CLB địa lí

Y

yuuli

tiếp nhé : ;)

1 ) Hãy nêu tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long ?

2 ) Ảnh hưởng của lượng mưa và chế độ mưa theo mùa tới đặc điểm thủy chế của sông Hồng ở Việt Nam




1) Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ.

Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển ( chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc ) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều ( 70 - 80% là bãi triều cao ). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20 - 30%, mùa mưa 5 - 20%, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40 - 60km.

Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái ( mặn, lợ, ngọt ), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung.

Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm nước lợ và nuôi cá da trơn nước ngọt ( cá tra, basa ). Ngoài ra, còn có tiềm năng môi trường nuôi các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản nước lợ khác, các loài thủy sản ưa nước ấm, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như các loài cá đen ( cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn… ).

Trên thực tế, nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc.

Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ rất lớn ( trên 630.000 ha ), Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568 tấn, chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên 1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước: cá 62%, tôm sú và tôm he - 66%, tôm sắt và tôm chì - 61%, mực ống - 69% và mực nang - 76%.

Tính theo đầu người khả năng cá biển có thể khai thác là 61kg/năm, trong khi cả nước chỉ có 21kg/năm. Ngoài ra, vùng biển ven bờ của Đồng Bằng Sông Cửu Long còn có tiềm năng bảo tồn khá cao kéo theo khả năng phát triển một số ngành nghề thủy sản mới để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, như : nuôi thích nghi, câu/đánh cá giải trí gắn với du lịch sinh thái....

Trong bối cảnh của nền kinh tế mở định hướng thị trường, với xu thế ngày càng tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản thì việc đẩy mạnh phát triển thủy sản ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng biển ven bờ Đông - Tây Nam bộ là một hướng đi đúng, mang tầm chiến lược. Thủy sản là nguồn sinh kế cực kỳ quan trọng của khoảng 17 triệu dân sống ở 13 tỉnh và thành phố ( chiếm 21% dân số cả nước ) trong vùng này. Kinh tế thuỷ sản không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế vùng, mà còn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, cho TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tể trọng điểm phía Nam.

2) Khái quát chung
Ở thượng nguồn sông Hồng thuộc địa phận Trung Quốc, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng VIII, tháng IX, lượng mưa giảm nhỏ, nhưng sang tháng X thì lượng mưa lại tăng quá 100mm, hình thành một đỉnh mưa phụ. Lượng mưa năm nói chung rất nhỏ, thượng nguồn lưu vực sông Nguyên thường chỉ đạt từ 550mm đến trên 700mm. ở vùng tiếp giáp với Việt Nam, lượng mưa năm tăng lên nhưng cũng chỉ đạt từ 1000mm đến 1300mm. Riêng khu vực thượng nguồn sông Đà, lượng mưa năm khá hơn, từ 1300mm đến 1500mm. Đặc biệt tại trạm Lý Tiên Độ, lượng mưa năm đạt trên 1800mm, có năm đạt 2446mm. Lượng mưa ba tháng lớn nhất thường là các tháng VI, VII, VIII và tháng VI là lớn nhất đối với thượng nguồn sông Thao và tháng VII là lớn nhất đối với thượng nguồn sông Đà. Lượng mưa một ngày lớn nhất từ 40mm đến 60mm, cá biệt có nơi vượt quá 80mm. Mùa khô rất ít mưa, có khi hai tháng liền không mưa. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm không đầy 10% lượng trong năm.
Ảnh hưởng của lượng mưa và chế độ mưa theo mùa tới đặc điểm thủy chế của sông Hồng ở Việt Nam.
Hiểu một cách ngắn gọn: Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 2000-2500mm nên cung cấp cho lượng nước sông dồi dào. Chế độ mưa theo mùa: nước ta có 2 mùa mưa khô rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4) nên ảnh hưởng đến thủy chế sông (Mùa mưa là mùa lũ trên sông và mùa khô là mùa kiệt trên sông)
 
T

traitimbangtuyet

(*) Tiếp nhé ;)

1) Tầm quan trọng của biển đông trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội nước ta?

2 )Vì sao Ðông Nam Bộ có sức hút mạnh về vốn đầu tư nước ngoài?
 
Y

yuuli

1) Ý 1: Vai trò của biển Đông với sự phát triển KTXH của Việt Nam (Bạn bổ sung thêm nội dung: biển Đông là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải thuận lợi cho giao thương đường biển nối từ Bắc Á xuống Nam Á và châu Đại Dương, nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương ...)
Ý 2: Biện pháp đảm bảo an ninh biển đảo (theo mình có một vài ý sau):
- Cần có Luật biển đảo chặt chẽ và có sự công nhận của quốc tế.
- Giáo dục, tuyên truyền ý thức gìn giữ biển đảo của toàn dân.
- Tiềm lực hải quân mạnh mẽ.
- Hướng mũi nhọn phát triển kinh tế ra biển Đông.


Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Với 3.260 km đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, chạy qua 29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) Việt Nam đã thu hút 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo.

vietnamdna.jpg
Ngòai phần lục địa “hình chữ S”, nước ta còn có cả vùng biển rộng lớn gần 1 triệu km2 gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Trường Sa.... Dọc bờ biển có 90 cảng biển, 48 vũng vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Đặc biệt, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Đây là vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa và an ninh quốc phòng.

Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khi các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả. Một số nguồn tài nguyên chính từ biển đang được Việt Nam đầu tư khai thác.
thuysan.jpg
Nguồn thủy hải sản
Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam... hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD.
daukhi.jpg
Tài nguyên dầu khí
Việt Nam có có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi với khoảng 20 vị trí có tích tụ dầu khí. Các bồn trũng đang được khai thác hiện nay gồm có bồn trũng Cửu Long, Nam Cô Sơn, Sông Hồng, Malay-Thổ Châu…

Dầu khí Việt Nam tuy chưa khai thác đúng tiềm năng nhưng được xem ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong các ngành khai thác biển. Bên cạnh nguồn dầu khí, biển Việt Nam còn có nhiều loại khoáng vật, phi quặng (sa khoáng), photphorit và các biểu hiện của than bùn, glauconit, pyrit, thạch cao, kết hạch sắt, mangan, cát vôi san hô và cát sạn sỏi là vật liệu xây dựng, cát thủy tinh…

vantaibien.jpg

Nguồn lợi từ vận tải biển

Với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên thế giới. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được các cảng biển. Thêm vào đó với hệ thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đông Trường Sơn, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long...,các tuyến đường sông, đường bộ ven biển được xây dựng trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương nội địa Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực.

dulichbien.jpg

Tài nguyên du lịch biển

Dọc theo bờ biển nước ta có nhiều bãi biển, vủng vịnh đẹp thích hợp cho nhiều loại hình du lịch khác nhau như pinic, du lịch kết hợp nghĩ dưỡng, khám phá thiên nhiên. Các bãi tắm này phần lớn còn hoang sơ thuộc quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, quần đảo Cát Bà, Cù Lao Chàm, cụm đảo Hòn Mun, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc. Thêm vào đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thậun lợi cho họat động du lịch biển diễn ra quanh năm.






lanbien.jpg


Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển và đại dương cũng cần sự bảo vệ của con người. Bảo vệ sự sống của biển và đại dương cũng là hành động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền cho chính loài người chúng ta.
ST
Bên cạnh các bãi biển và vịnh đẹp được các tổ chức quốc tế công nhận như Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, Lăng Cô, Việt Nam còn có 17 khu bảo tồn biển đang được quy hoạch xây dựng nhằm góp phần vào phát triển du lịch sinh thái biển và là nơi phát triển các nghề mới cho người dân như câu cá, đánh cá giải trí, nuôi cá cảnh san hô.
2) Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài:
- ĐNB có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác.
- Vùng phát triển rất năng động có trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trội.
- Số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với các tiến bộ khoa học, tính năng động với nền sản xuất hàng hoá.

 
T

traitimbangtuyet


Tiếp nhé : ;)
1 ) Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

2)Nêu thế mạnh về Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
 
Y

yuuli


Tiếp nhé : ;)
1 ) Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

2)Nêu thế mạnh về Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

1)Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam , dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.

Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai ,Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD.

Tứ giác kinh tế trọng điểm

Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả 4 tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn và có những ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...


Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là Hòn ngọc Viễn Đông, Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới.


Đồng Nai là Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng, với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ.


Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong tương lai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai.


Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Với các thị xã công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị Xã Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương dang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.


Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng đểm. Nhắc đến Bà Rịa - Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh). Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất...


Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.


2)- Có vị trí địa lí thuận lợi

- Tài nguyên chất xám lớn
- Có TP.HCM là TP có diện tích lớn nhất, CN, GTVT, dịch vụ phát triển
- Vốn lớn, KT cao, thu hút đầu tư nước ngoài
- Cơ sở hạ tầng phát triển : GTVT, thông tin liên lạc
 
R

ranmorishinichi

Câu 1 : Giải thích câu nói trong bảo vệ môi trường, " tư duy toàn cầu,hành động địa phương".
Câu 2 :chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển,sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

1) tình hình ở đó ngày càng khó khăn bơi do mực nước biển ngày càng dâng cao
có nghĩa là nước mặn lấn sâu vào đất liền ảnh hưởng đến cá nước ngọt
vì thế ngày càng khó khăn khi nuôi thuỷ sản
còn coá các công ty thả nước thải chua qua sử lý xuống sông làm sông bị ô nhiễm =>cá chết nhìu
2) chế độ mưa theo tớ ko thay đổi nên ko coá j phải đánh giá và nhận xét
 
T

traitimbangtuyet

(*) Tiếp nhé ;)

1) Hãy nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?

2) Biển Đông có những đặc điểm gì ? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ?
 
Y

yuuli

(*) Tiếp nhé ;)

1) Hãy nêu đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta?

2) Biển Đông có những đặc điểm gì ? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ?

1) Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn kéo dài cho đến ngày nay. Giai đoạn này ở nước ta có những đặc điểm sau:

▪ Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên VN. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay

▪ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu.Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya có tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen (cách đây ~ 23 triệu năm) cho đến ngày nay. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-Himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào macma. Cũng vào giai đoạn này (đặc biệt là trong kỉ Đệ tứ), khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, gây nên tình trạng dao động lớn của nước biển. Đã có lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ của nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên các vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ…

▪ Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho các hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn (Bắc Bộ và Nam Bộ), các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành (dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit,...). Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.

● Bảng Niên biểu địa chất:

Khi nghiên cứu địa chất hoặc lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên của một quốc gia, khu vực trên thế giới rất cần thiết phải có sự thống nhất về quan niệm và thước đo thời gian. Bảng Niên biểu địa chất là bảng xác định các đơn vị thời gian và đơn vị địa tầng trong lịch sử phát triển của Trái Đất, được các nhà địa chất thế giới thừa nhận và thống nhất sử dụng

Bảng Niên biểu địa chất gồm các cột dọc trình bày các đơn vị thời gian (Đại, Kỉ, Thế), các đơn vị địa tầng (Giới, Hệ, Thống), thời gian các đơn vị ấy xảy ra cách đây và số thời gian thực tế đã diễn ra. Các hàng ngang trình bày các thời kì cụ thể của các Đại (thời gian) ứng với các Giới (địa tầng), các Kỉ ứng với các Hệ, các Thế ứng với các Thống với các tên gọi cụ thể

Đa số các Kỉ (Hệ) mang tên địa phương, nơi mà lần đầu tiên trầm tích được phát hiện và mô tả. Tên các Kỉ (Hệ) thuộc đại Tân sinh phản ánh sự tiến hoá của thế giới hữu cơ, trong đó có thống Môlôxen với sự xuất hiện của loài người. Riêng trong đại Tân sinh, hai kỉ Palêôgen và Nêôgen có tên chung là kỉ Đệ tam

2) Biển Đông là vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng-ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tính chất nhiệt đới của Biển Đông được thể hiện rõ qua các yếu tố như nhiệt độ, độ muối, sóng, thủy triều và hải lưu (Nhiệt độ TB cao > 230C và biến động theo mùa, rõ nhất ở vùng ven biển phía Bắc; Độ muối trung bình ~ 30 - 330/00 tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa; Sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng mạnh nhất ở vùng bờ biển Trung Bộ; Thủy triều: cũng biến động theo 2 mùa lũ - cạn, cao nhất và lấn sâu nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng). Hình dạng khép kín của Biển Đông tạo nên tính khép kín của dòng hải lưu với hướng chịu ảnh hưởng của gió mùa (tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành dòng hải lưu theo những vòng tròn nhỏ hơn). Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản, có tiềm năng lớn về du lịch – dịch vụ cảng

- Khí hậu: Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng làm giảm độ lục địa của các vùng ở phía tây đất nước. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của miền khí hậu hải dương, điều hòa hơn.


Địa hình và các hệ sinh thái ven biển: :Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (địa hình vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, các rạn san hô...) có giá trị về kinh tế như xây dựng các hải cảng - vận tải biển, khai thác - nuôi trồng thủy sản, du lịch biển - đảo... Các hệ sinh thái ven biển đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn lên tới 450.000 ha (Nam Bộ 300.000 ha), chỉ đứng sau rừng ngập mặn Amadôn (Nam Mĩ). Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao (nhất là sinh vật nước lợ), nhưng hiện nay rừng đã bị thu hẹp nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và cháy rừng... Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn... và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng đa dạng và phong phú.

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: hoáng sản có trữ lượng lớn nhất là dầu khí (trên các bể trầm tích). Các bãi cát ven biển có titan. Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối (nhất là Nam Trung Bộ). Hải sản: sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ. Cá > 2000 loài, tôm > 100 loài, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo (nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có nguồn nguyên liệu quí là các rạn san hô cùng các loài sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thiên tai: ão, mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ bộ vào nước ta. Bão lớn kèm theo với sóng lừng, nước dâng cao gây nên lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản (nhất là với dân cư ven biển). Sạt lở bờ biển: hiện tượng này đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta (Trung Bộ). Nạn cát bay, cát lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai (miền Trung). Như vậy, sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng tránh ô nhiễm môi trường biển, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.
 
T

traitimbangtuyet

(*) Tiếp nào : :p

1 ) Trình bày và giải thích được vai trò , đặc điểm, tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi.

2) Cho bảng số liệu sau: Đơn vị triệu tấn


d.png

(*)Qua biểu đồ.Nêu nhận xét , thể hiện sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1950-2003.

 
Last edited by a moderator:
L

luckybaby_98

(*) Tiếp nào : :p

1 ) Trình bày và giải thích được vai trò , đặc điểm, tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi.

2) Cho bảng số liệu sau: Đơn vị triệu tấn


d.png

(*)Qua biểu đồ.Nêu nhận xét , thể hiện sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1950-2003.


Em trả lời nhớ......:x:x:x:x:D:D:D:D:D

Câu 2:

Sản lượng lương thực thế giới thời kì từ 1950 - 2003 tăng nhanh...sự phát triển kjnh tế ngày càng đẩy mạnh....tắc tịt ạ...:p:p:p

Câu 1
: Trình bày và giải thích được vai trò , đặc điểm, tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi.

[FONT=&quot]* Vai trò của ngành chăn nuôi:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot][FONT=&quot] Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, dược phẩm và xuất khẩu, cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]* Đặc điểm:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]-Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.[/FONT]
[FONT=&quot]-Cơ sở thức ăn có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học – kĩ thuật.[/FONT]

[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]- Có nhiều thay đổi hình thức và hướng chuyên môn hóa.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]* Tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]- Chăn nuôi gia súc lớn: bò, trâu.[/FONT]
[FONT=&quot]- Chăn nuôi gia cầm.
[/FONT]
 
T

traitimbangtuyet

(*) Tiếp nhé ;)

1) Vì sao người ta thường gọi nửa cầu Nam là “thủy bán cầu”? Hãy kể tên các đại dương trên trái đất. Đại dương nào có diện tích lớn nhất và đại dương nào có diện tích bé nhất?

2)Hãy nêu những sự khác nhau về khí hậu của phần lãnh thổ phía Tây phần đất liền so với phần lãnh thổ phía Đông của khu vực Đông Á
 
B

becon_meomeo

(*) Tiếp nhé ;)

1) Vì sao người ta thường gọi nửa cầu Nam là “thủy bán cầu”? Hãy kể tên các đại dương trên trái đất. Đại dương nào có diện tích lớn nhất và đại dương nào có diện tích bé nhất?
-Nửa cầu Nam chủ yếu là Đại Dương
->thủy bán cầu
đại dương lớn nhất là thái bình dương
bé nhất là ấn độ dương
5 đại dương :


 
O

one_in_a_milion

tại sao Càng về hạ lưu mực nước các sông ở châu Á lại càng giảm?

----------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------
 
T

thongoc_97977

+sông ngòi nằm sâu trong nội địa
mạng lưới sông rất thưa thớt, thậm chí có những nơi không có dòng chảy,độ ẩm giảm xuống nên mưa rất ít
~~>mưa nước giảm
 
Last edited by a moderator:
B

braga

Các bạn cho mình hỏi 1 câu
1, Trình bày sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hoà ?
thanks nhiều
 
P

pokemon_011

Thảm thực vật trong miền ôn đới chủ yếu bao gồm rừng cây lá kim, rừng hỗn hợp và rừng gỗ cứng. Tuy nhiên, trong khu vực gần giữa đại lục còn có các thảo nguyên đồng cỏ cũng như các sa mạc và bán sa mạc.

Lượng giáng thủy hàng năm thông thường được coi là đủ, với chiều giảm dần từ phía tây sang phía đông do tính chất của khí hậu lục địa tăng dần lên. Tuy nhiên lượng giáng thủy này là không đủ để thâm canh ngũ cốc. Để gieo trồng ngũ cốc theo kiểu thâm canh cần phải bổ sung thêm nước nhờ thủy lợi.
 
L

lovelly_2001

:):)Mọi người ơi giúp mình nhanh cái!! Mình cần gấp lắm ngày mai là nộp rôi!! @@
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp của châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây:
- Dân số Châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới
- Sản lượng công nghiệp châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới
Qua biểu đồ, nêu nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp của châu Phi
Các bạn ơi làm nhanh hộ mình nhá !!! Cần gấp lắm!! (Đây là bài 3 trang 96 -SGK Địa lý 7 nhá)
 
R

riverflowsinyou1

Em đăng kí
Tên: Nguyễn Minh Quang sinh ngày 18/10/2001
Lí do: do em quá yếu môn học này nên học thêm khoá này để nắm chắc kiến thức
Câu hỏi giúp mih nhé
Thủy triều đen là gì? Thuỷ triều đỏ là gì ?
Ai giúp ko
 
I

iris.x

Em đăng kí
Tên: Nguyễn Minh Quang sinh ngày 18/10/2001
Lí do: do em quá yếu môn học này nên học thêm khoá này để nắm chắc kiến thức
Câu hỏi giúp mih nhé
Thủy triều đen là gì? Thuỷ triều đỏ là gì ?
Ai giúp ko

Thuỷ triều đen là hiện tượng dầu tràn ra ngoài nước biển làm chết cá.
Thuỷ triều đỏ là hiện tượng tự nhiên khi mà một quần thể tảo ở 1 bãi biển chết hàng loạt, nổi lên trên mặt biển và theo thủy triều vào bờ, tảo khi chết hóa thành màu đỏ nên mới có thủy triều đỏ.
 
Top Bottom