[Club ngữ văn] Chuyện bài vở

N

narcissus234

ở đây m có 3 đề,các bạn xem thử nhé
đề nghi luận xã hội
- tuoi trẻ voi tình yêu
- quan niệm về vấn đề "sống đơn jản - xu thế của thế kỉ 21"
- tự học - hành trình của tìm kiếm và sáng tạo
ai có ý j thì post lên
 
S

sanhobien_23

van hoc

phân tích bài thơ ''chiều tối'' trong tập ''nhật kí trong tù'' để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh

các bác chỉ giùm e câu này
e thanks nhìu:D
 
A

angels_96

phân tích bài thơ ''chiều tối'' trong tập ''nhật kí trong tù'' để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh

các bác chỉ giùm e câu này
e thanks nhìu:D

MÌNH LÀM CHO:D

Nhật ký trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật ký bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong “mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ):
“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Nguyên tác là:
“Quyện điểu quy lâm tầm tức thụ
Có vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dựa vào thứ tự trong tập thơ “Chiều tối” được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi.
Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng, ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này, chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sống cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là “chim trời”, những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên trời khoảng trời chiều vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:
“Chim bay về núi tối rồi”
(Ca dao)
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện kiều)
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
(Tràng giang – Huy cận)
Hình ảnh con chim trở về rừng, không những báo hiệu cho biết ngày đã phôi pha, bóng tối sắp phủ trùm xuống mà con cho thấy rõ thêm tâm trạng của Người tù bị áp giải trên đường, khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thế chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảm tù tội, mất tự do, thêm sâu sắc hơn, Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên.
Tiếp theo là hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu trời khi ấy.
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Nguyên văn: “Cô vân mạn mạn độ thiên không” nghĩa là đám mây lẻ loio chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thể khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Ngưoiừ cũng muốn có chốn nghỉ nhưng biết làm sao được! Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của Người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bước trên đường thẳm tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ.
Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hộc”
Nguyên văn:
“Sơn thôn thiếu nữa ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Nghĩa là: “Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã hồng”, Từ một khung cảnh thiên nhiên quạnh vắng của hai câu thơ đầu, đến đây hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh xã hội ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi. Ở đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Tuy chỉ là những hình ảnh bình dị về một cuộc sống thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó tuy chẳng có gì đang để ý, nhưng cũng đã gây được một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ. Thấp thoáng trong Nhật ký trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây là hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” (cô em xóm núi) với bản chất khỏe khắn, rắn rỏi của người lao động đã góp phần khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm đầy sức sống. Đặc biệt là hình ảnh “Lô dĩ hồng”, ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng chiều hôm chập choáng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng cũng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao! Về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ “hồng”, bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa.
Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác
Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hóa vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tối: một nỗi buồn mênh mang:
- Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn long ai
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”
(Nguyễn du – Truyện kiều)
Ngờ đâu lại chuyển sang tiếng “reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi” của tâm hồn Bác “quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường dày ải tối tăm
Như vậy, bài thơ “chiều tối” được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng không có chút gì ấm áp và vui vẻ. Bài thơ tuy tả cảnh “Chiều tối” mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh “Chiều tối” của người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế vì người là một bản lĩnh rất cao, tâm hồn người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là người có một tấm lòng nhân ái bao la : “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Bác ơi. Tố Hữu). Ở đây, Bác đã quên nỗi bất hạnh của riêng mình để vui với cái vui nho nhỏ đời thường của một cô gái vô danh nơi xóm núi vô danh bên bếp lửa hồng ấm cùng. Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh.
 
R

ruacon_a4

Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh
1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người cũng để lại một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.

Nhật ký trong tù là tập thơ viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người bị giam giữ ở nhà lao của bọn Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Tập thơ chẳng những cung cấp cho ta những hiểu biết về chế độ lao tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch, mà quan trọng hơn còn giúp ta hiểu rõ vẻ đẹp tâm hồn của chính bản thân người đã sáng tạo ra nó, nhà cách mạng, nhà thơ Hồ Chí Minh.

Có thể thấy rõ điều đó qua hai bài Chiều tố (Mộ) và Giải đi sớm (Tảo giải) trong tập thơ. Cả hai bài thơ Bác đều viết trong gông cùm xiềng xích, trên đường chuyển lao đầy cực nhọc, khổ ải.

Ý 2: Những biểu hiện cụ thể: Là nhật ký, tác phẩm còn là tập thơ trữ tình nên thiên về việc bộc lộ thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Đó là lòng nhân ái bao la, là tình yêu cuộc sống sâu nặng, là tâm hồn của con người có sự tự do tinh thần tuyệt đối, là cốt cách vững vàng...

A. Lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng

- Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua hai bài thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện của sự sống: “cánh chim”, “đám mây”... Có ai ngờ, thiên nhiên lại hiện lên đẹp và sáng đến thế trong bài thơ Bác bị giải đi vào lúc nửa đêm.

- Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng không quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng reo vui với nó (dẫn chứng).

B. Một tâm hồn tự do, không tù ngục, xích xiềng nào giam giữ nổi. Gặp cảnh bình minh trên đường đi chuyển lao, lòng Bác tràn ngập niềm hân hoan (dẫn chứng).

C. Một tâm hồn có tinh thần “thép” vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.

- Qua hình ảnh “quyện điểu” và “cô vân”, ta bắt gặp thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng trước ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng.

- Giá rét căm căm từng đợt, quất ngược sự giá buốt vào mặt nhưng Bác không để cái khắc nghiệt của thiên nhiên chế ngự mình. Câu thơ đọc lên nghe rắn rỏi lạ thường: “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng - Nghênh diện thu phong trận trận hàn”.

D. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng

- Cả hai bài thơ kết thúc bằng hình ảnh ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ ám dụ vời vợi lòng tin.

E. Một hồn thơ phong phú

- Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: “Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”.

Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào.

- Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông.
St
 
T

thuy_078

Buổi chiều đi vào trong thơ khá nhiều và thường rất buồn bởi ấy là thời điểm gợi sầu,gợi nhớ cho lòng những kẻ xa quê.Trong chuỗi ngày bị chính quyền Tưởng Giơí Thạch bắt giam,trên chặng đường bị giải đi từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo,Hồ Chí Minh cũng vẽ ra một bức tranh chiều tối trong "Nhật kí trong tù" : bài thơ "Chiều tối". Bài thơ này phảng phất cái ý vị cổ điển của bài thơ xưa nhưng lại mang đậm những nét cốt cách của Hồ Chí Minh.
Nơi rừng núi,ánh mặt trời vào lúc sắp tát hẳn chỉ còn hắt ánh sáng trên đỉnh trời: người tù ngẩn đầu nhìn lên thấy ở đó có một cánh chim và một chòm mây:

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không"
Hình ảnh thơ xuất hiện thật tự nhiên.Hai câu thơ đầu này dường như chỉ miêu tả cảnh vật nhưng qua cảnh vật mà ta thấy hiện ra một tư thế,một cái nhìn cảu người ngắm cảnh.Xưa nay, mõi khi tả cảnh trời chiều,thi nhân thường điểm vào đó hình ảnh một cánh chim bé bỏng:

- “Chim bay về núi tối rồi” (ca dao)

- “Chim hôm thoi thóp về rừng “(nguyễn Du)

- “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” (Huy Cận)
Đây là hình ảnh không gian nhưng lại mang ý nghĩa thời gian.Hai câu thơ của Bác gợi cho ta nhớ đến hai câu thơ của Lí Bạch trong “Độc tọa Kính Đình sơn” (Một mình ngồi trên núi Kính Đình)

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn “

(Chim bầy vút bay hết

Mây lẻ đi một mình)
Hình ảnh thơ của Lí Bạch và của Hồ Chí Minh có những nét tương đồng.Nhưng sắc thái biểu hiện thời gian trong hai câu thơ của Lí Bạch không rõ nét.Còn hai câu thơ của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa biểu hiện tâm trạng.Ở đây,cánh chim mà người tù Hồ Chí Minh nhìn thấy là cánh chim đã mỏi nhưng vẫn cố gắng bay cho kịp tới chốn nghỉ ngơi nơi rừng thẳm quen thuộc,chứ không hề “cao phi tận”, bay vào chốn vô cùng vô hạn để biến mất trong cõi hư không siêu hình.Cánh chim không chỉ là nét vờn vẽ của một họa sĩ ; dường như Bác không nhìn theo cánh chim bay về rừng chỉ với cái nhìn thưởng thức thẩm mĩ của một nghệ sĩ,mà nhiều hơn là với đôi mắt lưu luyến,triều mến của một tấm lòng yêu thương,cảm thông đối với biểu hiện của sự sống.Đây là con chim có sự sống.Câu thơ bảy chữ mà tới bốn động từ,trạng từ diễn tả hoạt động,trạng thái sinh hoạt của loại chim (quyện,quy,tầm,túc).Đường bay,hoạt động ấy có mục tiêu cụ thể,gần gũi :về rừng tìm cây để ngủ qua đêm.Câu thơ của Bác đã đưa cánh chim từ cõi hư không phảng phất ý vị siêu hình trở về với thế giới hiện thực,thế giới sự sống hàng ngày,bình thường giản dị song bất diệt trên trái đất này.

Câu thơ thứ hai tiếp tục phát họa không gian,thời gian và tâm trạng.Chòm mây như có tâm hồn,như mang tâm trạng:nó cô đơn,lẻ loi và lặng lẽ trôi qua lưng trời.Dường như Bác cảm nghe được cái không gian bao la,yên tĩnh của cảnh chiều muộn.Bầu trời chiều phải thoáng đãng,cao rộng đến thế nào thì mới làm nổi bật lên hình ảnh chòm mây lững lờ đang trôi chầm chậm (mạn mạn) ngang qua bầu trời mênh mông như vậy.

Ta nhận ra sự đồng điệu giữa tâm hồn người và cảnh vật.Cánh chim kia sau một ngày bay đi tìm mồi,giờ này đã mỏi,chòm mây kia sau một ngày trôi lang thang trên lưng trời,giờ này cũng có tâm trạng uể oải.Người tù có lẽ cũng như vậy,sau một ngày lê bước trên đường đi đày lúc hoàng hôn sắp chùng xuống,trong lòng tự dưng thấy lẻ loi,mệt mỏi,bước chân cũng đã nặng nề.

Hai câu đầu mở ra một cảnh buồn.Cảnh buồn vì người buồn.Buồn vì xa Tổ quốc,xa đồng bào,bị mất tự do không biết bao giờ mới thôi,lại gặp cảnh núi rừng hoang vắng xa lạ lúc chiều tối.Dẫu vậy,nỗi buồn ấy cũng không có dấu hiệu của sự nặng nề,bi lụy,vô phương vô định.Còn bức tranh thiên nhiên vẫn thoáng đạt,cao rộng trong trẻo.Nó là sự thể hiện một tâm hồn thanh thản,một tâm hồn luôn gắn bó và gió hòa với thiên nhiên.Xét cho cùng,tình cảm đối với thiên nhiên của Bác,trong chiều sâu chính là lòng yêu thương sự sống và cảm quan nghệ sĩ của Bác- chính là cảm quan nhân đạo. Cái đẹp là ở phía sự sống.Điều đó lái giải vì sao có sự xuất hiện đọt ngột,bất ngờ của hình ảnh người thiếu nữa giữa bức tranh toàn cảnh:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồn”​

Nếu như hai câu đầu dựng lên tấm phông nền thì hai câu này làm nổi bật lên hình tượng trung tâm ở cận cảnh:một thiếu nữ ở sơn thôn,với công việc lao động bên bếp lửa gia đình. Một chất thơ khác, một hơi thơ trữ tình khác đã đưa vào càng làm cho vẻ đẹp buổi chiều hôm thêm hài hòa phong phú. Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô làm cho bức tranh bỗng trở nên khỏe khoắn, có sức sống. với nét vẽ đậm khỏe đó, Bác đã đặt người con gái ở vị trí chủ thể của thiên nhiên và đẩy lùi ra sau nền trời chiều cùng cánh chim, chòm mây, rừng cây.Đẩy lùi ra phía sau cảm giác buồn mỏi. Ngữ động từ “ma bao túc” được láy vắt dòng từ cuối câu thơ thứ ba sang câu thơ thứ tư đã diễn tả được sự vận động xoay tròn của cối xoay ngô,diễn tả sự vận động thời gian từ chiều đến tố,diễn tả cái nhìn mê mải của nhà thơ. Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây,theo những vòng xoay của cối xoay ngô,quay quay mãi, “ma bao túc” “bao túc ma” …. Và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng” : lò lửa đã rực hồng,tức trời đã tối.Dùng cái ánh sáng để nói cái tối mà là nét nghệ thuật tài tình của bài thơ này.Bác không hề nói đến tối mà người đọc vẫn hiểu được bóng tối đang bao trùm xuống xóm núi là nhờ có chữ “hồng” ở cuối bài thơ.Trời tối, người đi mới tìm thấy ánh lửa rực hồng lên đến thế.Nhíp câu thứ tư là 4/3,nhịp ba ngắn chấm dứt cho cả sự vận động,chuyển biến đúng với cái tối lúc đến nhanh,thu dần cuộc sống bên lò than rồi tỏa cái ánh sáng,cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ hồng. "với một chữ hồng, Bác đã làm cho toàn bộ bài thơ sáng rực lên, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã được diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt của thơ” (thi nhãn) hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa.Với chữ “hồng” ấy có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ nhốm lên cả bóng đên, cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia.Đó là màu đỏ của tình cảm Bác” (Hoàng Trung Thông). Bóng tối của ngày tàn buông xuống nhưng không hề tăm tối,con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, con người đã tạo nên ánh sáng, tạo nên hơi ấm để sưởi ấm con người, cho cảnh thiên nhiên.Đốm lửa hồng sáng rực đã bất ngờ xua tan cái lạnh lẽo, hoang vắng của núi rừng, xua tan nỗi buồn lẻ loi, đơn độc trong lòng người và ngoại cảnh.Ánh sáng, hơi ấm, con người đã đem lại niềm vui bình dị cho người tù nhân xa xứ.Trong cảnh ngộ bị giam cầm, tù tội với bao khó khăn, gian khổ, người đọc vẫn chờ đợi một sự chạnh nghĩ đến mình, một thoáng thương than của Bác.Nhưng điều đó không hề xảy ra.Phải là một bậc chí nhân mới quên đi nỗi khổ đau tột độ của mình, để trìu mến với từng cánh chim trời,từng dáng mây trôi, để nặng tình thương cho một kiếp sống cần lao hay còn vĩ đại hơn nữa nếu được hiểu rằng, để chia sẻ với những niềm vui bình dị của người bản xứ người mà Bác không hề quen biết.Thế mới biết, niềm vui hay nỗi buồn của Bác không thể cắt nghĩa bằng chính cảnh ngộ của Người.Dường như lúc này Bác dã quên rằng mình vữa mới trải qua một ngày đói rét lê bước trên đường đi đày, quên đi trước mặt đang là một xó tối hôi hám, bẩn thỉu của nhà tù đang đợi sẵn mình.Người mở lòng ra vui với cảnh sống đầm ấm, bình yên nơi xóm núi.Nếu không có một tình thương tha thiết thì làm sao Bác có được một niềm vui như thế giữa đất người xa lạ.Đó là biểu hiện của tấm lòng thiết tha yêu cảnh,yêu người,vị tha phi ngã.

Và như thế,chất thơ “chiều tối”, xét cho cùng là chất thơ của tình yêu cuộc sống.

“Chiều tối” thêm một bằng chứng về sự vận động của tư tưởng và hình ảnh thơ của Hồ Chí Minh: luôn hướng đến ảnh sáng đến sự sống.Vẻ đẹp của sự sống,của con người luôn tỏa ngát trong bài thơ này. Là sự kết hợp hài hòa giữa cốt cách cổ điển và sáng tạo hiện đại.
mọi người tham khảo nhé!
sau đây là hai đề đưa ra cho các bạn tham khảo:
đê1: " Ngục trung nhật kí (nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện một tâm hồn lớn lao mà còn chân thành bày tỏ nỗi niềm riêng của một con người như mọi người"
Qua việc phân tích bài " chiều tối"hãy trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên.
đê2: Giáo sư Nguyễn Đang Mạnh có nhận xét : "Văn thơ Hồ Chí Minh từ tư tưởng đến hình tượng luôn vận động một cách tự nhiên và nhất quán hướng về ánh sáng,sự sống và tương lai"
Anh (chị) phân tích bài "chiều tối" để góp phần làm rõ nhận xét trên.


 
N

narcissus234

trời ơi!!! mí cái đề cua 3m,sao ko ai júp hết vậy :( thiên vị wá' :((,hom ni,m cũng kiểm tralun roi :( trong đầu ko 1 ý j hết, suyt tí là vẽ trái bí tặng cô :((
 
R

ruacon_a4

có đây":^^
Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.

Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.

Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.

Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.

Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.

Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.

Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.

Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.

Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.

Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.

Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.
 
R

ruacon_a4

Sau đây là đề 3:

Giải thích
Vai trò của tự học đối với con đường học vấn của con người
+ Cách nói tuyệt đối nhằm nhấn mạnh vai trò quyết định của tự học đối với tri thức của con người: "tất cả những gì có giá trị", "đều".
+ Từ câu nói của Dacuyn gợi mở một phản đề: nói như vậy có phải Dac uyn muốn phủ nhận vai trò của Giáo dục nhà trường trong việc giúp con người thu nhận "những gì có giá trị một chút" hay không?

Bình luận
Quan điểm của em về nhận định này: Đúng hoàn toàn? Đúng nhưng chưa đủ, chưa toàn diện? Tại sao? Có phải Dacuyn tuyệt đối hóa vai trò của tự học?

+ Đúng: Tự học có vai trò quan trọng nếu không nói là quyết định đối với con đường học vấn của một cá nhân
* Vì sao:
Tự học giúp phát triển những kĩ năng và khả năng nào ở con người? (tích cực, chủ động, sáng tạo....)
Ngay trong giáo dục nhà trường, mặc dù có sự hướng dẫn của giáo viên, nhưng việc tự học vẫn là yếu tố quyết định.
* Chứng minh: các tấm gương tự học thành tài

+ Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của tự học.
* Con đường học vấn cần có sự vun đắp của nhiều phương pháp học. Ngoài tự học là quyết định cần có sự hướng dẫn từ những người xung quanh. Vì vậy nên hiểu khái niệm "tự học" của Dacuyn ở một biên độ nghĩa rộng: Tự tìm tòi, suy ngẫm kết hợp với việc học hỏi. Tự học không có nghĩa là chối bỏ trường lớp và người hướng dẫn.
* Ví dụ: Bản thân Dacuyn cũng là người được đào tạo qui củ và bài bản từ nền giáo dục trường lớp....

+ Liên hệ bản thân: quá trình học tập của em và những người xung quanh em như thế nào?
Lưu ý:
- Ý thứ 3 có thể lồng vào 2 ý trên hoặc tách riêng ra
- Cách lấy dẫn chứng: nên lấy dẫn chứng từ chính Dacuyn, các ví dụ phong phú trong và ngoài nước, cổ và kim...
 
O

ooookuroba

Mọi người ơi... Giúp em làm đề nỳ với:

Bàn về "nước mắt" trong thế giới văn Nam Cao

Xin cám ơn nhìu nhìu :D
 
P

phamminhkhoi

Thế giói nhân vật trong Nam cao vô cùng phong phú. ĐÓ là thê giới đa dạng với đầy đủ những hạng người: nông dân, bá hộ, điền chủ, trí thức và cả những bình dân thành thị, những người cùng đinh mạt hạng. Giọt nước mắt trong nam cao là giọt nước mắt của bần cùng bê tắc, khóc tức tưởi khi không tìm ra con đường giải thoát, và thường giọt nước mắt dẫn tới những tình huống tuyệt vọng đau lòng.

Giọt nước mắt không nhất thiết phải ứa ra. Đã có những nhân Vật trong Nam cao khóc thầm, tiếng khóc đẩy vào trong lòng. DÓ là Chí Phèo với thảm cảnh bần cùng, sống dở chết dở, tuyệt vọng với con ngưòi mình và đau khổ nhận ra không còn lối thoát. Đó là văn sĩ Hộ khi ông đau đơn hiểu ra dời bức bách của cơm áo gạo tiền, đó là của nhiều trí thức khi họ nhận ra xã hội đầy những suy đồi đang làm lấn át đi khát vọng đẹp đẽ trong lòng họ, đó là của thằng mõ làng, của anh trai cày khi cay đắng hiểu rằng "làm sao tự trọng được khi không có ai tôn trọng"

Cũng có khi nam Cao tự khóc. Văn chương NC ít khi có những thán từ biểu lộ cảm xúc, nhưng chính cái lạnh lẽo ấy lại làm thành không khí ảm đạm, thê lương, não nề. NC đã khóc trong "một nữa no" , khóc một cách chua chát với thảm kịch của người bần nông Việt nam đầu thế kỷ, khóc về nạn đói năm 1945 khi có những ngưòi đàn bà phải tháo cánh cửa để đóng áo quan cho cha mẹ chồng và chồng đã chết được 3,4 ngay. Trong truyện không có tiếng khóc nhưng đầy rẫy những tiếng nỉ non chất chứa. Đọc xong truyện phải ngồi thừ ra một hồi mưói trấn tĩnh lại được, nhận ra mình vừa thoát khỏi một quá khứ the lương.

Và đôi khi nhân vật trong Nam cao Khóc thật. ĐÓ là LÃo hạc nhỏ nước mắt khi bán cậu Vàng. Nước mắt được Lão cố nén mà cứ trào ra. Giọt nước mắt luôn là biểu hiện của sự bất lực. Nhân vật NC bị đẩy đến đường cùng, hoặc là phải tha hoá, hoặc là phải chết. ÔNg trăn trở tìm ra hướng đi, nhưng không tìm nổi. Bất lực cộng với đau xót kết thành những giọt nước mắt. truyện Nam cao trước 1945 đều đầy nwóc mắt và thưa thiếng cười. Đó cũng là hình ảnh một xa xhội đã lùi vào dĩ vãng.
 
F

fly..fly..

bài viết số 1 của em đề bài thật :(
"cảm nghĩ của anh (chị) về học văn."
mọi người góp ý kiến nhé
 
P

phamminhkhoi

1. Nguyên nhân chọn nghề
2. Xu hướng chọn nghề
3. Mục đích và phương pháp chọn nghề

..... Thik rõ hơn vào mục hướng nghiệp trên diễn đàn ý :">
 
Y

you_you_you

nghị luận xh

lòng dũng cảm là một trong những đức tính quí báu của mỗi con người.
anh(chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên.

các bạn chỉ cần lập dàn ý thôi cũng được. thanks
 
R

ruacon_a4

nghị luận xh

lòng dũng cảm là một trong những đức tính quí báu của mỗi con người.
anh(chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên.

các bạn chỉ cần lập dàn ý thôi cũng được. thanks

Bạn có thể tham khảo bài này
Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống về lòng dũng cảm. Trong tất cả các đức tính của con người thì lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp nhất.
Muốn có được lòng dũng cảm trước hết chúng ta phải biết lòng dũng cảm là gì? Lòng dũng cảm là không hèn nhát, đối mặt với sự việc trong cuộc sống, không trốn tránh chối bỏ trách nhiệm. trong thời đại như hiện nay lòng dũng cảm là một đức tính tốt đẹp cần có trong mỗi công dân.
Lòng dũng cảm của dân tộc ta được thể hiện rõ nhất qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cụ thể hơn là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đối mặt với kẻ thù , được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân hơn nhưng với lòng dũng cảm và sự đoàn kết nhân dân ta đã dành chiến thắng. Trong thời đại như hiện nay, lòng dũng cảm được thể hiện lên rất rõ. Chúng ta không thể phủ nhận công lao của những con người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước như những anh lính cứu hỏa, các chú công an giao thong, những anh bộ đội ở biên giới hay hải đảo xa xôi. Ngoài ra ta có thể nhận thấy được mỗi công dân đều có lòng dũng cảm. Mấy ai lại làm ngơ khi hàng xóm của mình bị cháy nhà hoặc trộm cướp, ….vì lẽ đó lòng dũng cảm của mỗi người đức tình vẫn được duy trì và phát huy. Người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người kính trọng , yêu quí. Và nhờ lòng dũng cảm mà ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Hiểu được điều đó, tuy chỉ là học sinh nhưng ta cũng sẽ rèn luyện được lòng dũng cảm ngay từ hôm nay. Chúng ta phải cố gắng vượt qua các thử thách khó khăn trong học tập, cùng nhau xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn. Dũng cảm nói không với tiêu cực trong học tập, mạnh dạng phát biểu ý kiến cới các bạn có thói quen xấu trong học tập như gian lận trong kt… Đó là những hành động cần phải phê phán.
Tóm lại, lòng dũng cảm là một truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Nó còn được thế hệ trẻ chúng ta bảo tồn và phát huy .Vì ngưới có lòng dũng cảm không chỉ có ích cho xã hội mà còn mang lại sự yêu mến kính trọng của mọi người.
st
 
T

tranthuha93

giúp t mấy câu này nhé thanks
b1, lập dàn ý chi tiết của văn bản "Tuyên ngôn độc lập" của HCM

b2, phân tích câu văn: chúng đã tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu"

HCM đã sd tiếng Việt 1 cách trong sáng qua từ nào? chỉ ra hiệu quả nghệ thuật

b3, phong cách nghệ thuật của HCM qua "Tuyên ngôn đọc lập"

b4,giá trị nhân đạo trong "Tuyên ngoon độc lập"

b5,chủ nghĩa yêu nước trong "tuyên ngôn độc lập "

thanks, t đang cần gấp, giúp t nhé ;)
 
R

ruacon_a4

Bạn có thể tham khảo bài này:

Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi). Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lí chung dù chân lí ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.
Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khai quát tôị ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mật nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.
Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… chỉ một ke thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập lụân đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.
Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”.
Tác giả cũng không bỏ xót nhữung tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tan bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá’, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơI lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.
Tác giả biếu dương sức mạnh dân tộc tỏngcông cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”.
Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”
Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độp lập. Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cảI để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử. Nó là bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: ki nguyên Độc lập tự do.
Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hích tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…
st
 
S

sanhobien_23

Bài thơ tây tiến

CÁC BẠN ƠI! GIÚP MÌNH MẤY ĐỀ NÀY, ĐANG CẦN GẤP@-)
THANKS ALL:)

1, Trình bày những nét chính về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.Tóm tắt giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
Anh chị có đánh giá gì về số phận của bài thơ
2,Qua bài thơ Tây Tiến, anh chị hãy cho biết yếu tố nào tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ
3,Theo anh chị, mạch cảm xúc chủ đạo trong bài thơ được thể hiện như thế nào. Nêu cảm nhận ngắn gọn về mạch cảm xúc ấy
 
S

sanhobien_23

Ủa sao hok có aj giúp mình cả@-)
hôm nay lên tưởng có bài để tham khảo rùi
zậy mà............................:(:(:(
 
Top Bottom