CLB Mê Vật lí [CLB Mê Vật Lí] Phòng thí nghiệm Vật lí

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để tránh các thí nghiệm bị lạc trôi từ hôm nay mn sẽ trao đổi về các thí nghiệm ở đây nhé

CÁC THÍ NGHIỆM CỦA TUẦN TRƯỚC

THÍ NGHIỆM 1 Xoắn nước "đứng im" giữa không trung

Nước bao giờ cũng chảy từ cao xuống thấp và theo một đường duy nhất nếu đổ giữa không trung. Điều này đã thuộc về định luật vật lý, không có ngoại lệ.

Nhưng mà theo thí nghiệm dưới đây thì không phải thế.


Dòng nước trong ảnh trên biến thành hình xoáy ốc và dường như trở nên tĩnh lặng ngay giữa không trung ở những khung hình cuối.

Nguyên nhân thì cũng đơn giản nhưng sẽ không ai nghĩ đến. Trong thí nghiệm này, nguồn nước được gắn với một bộ loa. Sóng âm chính là nguyên nhân khiến dòng nước biến thành đường xoắn ốc.

Nhưng chưa hết đâu. Sóng âm ở đây có tần số rung gần như tương đồng với tốc độ ghi hình của máy quay. Sự tương đồng này đã đánh lừa não bộ, khiến dòng nước dường như đứng im giữa không trung.

THÍ NGHIỆM 2 Thắp nến từ xa

giphy-1468319062920.gif


Trò ảo thuật này bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, chỉ cần nhanh tay và đúng thời điểm.

Khi thắp nến, ngọn lửa sẽ đồng thời làm sáp nến bay hơi. Sự bay hơi này vẫn còn kể cả khi thổi tắt nến. Và nếu trong lúc này chúng ta bổ sung một nguồn nhiệt vào khói, lửa sẽ theo hơi sáp lan xuống và thắp sáng ngọn nến.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
THÍ NGHIỆM 3 bàn tay bốc lửa
Bạn đã bao giờ dám tưởng tượng mình sẽ tay không mà ôm một đống lửa như thế này chưa? Tại sao sau khi làm xong mà tay ta vẫn bình yên vô sự nhỉ?



THÍ NGHIỆM 4 Ngọn nến ma


Ngọn nến được "treo" ở giữa 2 cốc nước như trong hình ở vị trí cân bằng. Có điều sau khi thắp nến, ngọn nến cứ tự... cử động như có ma vậy.Vậy tại sao lại như thế?
 

Hoàng Vũ Nghị

Cựu Mod Toán | Yêu lao động
Thành viên
3 Tháng tám 2016
2,297
2,640
486
20
Vĩnh Phúc
HT4: Do khi đốt cháy thì sẽ có 1 bên cháy trước làm khối lượng nhẹ hơn nên sẽ nghiêng về bên đó .Lặp đi lặp lại sẽ có ddpcm
HT3 :Khi đốt khí gas với xà phòng thì tạo ra một ngọn lửa cháy to chậm.Tuy nhiên có thể nó chỉ k làm bỏng 1 thời gian ngắn
 
Last edited:

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
THÍ NGHIỆM 3 bàn tay bốc lửa
Bạn đã bao giờ dám tưởng tượng mình sẽ tay không mà ôm một đống lửa như thế này chưa? Tại sao sau khi làm xong mà tay ta vẫn bình yên vô sự nhỉ?

nước rửa bát giữ cho khí gas lại trong bong bóng và gas có tốc độ bay hơi cực cao nên sẽ chỉ có gas cháy bên trên, còn bàn tay vẫn vô sự.
Ngọn nến được "treo" ở giữa 2 cốc nước như trong hình ở vị trí cân bằng. Có điều sau khi thắp nến, ngọn nến cứ tự... cử động như có ma vậy.Vậy tại sao lại như thế?
khi một đầu nến chảy ra, đầu nến còn lại sẽ nặng hơn và hạ thấp xuống một chút, tạo ra lực nâng với đầu còn lại,khi đó sẽ có một lực nâng khác tác động ngược trở lại, và ngọn nến cứ tiếp tục nâng lên hạ xuống.
 

tienlong142

Mr Cặp đôi mai mối được yêu thích nhất 2018
Thành viên
2 Tháng chín 2017
547
895
189
Hải Phòng
HaUI
nước rửa bát giữ cho khí gas lại trong bong bóng và gas có tốc độ bay hơi cực cao nên sẽ chỉ có gas cháy bên trên, còn bàn tay vẫn vô sự.

khi một đầu nến chảy ra, đầu nến còn lại sẽ nặng hơn và hạ thấp xuống một chút, tạo ra lực nâng với đầu còn lại,khi đó sẽ có một lực nâng khác tác động ngược trở lại, và ngọn nến cứ tiếp tục nâng lên hạ xuống.
mình cũng nghĩ như vậy
 

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
TN3: Thứ đang bốc cháy trên tay là hỗn hợp... nước rửa bát, nước và gas butane. Mục đích của nước rửa bát ở đây là để giữ cho khí gas lại trong bong bóng. Và vì gas butane có tốc độ bay hơi cực cao nên sẽ chỉ có gas cháy bên trên, còn bàn tay vẫn vô sự. Ngoài ra còn có thể nhúng tay vào bình bong bóng xà phòng có chứa khí methane và giữ lại một lượng xà phòng trong lòng bàn tay.
TN4: Áp dụng vào định luật III Niu-tơn, khi một đầu nến chảy ra, đầu nến còn lại sẽ nặng hơn và hạ thấp xuống một chút, tạo ra lực nâng với đầu còn lại. Và theo định luật III Niu-tơn, sẽ có một lực nâng khác tác động ngược trở lại, và ngọn nến cứ tiếp tục nâng lên hạ xuống.
 

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
Câu Trả lời cho hai thí nghiệm ở trên nhé mọi người.

THÍ NGHIỆM: BÀN TAY BỐC LỬA


giphy-1468319107772.gif

Thứ đang bốc cháy trên tay cô gái là hỗn hợp... nước rửa bát, nước và gas butane. Họ pha loãng nước rửa bát, sau đó sục khí gas vào, làm ướt tay trước khi hớt lấy một ít bong bóng và... châm lửa.

Mục đích của nước rửa bát ở đây là để giữ cho khí gas lại trong bong bóng. Và vì gas butane có tốc độ bay hơi cực cao nên sẽ chỉ có gas cháy bên trên, còn bàn tay vẫn vô sự.

Tuy nhiên, đây vẫn là một màn ảo thuật nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên thử dù chỉ một lần.

THÍ NGHIỆM: NGỌN NẾN MA


giphy-downsized-large-1468319245835.gif

Ngọn nến được "treo" ở giữa 2 cốc nước như trong hình ở vị trí cân bằng. Có điều sau khi thắp nến, ngọn nến cứ tự... cử động như có ma vậy.

Nguyên nhân của hiện tượng có thể giải thích nhờ định luật 3 Newton: "Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều".

Tức là khi một đầu nến chảy ra, đầu nến còn lại sẽ nặng hơn và hạ thấp xuống một chút, tạo ra lực nâng với đầu còn lại. Và theo định luật 3 Newton, sẽ có một lực nâng khác tác động ngược trở lại, và ngọn nến cứ tiếp tục nâng lên hạ xuống.

p.s: Gần đây có một số bạn thấy ít trao đổi nhỉ, các bạn có gặp khó khăn gì không? nếu thấy CLB cần cải thiện gì thì vô phần "Trao đổi cùng anh Minh Nhựt" để cùng nhau góp ý để CLB hoàn thiện hơn các bạn nhé.!


@hanh2002123 @Trung Lê Tuấn Anh @WindyTA @Lưu Thị Thu Kiều @Thích học @Hoàng Vũ Nghị @thanhbinh2002 @tienlong142 @Kim Kim
 
Last edited by a moderator:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Cùng nhau tìm hiểu và giải thích các thí nghiệm của tuần này nào mn.@hanh2002123 @Trung Lê Tuấn Anh @WindyTA @Lưu Thị Thu Kiều @Thích học @Hoàng Vũ Nghị @thanhbinh2002 @tienlong142@Kim Kim
TN 5 Tạo ra quả cầu lửa bên trong lò vi sóng
giphy-downsized-large-1468319255188.gif


Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua hoặc nhìn thấy các quả cầu lửa trên phim hay trong truyện tranh đúng không nào. Chắc hẳn trong số các bạn cũng từng muốn thấy tận mắt thậm chí tạo ra nó đúng không nào? Vậy bạn có biết làm thế nào để tạo ra chúng không ?
TN 6. Nước... chảy ngược
Bạn biết đấy, nước chỉ có thể chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, nhưng thí nghiệm dưới đây thì cho thấy điều ngược lại vậy tại sao điều này lại xảy ra nhỉ?
giphy-1468319292812.gif


p/s Không nên thực hiện TN 5 ở nhà vì thí nghiệm này có thể gây cháy nổ.
 

Hoàng Vũ Nghị

Cựu Mod Toán | Yêu lao động
Thành viên
3 Tháng tám 2016
2,297
2,640
486
20
Vĩnh Phúc
HT5:đặt một que diêm đang cháy bên trong một chiếc cốc thủy tinh úp ngược bên trong lò vi sóng, rồi bật lò vi sóng lên và ngọn lửa từ đầu diêm sẽ biến thành một quả cầu lửa giữa không trung.
HT6 :Thắp một cây nến, đặt lên trên một chiếc đĩa chứa nước, úp một chiếc cốc thủy tinh cao sao cho nến vẫn có thể cháy và hiện tượng xảy ra do có áp xuất
 

tienlong142

Mr Cặp đôi mai mối được yêu thích nhất 2018
Thành viên
2 Tháng chín 2017
547
895
189
Hải Phòng
HaUI
HT5: lò vi sóng hoạt động nhờ từ trường,và nó sẽ tác dụng một lực từ vào 1 vật mang điện tích. Khi ta đốt que diêm thì nó sẽ giải phóng 1lượng electron tự do,nhờ tác dụng của từ trường khiến chúng bị đẩy ra khỏi ngọn lửa, lơ lửng như trong thí nghiệm
HT6: trong một chiếc cốc úp trên 1 lớp chất lỏng như TN thì áp suất không khí vẫn bằng áp suất khí quyển, khi ta đốt nến thì không khí sẽ nóng nên và bị đẩy ra ngoài khiến as bình giảm ,dẫn tới nước dâng lên.Khi nến đốt hết O2 trong bình thì lửa tắt=>nhiệt độ khí giảm=>as lại giảm =>nước dâng lên tiếp
 

Trung Lê Tuấn Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng chín 2015
406
865
254
22
Lớp 10B1-THPT Kim Sơn A
HT6: trong một chiếc cốc úp trên 1 lớp chất lỏng như TN thì áp suất không khí vẫn bằng áp suất khí quyển khi ta đốt nến thì không khí sẽ bị đốt hết nên áp suất trong cốc nhỏ hơn áp suất khí quyển mà cốc lại úp vào nước không thể nhận thêm không khí nên nước được hút lên để áp suất không khí trong cốc vẫn bằng áp suất khí quyển
HT5: Từ trường bên trong lò vi sóng sẽ đẩy electron ra khỏi ngọn lửa, khiến cho nó va vào các phân tử không khí và phát sáng. Và vì chúng nóng hơn không khí xung quanh, nên nó sẽ lơ lửng ở trên cao.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
  • Like
Reactions: Dương Minh Nhựt

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
HT6: Ngọn lửa sẽ khiến không khí trong cốc nóng lên, đẩy không khí ra khỏi cốc và hút nước vào.
HT5: Từ trường bên trong lò vi sóng sẽ đẩy electron ra khỏi ngọn lửa, khiến cho nó "va" vào các phân tử không khí và phát sáng. Và vì chúng nóng hơn không khí xung quanh, nên nó sẽ lơ lửng ở trên cao.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Do ban quản lí CLB tuần này hơi bận nên không thể đăng các thí nghiệm mới cũng như đáp án các thí nghiệm lần trước sớm đươc. Sau đây là đáp án của các thí nghiệm tuần trước
TN 5

Thắp một que diêm bên trong lò vi sóng, bạn sẽ thấy một hiện tượng cực kỳ quái dị: ngọn lửa từ đầu diêm đột nhiên... thoát tục, biến thành một quả cầu lửa giữa không trung.

Và lý do đây: một vật cháy sẽ giải thoát electron ra khỏi nguyên tử. Nhưng sự tự do này không kéo dài, vì các phân tử khác sẽ ngay lập tức "bắt giữ" chúng. Quá trình này khiến cho electron mất đi năng lượng và phát ra ánh sáng - chính là lý do vì sao lửa lại phát sáng.

Nhưng trong lò vi sóng thì khác. Từ trường bên trong sẽ đẩy electron ra khỏi ngọn lửa, khiến cho nó va vào các phân tử không khí và phát sáng. Và vì chúng nóng hơn không khí xung quanh, nên nó sẽ lơ lửng ở trên cao.

TN 6



Nguyên nhân đây: Ngọn lửa sẽ khiến không khí trong cốc nóng lên, đẩy không khí ra khỏi cốc và hút nước vào.

Đến khi lửa tắt đi, nhiệt độ hạ xuống sẽ khiến áp suất cũng hạ xuống, tạo thành một khoảng chân không ở trong cốc. Khoảng không này đương nhiên sẽ tạo ra lực hút, và nước thậm chí còn dâng mạnh hơn lúc trước
 

Trung Lê Tuấn Anh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng chín 2015
406
865
254
22
Lớp 10B1-THPT Kim Sơn A
Cùng nhau tìm hiểu và giải thích các thí nghiệm của tuần này nào mn @hanh2002123 @Trung Lê Tuấn Anh @WindyTA @Lưu Thị Thu Kiều @Thích học @Hoàng Vũ Nghị @thanhbinh2002 @tienlong142 @Kim Kim
TN 7: Rót nước ra băng
Trong chai nước đang ở thể lỏng vậy tại sao khi rót ra nước lại đóng băng nhỉ ?
150728thinghiem01-24a02-1458970178343.gif.png

TN 8: Con quay lơ lửng
Bình thường mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất vậy tại sao con quay lại lại lơ lửng trên không được nhỉ ?
150926magnet05-83177-1458975921922.gif
 

Kim Kim

Banned
Banned
29 Tháng ba 2017
1,540
1,002
299
Hải Phòng
^^
TN 7: Rót nước ra băng
Trong chai nước đang ở thể lỏng vậy tại sao khi rót ra nước lại đóng băng nhỉ ?
150728thinghiem01-24a02-1458970178343.gif.png
khi nước xuống dưới 0 độ C (hay 32 độ F), nước sẽ đóng băng.
TN 8: Con quay lơ lửng
Bình thường mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất vậy tại sao con quay lại lại lơ lửng trên không được nhỉ ?
150926magnet05-83177-1458975921922.gif
do lực từ trường của nam châm.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom