CLB trả lời tất cả câu hỏi của các bạn

M

mienngoc

1 số đề thi 2009

Lớp 7 – môn ngữ văn
Năm học: 2009-2010
(Thời gian: 90 phút không kể giao đề)



Câu 1 (3 điểm):
Bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường thiên nhiên nói riêng là bảo vệ cuộc sống của con người
Với chủ đề trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận
Câu 2 (7 điểm):

QUA ĐNGANG
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây xen đá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc
Thưong nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)



Tính hàm nghĩa của cụm từ “ta vói ta”
Hãy trình bày cảm giác của em về tâm trạng của nhà thơ
 
M

mienngoc

Họ và tên: .....................................
Đề thi học sinh giỏi cấp trường
Môn : Ngữ Văn 7 – Năm học: 2009 - 2010
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)


Đề bài

Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)

Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 3 (10 điểm): Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 
M

mienngoc

upppppppppppppppppp
giai thich cau noi cua HOAI THANH :)

CHIA SE NHUNG BAI` VIET HAY DE~ DUOC THANK NHIU

Văn chương là tiếng nói của tcảm con ng, nó khơi dậy trong mỗi ng những tcảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tcảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tcảm đó. Lời nhận định: "…” của HT là hoàn toàn đúng đắn. Tphẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho ng ta 1 tyêu thg đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của HXH, bài thơ Sau phút chia ly của ĐTĐ, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội pkiến, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tcảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là "túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình của ndân VN sao? Csống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao (trích dẫn), đi vào trái tim từng con ng, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tyêu thg của ng vs ng. Đó chính là GT thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cs cta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tcảm ta chưa có và cta là nhữg ng phải biến chúng thành những tcảm thật trong cs

Bài học đường đời đầu tiên - yeu thg đồg loại
 
M

mienngoc

Giải thích chứng minh Tinh thần đoàn kết?
Tinh thần đoàn kết được thể hiện trong muôn mặt của đời sống. Việt Nam ta có truyền thống đoàn kết nên đã giữ được nước- chiến thắng thiên tai để tồn tại và phát triển. Điều này phản ánh rõ nét trong lịch sử dựng và giữ nươc. Nơi lưu giữ nội dung này còn phản ánh đậm nét trong văn học.
 
M

mienngoc

Hãy phân tích và chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh:“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công,?



Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết là đoàn kết vì đại nghĩa, đoàn kết trong Đảng để đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. Trên cơ sở đó Người kêu gọi mọi người càng đoàn kết nhau lại thành một khối để chống lại kẻ thù chung. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: ''...đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm, hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi''.
Đấu tranh nhằm xóa bỏ nỗi nhục mất nước cũng như nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu ở một nước như Việt Nam, Hồ Chí Minh hiểu cần phải thức tỉnh lương tri của tất cả mọi người, tất cả các tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết, tập hợp họ thành một khối thống nhất để dựng nước và giữ nước. Người mong muốn nhân dân của Người dù có tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, dù thuộc các tôn giáo khác nhau, đều trước hết thấy mình là con Rồng, cháu Lạc, phải có trách nhiệm với cộng đồng, với những người đã khuất, với tổ tiên.
Vì thế, ngay từ năm 1924, Người đã nói: ''Chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước''. Trong tư tưởng Người, dân tộc được xác định trên lập trường của giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đó là ''Chủ nghĩa dân tộc hướng tới chủ nghĩa Cộng sản”. Ngoài ra, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết còn có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống, từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế, năm 1942, ngay sau khi về nước lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập tự do”.
Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi. Người cho rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lục lượng đoàn kết của nhân dân”. Và “Đại đoàn kết là một lực luợng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà cách mạng đã thắng lọi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất đánh thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ra đời, dù bận “trăm công, nghìn việc”, vừa phải lo chống giặc đói, giặc ***, lại phải lo thắng giặc ngoại xâm, Người rất quan tâm tới các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo. Ngày 3/9/1945, tức chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, Người đã có chương trình kế hoạch tiếp các tổ chức đoàn thể (như các báo Việt, Trưng, văn hóa giơi, công giới, thương giới, Công giáo, Phật giáo, nông hội, nhi đồng, thanh niên...). Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lân thời (bàn về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước VNDCCH), Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”.
Suốt cuộc đời mình, không lúc nào Hồ Chí Minh không chú ý đến những hành vi tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào. Người đã chú ý đến phong tục tập,quán của người dân khi trở về Pắc Bó, thậm chí tự tay vẽ hình ảnh Đức Phật và dựng ngôi chùa để đồng bào không phải đi xa làm lễ. Người cũng gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để vận động tinh thần yêu nước của đồng bào Công giáo. Người cũng còn gửi thư đến các ông lang, ông đại, biểu dương công trạng và tinh thần tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi Hòa Bình.
Không chỉ với các đồng bào có đạo và không có đạo, với các đoàn thể, các Đảng dân chủ và xã hội, cũng được Người quan tâm để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói rằng, “Hồ Chí Minh đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đồng bào dù có tôn giáo hay không có tôn giáo. Người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, Đảng phái, già ,trẻ, gái trai... “Đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời”. Người là hiện thân, là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi Đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người luôn nhắc nhở: “... đối với các đoàn thể khác cùng dân chúng, chỉ có một chính sách là đại đoàn kết”. Thậm chí, trước lúc đi xa, trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ
 
M

mienngoc

uppppppppppp Từ hàng ngàn năm nay dân tộc người Việt chúng ta vốn dĩ mộc mạc nhẹ dạ cả tin ,bè phái đố kị lẫn nhau !!! vì thế mà bè lũ các thế lực thù địch đã khai thác tư tưởng tâm lý này nhằm gây chia rẽ dân tộc ,gây chia rẽ các thành phần tôn giáo ,nhằm làm giảm sức mạnh Nhân Dân trong chiến lược quốc phòng chống ngoại xâm .Chính vì Bác hiểu rõ thủ đoạn các thế lực thù địch nên nhắc nhở thế hệ mai sau "Dân tộc Việt Nam ta là một , sông có thể cạn ,núi có thể mòn ,nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi .Đoàn kết ,đoàn kết ,đại đoàn kết , thành công thành công ,đại thành công..." Đoàn kết...chính là sức mạnh của toàn dân là đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
 
P

phu0nganh_vjt_95

hjx...bạn có thể trả lời giúp mình ko?
Hãy nêu s­­u lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ và giành thắng lợi trong cuộc Tỏng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
 
H

hocmai.nguvan

:D clb trả lời các thắc mắc cũng như bài văn của bạn trẻ
Em chú ý chỉ trả lời các câu hỏi liên quan chuyên môn thôi nhé? Vì đây là Box văn, em có thể hướng dẫn các bạn đọc kĩ hướng dẫn trước khi post bài, có bạn post cả bài Sư đấy.
 
M

mienngoc

hjx...bạn có thể trả lời giúp mình ko?
Hãy nêu s­­u lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ và giành thắng lợi trong cuộc Tỏng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
day ban :D ban tham khao nhe'

Nắm bắt thời cơ - bài học lớn của Cách mạng Tháng Tám


<STRONG>Bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Chính vì phát hiện được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh vật chất, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” ngày 19-8-1945 một cách nhanh gọn, ít tổn thất nhất, nhưng thành quả đạt được vô cùng to lớn. Cho đến nay, đã 64 năm trôi qua, bài học về lựa chọn thời cơ của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị...
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ đó có thể là do sai lầm của đối phương, do năng động chủ quan tạo nên hoặc do khách quan đưa đến. Khi thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn... Tháng 10-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh. Đến ngày 12-3-1945, Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động đã được Đảng ta sớm đề ra, phù hợp với tình hình lúc đó. Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trước đó, trong đêm 13-8-1945, khi Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.

Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người cũng khẳng định: “Chúng ta không thể chậm trễ”.

Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.

Những dấu mốc lịch sử của cuộc cách mạng vĩ đại Tháng 8-1945 đã chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc. Thể hiện cụ thể việc này là trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 năm 1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc phát đi lúc 23h30 ngày 13-8-1945 hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chọn thời điểm 13 tháng 8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô cùng sáng suốt, bởi vào thời điểm đó, cách mạng đã lên tới cao trào, lực lượng cách mạng đã lôi kéo được những tầng lớp trung gian, lừng chừng. Có thể thấy, bằng tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản: Phát xít Nhật hoang mang; Chính phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta; quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam song chưa có lực lượng... Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì Cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn...

Những bài học lịch sử về Cách mạng Tháng Tám còn rất nhiều nhưng 3 bài học về nắm bắt thời cơ, tập hợp lực lượng và xây dựng niềm tin vừa nêu vẫn là những bài học nóng hổi, mang tính thời sự trong công cuộc phát triển đất nước hôm nay. Chúng ta đã ra khỏi chiến tranh, ra khỏi sự kiệt quệ kinh tế và đang trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới. Một nước có diện tích và dân số thuộc vào những nước nhóm đầu, tiềm năng rất lớn chưa được khai thác như nước ta là một thực thể không thể bỏ qua, không thể không xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Một đất nước ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố... tạo ra nhiều lợi thế đối nội và đối ngoại. Đó là cơ sở xuất hiện những thời cơ để vươn lên dân giàu nước mạnh.
 
M

mienngoc

cho mình hỏi phân tích nhân vật lão hạc trong NGỮ VĂN 8
ban tham khao
“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
(Các) nguồn

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, ta bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống béo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, rồi bọ đánh chìm trong quên lãng nghìn đời.
Không ! Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ giành cho con người, mà đến cả một con chó. Một ngưởi đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh. Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ta phết chứ chả vừa đâu”. Chính chung ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất tì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẽ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! cuộc đời chưa hẳng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn thepo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy” Đó là cái bi đát của thân phận con người? hay sự bất công của Thượng đế? Nam Cao nói lững, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triêt lý một cách siêu thực đến không ngờ.

Cũng như những nhân vật Thứ trong “Sống Mòn”, Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặt sắc- đôi lúc đến dị hợm- nhưng dều đáng thương, họ là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đời sống bần cùng, nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không phải “cao thượng”, những cái dõm đáng, nặt thiệp, tế nhị dường như không có chổ đứng trong tác phẩm của Nam Cao. Ông để cho nhân vật Lão Hạc của mình suy nghĩ một cách tầm thường. Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; lang này đã chết con g con gaiái đâu mà sợ” Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi. “Thẻ của nó người cha giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây Nam Cao dựng lên một gười cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mãnh đất nhân phẩm trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Tronh cái nền xám xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào đáy mồ hư vô chủ nghĩa. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc, và cũng ngậm ngùi đón nhận cái nghĩa cử thiêng liêng của lão giành cho người ở lại, “Bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng”. Tình thương lão giành cho người ở lại giường như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con người, xoá sạch nổi cao ngạo đối với một con chó, và đầy ắp nổi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm trót vời của nền luân lý Á Đông. Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”, nhưng ai hiều được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn tàn trử một hòn ngọc vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiếc hạnh. Có hai người hiểu Lão: một ông giáo và một tên ăn trôm hàng xóm. Chỉ ở hai thái cực luân lý này mới hiểu được con người trong xã hội thực dân nữa phong kiến đầy hư danh thực lợi đó. Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân bản của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một con người. Tình thương yêu và sự trong sáng của ông đã được đền bù thoả đáng. Ông thông cảm cho cuộc đời, vì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Ở đây ông “chỉ buồn chứ không nở giận”, mà buồn là “… buồn theo một nghĩa khác..” Trong cái bi đát của con người torng xã hội hỗn mang ấy, ông tìm ra một ý nghĩ cho cuộc sống: Tình thuông yêu (Nhân) và lẽ sống cao đẹp (Nghĩa). Ý nghĩa đó là ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn trốt xoáy ác liệt của hư vo
 
T

trangbien

Hình như bài này dài quá rồi, cần tóm lược lại để gọn lại, văn dài quá ngại đọc :(
 
N

narcissus234

haiz, tac phẩm này bỏ lâu wa, nhưng ấn tượng đậm chất còn lưu lại trong những lần dc cô giản gtrên lớp, lao hạc là 1 người cah, 1 người nông dân chất phác và hiền hậu, ông ko bị bần cùng hoá như binh tư(phải tên này ko?, tên of nhân vật ăn trộm y'), cũng jống như chí phèo(1 con người bị xã hội làm cho lưu manh hoá, nhưng bản chất lương thiện vẫn k hề bị mất dj, đâu đó vẫn ẩn sau trong con người này), bạn nên liên hệ nhìu vào, sống mòn, chí phèo, thế mới hey dc, phân tích mấy câu nhận xét của ông jáo nữa, con người ta khj dau chân, chỉ bik co chân mình nào nghĩ đến aj nữa, nhìu câu triết lí thật heym và sâu sắc, đoạn tả cảnh lão khó nữa, minh nhớ k nhầm là"những nếp nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra, lão huhu khóc", đoạn ông đặt tên cho con chó, tên vàng,ông thương chó như con, cho an trong bát lành,1 người cha cô đơn và tội nghiệp, có con traj mà như ko, tại nhà nghèo, lấy ko dc vợ(haiz, đáng trách xã hội ấy hen)
nhất là cảnh ông bán chó ấy, nêu bật dc tíh cách of ong wa đọan này, dễ có điểm, bik nhập vai thi se gây ấn tượng cho ng đọc liiền,
đồng thời chú ý cảnh ông chết, bởi bã chó y', đau đớn, vật vã như 1 con chó, chết bởi bã chó,
1 con người tiết kiệm rất "sòng phẳng " nữa, chết cũng để lại tiền để ma chay, cho hàng xóm đỡ mệt, để lại tiền cho thằng con khj nó về, chết chứ ko chịu bán đất, để dành cho con.
nhớ nhắc đến nghệ thuật trong bài, phân tích nội tâm, mieu tả hih dáng, mà hih như nhân vật of nam cao luc nào cũng miêu tả thật xấu thì phải,co lẽ để làm tăng thêm tính cách tot dep of nhan vật :)
chuc bạn may mắn, đây là những j minh ngj là cần thiết, ko thể thiếu trong bài văn of bạn đâu :)tuy ko theo trình tự, nhưng bạn có dư khả năng de sap xep chung mà , hen
 
M

mienngoc

haiz, tac phẩm này bỏ lâu wa, nhưng ấn tượng đậm chất còn lưu lại trong những lần dc cô giản gtrên lớp, lao hạc là 1 người cah, 1 người nông dân chất phác và hiền hậu, ông ko bị bần cùng hoá như binh tư(phải tên này ko?, tên of nhân vật ăn trộm y'), cũng jống như chí phèo(1 con người bị xã hội làm cho lưu manh hoá, nhưng bản chất lương thiện vẫn k hề bị mất dj, đâu đó vẫn ẩn sau trong con người này), bạn nên liên hệ nhìu vào, sống mòn, chí phèo, thế mới hey dc, phân tích mấy câu nhận xét của ông jáo nữa, con người ta khj dau chân, chỉ bik co chân mình nào nghĩ đến aj nữa, nhìu câu triết lí thật heym và sâu sắc, đoạn tả cảnh lão khó nữa, minh nhớ k nhầm là"những nếp nhăn xô lại, ép cho nc mắt chảy ra, lão huhu khóc", đoạn ông đặt tên cho con chó, tên vàng,ông thương chó như con, cho an trong bát lành,1 người cha cô đơn và tội nghiệp, có con traj mà như ko, tại nhà nghèo, lấy ko dc vợ(haiz, đáng trách xã hội ấy hen)
nhất là cảnh ông bán chó ấy, nêu bật dc tíh cách of ong wa đọan này, dễ có điểm, bik nhập vai thi se gây ấn tượng cho ng đọc liiền,
đồng thời chú ý cảnh ông chết, bởi bã chó y', đau đớn, vật vã như 1 con chó, chết bởi bã chó,
1 con người tiết kiệm rất "sòng phẳng " nữa, chết cũng để lại tiền để ma chay, cho hàng xóm đỡ mệt, để lại tiền cho thằng con khj nó về, chết chứ ko chịu bán đất, để dành cho con.
nhớ nhắc đến nghệ thuật trong bài, phân tích nội tâm, mieu tả hih dáng, mà hih như nhân vật of nam cao luc nào cũng miêu tả thật xấu thì phải,co lẽ để làm tăng thêm tính cách tot dep of nhan vật :)
chuc bạn may mắn, đây là những j minh ngj là cần thiết, ko thể thiếu trong bài văn of bạn đâu :)tuy ko theo trình tự, nhưng bạn có dư khả năng de sap xep chung mà , hen


lần sau bạn ghi có dấu rõ ràng :D đừng để chữ tih' cách ghi kiểu vậy
:D nhiều bạn đọc sẽ không hiểu đâu
 
N

narcissus234

hi, :), xin lỗi nhé, tại vietkey của mình có vấn đề, minh mới fix xong, chắc cũng ổn rồi, với lại do thoi wen, minh đã sửa, nhưng chưa hết hẳn dc, nên cách viết có phần ko đẹp, khó đọc, xin lỗi hén :)
ak, mình nghĩ những jải đáp về văn học cua bạn ko nên sưu tầm đâu, vì như vậy, chẳng khác j google cả, làm thế, thì ko aj cần phải vào đây để hỏi cả, hoi google dc hơn, minh nghĩ bạn là 1 người jỏi văn, thì tại sao bạn ko cố gắng đua ra 1 vài dàn ý cho những bạn đó, có thế, họ sẽ tự làm = chính công sức của mình, vừa tốt cho đôi bên nữa, cho bạn, và cho họ, minh có góp ý chút đỉnh mong là ko làm phật lòng bạn hen :)
 
M

mienngoc

hi, :), xin lỗi nhé, tại vietkey của mình có vấn đề, minh mới fix xong, chắc cũng ổn rồi, với lại do thoi wen, minh đã sửa, nhưng chưa hết hẳn dc, nên cách viết có phần ko đẹp, khó đọc, xin lỗi hén :)
ak, mình nghĩ những jải đáp về văn học cua bạn ko nên sưu tầm đâu, vì như vậy, chẳng khác j google cả, làm thế, thì ko aj cần phải vào đây để hỏi cả, hoi google dc hơn, minh nghĩ bạn là 1 người jỏi văn, thì tại sao bạn ko cố gắng đua ra 1 vài dàn ý cho những bạn đó, có thế, họ sẽ tự làm = chính công sức của mình, vừa tốt cho đôi bên nữa, cho bạn, và cho họ, minh có góp ý chút đỉnh mong là ko làm phật lòng bạn hen :)

thank bạn mình sẽ thu nhận ý kiến và chỉnh sửa :D với lại nếu có lên google thỳ mình cũng tìm những bài văn hay và chắt lọc ý :D và thêm vào ý của mình :) chứ ko hẳn là copy hết
 
M

mienngoc

úp đề mới

.Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm ''Người Con gái Nam Xương''.
giá trị nhân đạo và giá trị nội dung của truyện. phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn ''Làng''

1-Nhân vật Vũ Nương:

Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.

Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực.
 
M

mienngoc

Nhân vật ông Hai trong ''Làng''-Kim Lân:

2-Nhân vật ông Hai trong ''Làng''-Kim Lân:

Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:

a. Trước khi nghe tin xấu về làng:
? Trước khi nghe tin xấu về làng ,tâm trạng Ông Hai được miêu tả như thế nào ?Tìm các chi tiết diễn tả điều đó(khi ở nhà ,ra đường ,ở phòng tin)?
? Tâm trạng của ông thể hiện ra sao?
Ông hay nghĩ về làng ,nhớ làng da diết :
Ông nghe được nhiều tin hay
-> ruột gan ông cứ múa cả lên,vui quá .
Rất vui vẻ ,thoải mái,náo nức


?Những biểu hiện tâm lí ấy cho em thấy được gì về nét tính cách nổi bật ở nhân vật Ông Hai?
=> Ông yêu làng ,yêu nước tha thiết mãnh liệt ; tình cảm ấy luôn thường trực trong ông.Đó cũng là niềm vui và niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng của làng quê .Tình cảm đó thật đáng trân trọng

b, Khi nghe tin làng theo Tây:
?Thái độ của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được bộc lộ ra sao?

*Thái độ : sững sờ,bàng hoàng vì tin đến bất ngờ ,đột ngột :
+ Cổ nghẹn ắng,da mặt tê rân rân
+ Ông lặng đi
+ Đánh lảng, cúi gằm mặt mà đi
+Nằm vật ra giường ,tủi thân ,khóc.
? Qua thái độ trên em cảm nhận được tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?
=> Cảm xúc bị xúc phạm ,đau đớn tái tê ,dằn vặt .

? Vì sao ông lại có tâm trạng đó?
=> Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng, không tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế .Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn .Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông như sụp đổ.Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông.
Em hãy đọc thầm đoạn " Nhìn lũ con ...này chưa '
?Em có nhận xét gì cách diễn đạt trong đoạn văn này ?Cách kể ấy có tác dụng gì trong việc bộc lộ tâm lí nhân vật ?
* Hàng loạt câu hỏi,câu cảm thán diễn tả tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của ông:
? Những cảm xúc chất chứa trong lòng có thể gọi tên là những cảm xúc gì ?
+ Nỗi ám ảnh day dứt
+ Nỗi nhục nhã ê chề
+ Nỗi đau đớn tái tê
+ Sự ngờ vực chưa tin
+ Sự bế tắc vào cuộc sống phía trước

? Điều đó chứng tỏ tin xấu đó ảnh hưởng đến ông Hai như thế nào ?
=>Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông ,cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông
Em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn truyện này ?
=> Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể ,tinh tế ,sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật

* Cuộc đấu tranh nội tâm buộc ông phải lựa chọn :
? Cuộc đấu tranh nội tâm ấy đã diễn ra như thế nào?Kết quả ra sao?
+ Về làng hay ở lại ?
+ Về làng hay là bỏ kháng chiến ,bỏ Cụ Hồ?
+ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
?Tại sao trước đây ông rất muốn về làng mà bây giờ ông lại dứt khoát như vậy ? Phải chăng ông không yêu làng nữa ?

?Qua đó em cảm nhận được nét đẹp nào nữa trong tâm hồn, tình cảm của ông Hai?
=> Tình yêu nước rộng lớn hơn ,bao trùm lên tình cảm với làng quê nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng . Càng đau xót ,tủi hổ bao nhiêu ông càng yêu sâu nặng làng Chợ Dầu của mình bấy nhiêu.

?Trong những lúc tưởng chừng như bế tắc ấy ông đã tâm sự cùng ai ?Mục đích của việc tâm sự là gì ?

* Tâm sự với con để giãi bày lòng mình:
Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn ông Hai tâm sự trò chuyện với đứa con.
?Đây là đoạn văn diễn tả cảm động ,sinh động nỗi lòng sâu xa ,bền chặt của ông Hai - một người nông dân - với quê hương ,đất nước ,với cách mạng ,với kháng chiến.Vậy qua lời tâm sự ấy em cảm nhận được điều gì về nhân vật ông Hai?


+ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu của ông( ông muốn đứa con nhớ câu " Nhà ta ở làng Chợ Dầu )
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến ,với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ ( Anh em đồng chí biết cho bố con ông .Cụ Hồ trên đầu..soi xét cho bố con ông ...đơn sai )
=> Tình yêu sâu nặng ,bền vững và thiêng liêng đối với làng,và Tổ quốc.
c, Khi nghe tin xấu được cải chính:
Khi nghe tin xấu của làng được cải chính tâm trạng ông Hai thể hiện ra sao ,thông qua chi tiết đặc sắc nào ?

+ Vui sướng háo hức
+ Khoe :" Tây đốt nhà tôi rồi ! "
=> Tình yêu làng đã hoà quyện với tình yêu Tổ quốc ,cách mạng ,vì thế khi nghe tin căn nhà mình bị giặc đốt ông không xót của mà trái lại ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người .Nét tâm trạng này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực .Vì đó như là một chứng cớ hùng hồn chứng tỏ làng ông không theo giặc .Điều đó cho thấy ông rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.

? Qua đó em thấy tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ với nhau như thế nào ?
=>Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến .
? Qua phân tích nhân vật ông Hai em cảm nhận được gì ở con người này?Tác giả muốn nói gì thông qua nhân vật ông Hai?

* Ông Hai làng Dầu là con người thuần phác ,đôn hậu ,có bản chất tốt đẹp .Trong trái tim ông tình yêu quê hương đất nước hài hoà, nồng thắm .Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam yêu nước trong buổi đầu chống Pháp ,tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao ,tha thiết yêu quê hương , đất nước .
 
Top Bottom