chết khi bị cuộc đời lãng quên, chối bỏ. Chí vẫn sống trong tâm hồn người đàn bà đích thực của cuộc đời anh. Có thể nhận ra ở chi tiết này thái độ chiêu tuyết cho nhân vật của chính Nam Cao, là niềm tin vào sự bất diệt của chất người sẽ không bao giờ bị hủy diệt.
 
Last edited by a moderator:
V

vjtran

Cám ơn ooookuroba rất nhiều ^^ những ý kiến của bạn rất hay!
Tiếp tục, mình có thắc mắc này.

"Trong Lão Hạc của Nam Cao, tại sao ông lão lại chọn cách chết bằng bả chó của Binh Tư mà không phải cách khác?!"
Thanks!:)
 
P

phamminhkhoi

ooookuroba: ở topic này là topic phản bác nguỵ luận nên bạn nen đưa ra ý kiến của riêng mình để rèn luyện kỹ năng đánh giá, thẩm định và biện luận, chứ không phải chứng tỏ ai jỏi hơn ai nên bạn không cần phải copy một cách chắp vá ý kiến từ trên mạng xuống. Điều này làm sai đi mục đích của topic và tui chịu k giúp bạn đc.





Trong Lão Hạc của Nam Cao, tại sao ông lão lại chọn cách chết bằng bả chó của Binh Tư mà không phải cách khác?!"

Cái cách chết của lão Hạc rất giống với cảnh cậu Vàng bị bắt. Lão chọn cái chết = bả chó ý muốn làm một lời tạ lỗi với cậu Vàng chăng ?
 
Top Bottom