Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tự Đức là một trong những vị vua hay chữ bậc nhất sử Việt, có nhiều giai thoại thú vị. Do bị bệnh từ nhỏ, cơ thể ốm yếu, ông là vua duy nhất của triều Nguyễn không có con nối dõi.
Tự Đức (1829-1883) là vị vua thứ tư của triều Nguyễn, là con trai vua Thiệu Trị. Trị vì đất nước trong 36 năm (1847-1883), ông là vị vua ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong số 13 đời vua của triều Nguyễn.
Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, Tự Đức là người chăm chỉ, cần mẫn, nhân từ, luôn hết lòng vì nước, vì dân.
Bản án chó cắn hạc vua
Ngày ấy, khi được vua Thanh tặng con chim hạc quý hiếm, Tự Đức quý lắm, cho đeo lên cổ tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc” - Hạc của vua. "Thiên Tử Hạc" quen hơi người nên được thả trong vườn thượng uyển, không sợ gì.
Một ngày, chim hạc bay ra khỏi hoàng cung, lạc vào vườn của một gia đình thường dân, bị chó nhà này cắn chết. Vua Tự Đức mất con hạc yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho quần thần điều tra.
Sau khi biết con hạc bị chó nhà dân cắn chết, vua Tự Đức nổi giận, truyền cho bộ Hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Việc xử án của bộ Hình đến tai quan Ngự sử Phạm Đan Quế. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, ông gặp vua Tự Đức và trình một bản tấu được viết bằng thơ:
Hạc chẳng biết nói / Chó không biết chữ / Hạc vào vườn dân / Chó trung với chủ / Chim, thú đánh nhau / Tối sáng không rõ / Chó cắn chết hạc / Tội quy cho chủ / Hạc mổ chết chó / Luật xử thế nào?
[TBODY]
[/TBODY]Xem xong bản tấu, vua Tự Đức cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn đến nữa.
Những lời của Phạm Đan Quế không những có tình mà rất có lý: Chó và hạc đều là con vật, nó không thể nào hiểu được tấm thẻ đề "Thiên Tử Hạc" kia.
Nếu bản án trên thi hành như kết luận của bộ Hình, sau này thành án lệ, lỡ một ngày chó hoàng cung cắn chết cầm thú nhà dân hay cắn chết người, không biết sẽ nghị án ra sao? Không lẽ phải bắt vua để trị tội?
Tuyên án bằng thơ
Vốn là ông thơ hay chữ nhất triều Nguyễn, sinh thời, vua Tự Đức thường vận dụng thơ ca vào các bản chiếu, biểu chính sự, ngay cả khi tuyên án kẻ phạm tội.
Ngày đó, vị quan thanh liêm, chính trực là Vũ Dinh có lần cho lính theo dõi bắt được người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi trốn ra quán uống rượu. Dù số tiền không nhiều, chuyện đến tai Tự Đức, ông cho rằng tội biển thủ nếu không trị nặng thì có ngày kho tàng sẽ trống rỗng.
Nghĩa là: Một ngày một đồng / Nghìn ngày nghìn đồng / Dây cưa gỗ đứt / Nước chảy đá mòn / Tội bất dung tha / Lệnh truyền xử chém.
Vua Tự Đức đã làm bài thơ kết án kẻ tham nhũng: Nhất nhật nhất tiền / Thiên nhật thiên tiền / Thằng cứ mộc đoạn / Thủy trích thạch xuyên / Tội bất dung tru / Ly ưng xử trảm.
Chiếu theo nội dung bài thơ của vua Tự Đức, viên quan tham nhũng vặt đã bị quan Hình bộ xử chém sau đó.
Dâng roi mây cho mẹ đánh đòn
Sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn kể rằng một hôm rảnh việc nước, vua Tự Đức đi săn tại rừng Thuận Trực (Kim Long), gặp nước lụt không về được, trong khi chỉ còn hai ngày nữa có kỵ vua Thiệu Trị. Thấy vua chưa về, Đức Từ Dũ nóng ruột, phải sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước.
Biết làm thái hậu lo lắng nên sau khi về đến cung lúc nửa đêm, nhà vua vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng.
[TBODY]
[/TBODY]Vua Tự Đức bèn lấy cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, Đức Từ Dũ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kỵ”.
Sau khi rời cung, ngay trong đêm ấy, vua đã thức rất khuya tại điện Càn Thành để thực hiện những điều mẹ dạy.
Sinh thời, vua Tự Đức rất coi trọng những lời khuyên bảo của thái hậu Từ Dũ. Những lời mẹ dạy đều được vua ghi vào sách Từ huấn lục. Suốt 36 năm làm vua, ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn vào chầu thái hậu.
Với tình cảm đặc biệt dành cho mẹ mình, Tự Đức được xem là ông vua hiếu thảo bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Tự Đức là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Theo một số tài liệu, sinh thời, vua sáng tác tới hơn 4.000 bài thơ. Giỏi văn chương, làm việc siêng năng nhưng trái với giai đoạn trước, triều Nguyễn dưới thời Tự Đức ngày càng suy yếu. Chính trong thời kỳ trị vì của mình, Tự Đức đã để đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Do bị bệnh từ nhỏ, cơ thể ốm yếu, Tự Đức cũng chính là vị vua duy nhất của triều Nguyễn không có con nối dõi, dù ông có tới cả trăm vợ.
Mất nước và không có người nối dõi được xem là những tội lớn của vua Tự Đức. Chính ông đã thừa nhận điều này trong tấm bia do chính vua dựng trước lăng của mình.
Nguồn: Google
Tự Đức (1829-1883) là vị vua thứ tư của triều Nguyễn, là con trai vua Thiệu Trị. Trị vì đất nước trong 36 năm (1847-1883), ông là vị vua ngồi trên ngai vàng lâu nhất trong số 13 đời vua của triều Nguyễn.
Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, Tự Đức là người chăm chỉ, cần mẫn, nhân từ, luôn hết lòng vì nước, vì dân.
Bản án chó cắn hạc vua
Ngày ấy, khi được vua Thanh tặng con chim hạc quý hiếm, Tự Đức quý lắm, cho đeo lên cổ tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc” - Hạc của vua. "Thiên Tử Hạc" quen hơi người nên được thả trong vườn thượng uyển, không sợ gì.
Một ngày, chim hạc bay ra khỏi hoàng cung, lạc vào vườn của một gia đình thường dân, bị chó nhà này cắn chết. Vua Tự Đức mất con hạc yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho quần thần điều tra.
Sau khi biết con hạc bị chó nhà dân cắn chết, vua Tự Đức nổi giận, truyền cho bộ Hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.
Việc xử án của bộ Hình đến tai quan Ngự sử Phạm Đan Quế. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, ông gặp vua Tự Đức và trình một bản tấu được viết bằng thơ:
Hạc chẳng biết nói / Chó không biết chữ / Hạc vào vườn dân / Chó trung với chủ / Chim, thú đánh nhau / Tối sáng không rõ / Chó cắn chết hạc / Tội quy cho chủ / Hạc mổ chết chó / Luật xử thế nào?
|
Chân dung vua Tự Đức. |
Những lời của Phạm Đan Quế không những có tình mà rất có lý: Chó và hạc đều là con vật, nó không thể nào hiểu được tấm thẻ đề "Thiên Tử Hạc" kia.
Nếu bản án trên thi hành như kết luận của bộ Hình, sau này thành án lệ, lỡ một ngày chó hoàng cung cắn chết cầm thú nhà dân hay cắn chết người, không biết sẽ nghị án ra sao? Không lẽ phải bắt vua để trị tội?
Tuyên án bằng thơ
Vốn là ông thơ hay chữ nhất triều Nguyễn, sinh thời, vua Tự Đức thường vận dụng thơ ca vào các bản chiếu, biểu chính sự, ngay cả khi tuyên án kẻ phạm tội.
Ngày đó, vị quan thanh liêm, chính trực là Vũ Dinh có lần cho lính theo dõi bắt được người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi trốn ra quán uống rượu. Dù số tiền không nhiều, chuyện đến tai Tự Đức, ông cho rằng tội biển thủ nếu không trị nặng thì có ngày kho tàng sẽ trống rỗng.
Nghĩa là: Một ngày một đồng / Nghìn ngày nghìn đồng / Dây cưa gỗ đứt / Nước chảy đá mòn / Tội bất dung tha / Lệnh truyền xử chém.
Vua Tự Đức đã làm bài thơ kết án kẻ tham nhũng: Nhất nhật nhất tiền / Thiên nhật thiên tiền / Thằng cứ mộc đoạn / Thủy trích thạch xuyên / Tội bất dung tru / Ly ưng xử trảm.
Chiếu theo nội dung bài thơ của vua Tự Đức, viên quan tham nhũng vặt đã bị quan Hình bộ xử chém sau đó.
Dâng roi mây cho mẹ đánh đòn
Sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn kể rằng một hôm rảnh việc nước, vua Tự Đức đi săn tại rừng Thuận Trực (Kim Long), gặp nước lụt không về được, trong khi chỉ còn hai ngày nữa có kỵ vua Thiệu Trị. Thấy vua chưa về, Đức Từ Dũ nóng ruột, phải sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước.
Biết làm thái hậu lo lắng nên sau khi về đến cung lúc nửa đêm, nhà vua vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng.
|
Bà Từ Dũ - người mẹ nổi tiếng của vua Tự Đức. |
Sau khi rời cung, ngay trong đêm ấy, vua đã thức rất khuya tại điện Càn Thành để thực hiện những điều mẹ dạy.
Sinh thời, vua Tự Đức rất coi trọng những lời khuyên bảo của thái hậu Từ Dũ. Những lời mẹ dạy đều được vua ghi vào sách Từ huấn lục. Suốt 36 năm làm vua, ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn vào chầu thái hậu.
Với tình cảm đặc biệt dành cho mẹ mình, Tự Đức được xem là ông vua hiếu thảo bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Tự Đức là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Theo một số tài liệu, sinh thời, vua sáng tác tới hơn 4.000 bài thơ. Giỏi văn chương, làm việc siêng năng nhưng trái với giai đoạn trước, triều Nguyễn dưới thời Tự Đức ngày càng suy yếu. Chính trong thời kỳ trị vì của mình, Tự Đức đã để đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
Do bị bệnh từ nhỏ, cơ thể ốm yếu, Tự Đức cũng chính là vị vua duy nhất của triều Nguyễn không có con nối dõi, dù ông có tới cả trăm vợ.
Mất nước và không có người nối dõi được xem là những tội lớn của vua Tự Đức. Chính ông đã thừa nhận điều này trong tấm bia do chính vua dựng trước lăng của mình.
Nguồn: Google