[CLB Mê Vật Lí] Nhà khoa học Stephen Hawking

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn hội viên của câu lạc bộ khi rảnh vào đây giải trí nha, anh xem thấy hấp dẫn quá ấy @@

PHẦN 1: Stephen Hawking và thuyết vạn vật phần 1

Phần 2: Stephen Hawking và thuyết vạn vật phần 2

p.s: Chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ
 

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
CHỦ ĐỀ: STEPHEN HAWKING SẼ ĐƯỢC CHÔN CẤT CẠNH DARWIN VÀ NEWTON

Tro cốt của ông hoàng vật lý sẽ được mai táng vào lễ Tạ ơn gần bia mộ các nhà khoa học nổi tiếng khác tại tu viện Westminster Abby.

Đức giám mục John Hall, người quản lý tu viện Westminster Abbey ở London, Anh, cho biết tro cốt của giáo sư Stephen Hawking sẽ được chôn cất tại đây gần mộ Isaac Newton và Charles Darwin, Independent hôm qua đưa tin. "Việc chôn cất tro cốt của giáo sư Stephen Hawking tại tu viện Westminster Abbey bên cạnh những nhà khoa học xuất chúng khác là hoàn toàn hợp lý. Ngài Isaac Newton được chôn ở tu viện năm 1727. Charles Darwin được chôn bên cạnh Isaac Newton năm 1882", Đức giám mục Hall cho biết.
"Các nhà khoa học nổi tiếng khác cũng được chôn hoặc tưởng niệm gần đó. Lễ mai táng gần đây nhất được tổ chức cho hai nhà vật lý học nguyên tử Ernest Rutherford năm 1937 và Joseph John Thomson năm 1940. Chúng tôi tin chắc khoa học và tôn giáo có thể kết hợp cùng nhau để tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi vĩ đại về bí ẩn của cuộc sống và vũ trụ", Đức giám mục Hall chia sẻ.
Giáo sư Hawking qua đời tại nhà riêng ở Cambridge, Anh, hôm 14/3, hưởng thọ 76 tuổi. Trong khi tro cốt của ông được chôn cất ở tu viện Westminster, lễ tang sẽ diễn ra vào ngày 31/3 ở nhà thờ Great St Mary, Cambridge. Lễ tang sẽ được tổ chức riêng tư cùng với buổi tưởng niệm diễn ra sau đó ở Đại học Gonville & Caius, nơi giáo sư Hawking từng gắn bó hơn 53 năm. Một bữa tiệc đón tiếp sẽ diễn ra ở Đại học Trinity.
Gia đình của giáo sư Hawking cho biết lựa chọn địa điểm tổ chức tang lễ là sự ghi nhận đối với "thành phố ông yêu mến và nơi ông được yêu mến". "Cha chúng tôi đã sống và làm việc ở Cambridge hơn 50 năm. Ông là một phần không thể thiếu của trường đại học và thành phố. Vì lý do này, chúng tôi quyết định tổ chức lễ tang cho ông ở thành phố này", các con của giáo sư Hawking chia sẻ trong một thông báo

Nguồn: Báo vnexpress

Mục đích đăng những bài về các nhà khoa học để cho các bạn có một số kiến thức khi ra bên ngoài còn có cái để mà chém gió với người ta... hihi @@



 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cho em đóng góp với ạ
Lý luận phản bác giả thuyết lỗ đen vũ trụ của Stephen Hawking


Các nhà khoa học đã lý giải lỗ đen là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử.
lo_den_1.jpg

Lỗ đen vũ trụ luôn là một ẩn số thu hút sự chú ý của các nhà khoa học
Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất. Lỗ đen không biểu hiện như những ngôi sao sáng bình thường, chúng chỉ được quan sát gián tiếp qua sự tương tác trường hấp dẫn của lỗ đen đối với không gian xung quanh.
Lý thuyết về lỗ đen là một trong những lý thuyết vật lí hiếm hoi, bao trùm mọi thang đo khoảng cách, từ kích thước cực nhỏ (thang Planck) đến các khoảng cách vũ trụ rất lớn, nhờ đó nó có thể kiểm chứng cùng lúc cả thuyết lượng tử lẫn thuyết tương đối. Sự tồn tại của lỗ đen được dự đoán bởi lý thuyết tương đối rộng.
Các lý thuyết về hố đen vũ trụ

Năm 1970, Stephen Hawking cho rằng hố đen có khả năng bức xạ ra các hạt. Thông qua quá trình này, năng lượng của lỗ đen sẽ dần mất đi và cuối cùng chính lỗ đen cũng sẽ biến mất. Sau đó ông tiếp tục kết luận rằng các hạt phát ra từ một lỗ đen sẽ không cung cấp một manh mối nào về những gì nằm trong lỗ đen. Theo đó, những thông tin trong lỗ đen sẽ bị mất đi hoàn toàn cùng với lỗ đen.
lo_den_2.jpg

Phó giáo sư vật lý Dejan Stojkovic cùng với nghiên cứu sinh Anshul Saini đã đưa ra lý luận phản bác giả thuyết lỗ đen của Stephen Hawking
Tuy nhiên, đối với các nhà khoa học, điều này rất khó chấp nhận bởi theo cơ học lượng tử thì thông tin phải được bảo tồn. Thông tin chỉ trở nên khó tìm kiếm chứ không thể mất đi vì nó có liên hệ với thực tại và quá khứ. Khái niệm “Nghịch lý thông tin” tồn tại từ thời điểm đó và được coi là một trong những vấn đề cơ bản nhất và cũng phức tạp nhất trong vật lý hiện đại hơn 40 năm qua.
Tuy nhiên, trong một kết quả nghiên cứu mới đây của phó giáo sư vật lý Dejan Stojkovic cùng với nghiên cứu sinh Anshul Saini tại đại học Buffalo bằng các tính toán cụ thể đã chứng minh được rằng, nghịch lý thông tin lỗ đen có thể không tồn tại bởi thông tin không hề mất đi. Theo đó, các bức xạ hạt phát ra từ lỗ đen có thể chứa các thông tin bên trong lỗ đen bao gồm đặc tính của các vật chất hình thành nên lỗ đen ở thời điểm khởi đầu cũng như đặc tính của các vật chất và năng lượng ở bên trong lỗ đen.
Theo phó giáo sư Stojkovic, đây là một phát hiện quan trọng, bởi mặc dù “nghịch lý thông tin” vẫn gây nhiều tranh cãi nhưng trước đó, ngay cả với những nhà vật lý có quan điểm trái chiều vẫn chưa thể giải thích một cách thuyết phục tại sao thông tin không bị mất đi.
(ngồn: Khoahoc.tv)
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,055
1,174
20
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Tiểu sử của Stephen William Hawking
Stephen William Hawking là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge, dù cuộc đời gặp nhiếu biến cố, bệnh tật nhưng trí tuệ của ông luôn khiến cả thế giới kính nể.
Stephen Hawking là ai?
Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942, tại Oxford, Anh quốc đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo. Ông từng theo học ĐH Oxford, ngành vật lý và tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau đó ông chuyển đến ĐH Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ về vũ trụ học. Trong thời gian làm luận án, người ta phát hiện ra Hawking bị mắc một chứng bệnh về thần kinh có tên là bệnh Lou Gehrig: ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau này, ông phải phẫu thuật cắt khí quản và không còn khả năng nói chuyện bình thường được nữa. Ông bị gắn chặt vào chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.
Lĩnh vực chính của Hawking là nghiên cứu lý thuyết vũ trụ học và hấp dẫn lượng tử. Năm 1971, ông đưa ra các công trình toán học ủng hộ cho lý thuyết Vụ nổ lớn vềnguồn gốc vũ trụ: nếu lý thuyết tương đối rộng là đúng thì vũ trụ cần phải có một điểm kì dị, một điểm khởi đầu trong không thời gian. Ông còn cho rằng, sau Vụ nổ lớn, các hố đen nguyên thủy hoặc các hố đen siêu nhỏ được hình thành và chứng minh rằng diện tích bề mặt của hố đen không bao giờ giảm, rằng tồn tại một giới hạn trong quá trình phát xạ khi các hố đen va vào nhau và rằng một hố đen không thể bị tách thành hai hố đen riêng biệt.
Telegraph giới thiệu chùm ảnh về cuộc đời của giáo sư Hawking:
stephen-hawking-1.jpg

Stephen Hawking (trái) cùng em gái Mary.
stephen-hawking-2.jpg

Nhà vật lý Hawking ở độ tuổi 12 (trái) và khi tốt nghiệp ĐH Oxford năm 1962.
stephen-hawking-1.jpg

Vào năm 19 tuổi, Stephen Hawking tham gia đội chèo thuyền ở ĐH Oxford trong vị trí người điều hành.
stephen-hawking-3.jpg

Đám cưới của Hawking với Jane Wilde năm 1965.
stephen-hawking-4.jpg

Hawking cùng vợ và con trai Tim sau buổi lễ nhận bằng danh dự của trường ĐH Cambridge.
stephen-hawking-3.jpg

Hawking được thỉnh giảng tại một lớp của ĐH Northeastern ở Boston vào năm 1990.
stephen-hawking-5.jpg

Stephen Hawking trong đám cưới với người vợ thứ hai, Elaine Mason năm 1995. Họ đã chia tay sau ba năm chung sống.
stephen-hawking-6.jpg

Hình ảnh Stephen Hawking tháng 4/1996.
stephen-hawking-7.jpg

Giáo sư Hawking tại trung tâm nghiên cứu toán học, ĐH Cambridge, tháng 10/2001.
stephen-hawking-8.jpg

Giáo sư Hawking diện kiến Nữ hoàng Anh trong phòng hòa nhạc ở Cung điện Buckingham, ngày 18/5/2006.
stephen-hawking-9.jpg

Giáo sư Hawking thử nghiệm cảm giác không trọng lực trên một chiếc máy bay, tháng 4/2007.
stephen-hawking-10.jpg

Giáo sư Hawking "khai trương" chiếc đồng hồ Corpus tại trường Corpus Christi, thuộc ĐH Cambridge, tháng 9/2008.
stephen-hawking-7.jpg

Nhà lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc Nam Phi Nelson Mandela gặp Hawking ở Johannesburg tháng 5/2008.
stephen-hawking-8.jpg

Giáo Hoàng Benedict XVI chào đón Hawking trong một buổi gặp gỡ đặc biệt dành cho các nhà khoa học tại Vatican trong tháng 10/2008.
stephen-hawking-9.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trao Huân chương Tự do cho Stephen Hawking trong một buổi lễ tại Phòng Đông của Nhà Trắng. Đây là huy chương dân sự cao quý nhất tại Mỹ.
Theo Báo Đất Việt (Telegraph)
 
Top Bottom