Văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương

ÔmChảoBayRaBiển

Học sinh
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
55
41
26
21
Nghệ An
THCS Đặng Thai Mai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn mình là chuyên Văn có 2 câu hỏi muốn hỏi về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1: Trước chi tiết kỳ ảo có đoạn : "...nhưng việc trót đã qua rồi!". Vậy đoạn này có thể hiện sự vô tình của Trương Sinh hay không?( Cá nhân mình nghĩ Trương phải đau khổ hối hận chứ đâu chỉ nói một câu như trên?)

Câu 2: Lúc học bài này, cô mình có nói trong chi tiết kỳ ảo cuối cùng thì Trương Sinh đã rất hối hận. Nếu vậy có mâu thuẫn với câu hỏi mình đã nêu ở câu 1 không nếu đoạn trên cho thấy Trương Sinh là 1 kẻ vô tình?
 

Uyển Green

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
266
187
86
TP Hồ Chí Minh
THPT Hiếu Phụng
Câu 1: Trước chi tiết kỳ ảo có đoạn : "...nhưng việc trót đã qua rồi!". Vậy đoạn này có thể hiện sự vô tình của Trương Sinh hay không?( Cá nhân mình nghĩ Trương phải đau khổ hối hận chứ đâu chỉ nói một câu như trên?)
Có nha bạn, bởi tác giả mới nói ổng xem như việc đã qua rồi
Câu 2: Lúc học bài này, cô mình có nói trong chi tiết kỳ ảo cuối cùng thì Trương Sinh đã rất hối hận. Nếu vậy có mâu thuẫn với câu hỏi mình đã nêu ở câu 1 không nếu đoạn trên cho thấy Trương Sinh là 1 kẻ vô tình?
Hối hận ở đây chắc có nghĩa là TS hối hận mình không xem xét kĩ sự việc mà đã vội kết tội VN không đồng nghĩa với việc TS thương cho VN đã phải chịu những lời mắng nhiếc sỉ vả của mình mà dẫn đến sự việc VN tìm đến cái chết để giải bày nỗi oan khuất... hồi lúc học mình cũng có thắc mắc giống vầy nè :D
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Bạn mình là chuyên Văn có 2 câu hỏi muốn hỏi về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1: Trước chi tiết kỳ ảo có đoạn : "...nhưng việc trót đã qua rồi!". Vậy đoạn này có thể hiện sự vô tình của Trương Sinh hay không?( Cá nhân mình nghĩ Trương phải đau khổ hối hận chứ đâu chỉ nói một câu như trên?)

Câu 2: Lúc học bài này, cô mình có nói trong chi tiết kỳ ảo cuối cùng thì Trương Sinh đã rất hối hận. Nếu vậy có mâu thuẫn với câu hỏi mình đã nêu ở câu 1 không nếu đoạn trên cho thấy Trương Sinh là 1 kẻ vô tình?
Trương Sinh quả thật là kẻ vô tình nhưng cx đã biết hối hận
 

ÔmChảoBayRaBiển

Học sinh
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
55
41
26
21
Nghệ An
THCS Đặng Thai Mai
Nhìn avatar của mình í. Vẻ mặt của mình lúc này đấy! :(

Bạn trả lời rõ từng câu một giùm mình đi

có chứ
TS hối hận nên đã tìm xác vợ
TS hằng đêm chơi với con ( cx bày tỏ sự hối hận)
TS cúng cho vợ ở bến sông sau khi Phan lang mang trâm về
Việc TS tìm xác vợ chưa chắc đã là biểu hiện của sự hối hận. Mình nghĩ thế!
 
Last edited by a moderator:

ÔmChảoBayRaBiển

Học sinh
Thành viên
9 Tháng sáu 2018
55
41
26
21
Nghệ An
THCS Đặng Thai Mai
Mình có hỏi thầy ở hocmai.vn và được giải thích như sau:

Câu 1: Trước chi tiết kỳ ảo có đoạn : "...nhưng việc trót đã qua rồi!". Vậy đoạn này có thể hiện sự vô tình của Trương Sinh hay không?: Nếu em đọc kỹ văn bản, em sẽ thấy chàng Trương không phải một người vô tình. Một con người vô tình liệu có đau đớn, buồn khổ vì cái chết của mẹ sau mấy năm đi lính trở về hay không? Như vậy, chàng Trương là một người cũng có cảm xúc (cũng nói thêm rằng, nếu em đọc cả cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương", em sẽ thấy Nguyễn Dữ rõ ràng có dụng ý khi để Trương Sinh bày tỏ cảm xúc, trong khi truyện cổ tích hoàn toàn không có những đoạn mà nhân vật này bày tỏ nỗi đau đớn khi mẹ mất). Và rõ ràng, nếu một con người vô tình sẽ không thể ghen tuông mù quáng đến nỗi hại chết người vợ kết tóc với mình. Có yêu thương vợ thì mới có ghen tuông và nghi ngờ. Tuy nhiên, chính sự ghen tuông mù quáng đó lại là nguồn cơn dẫn đến bi kịch của Vũ Nương, khiến nàng phải đau khổ tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trinh bạch. Chỉ có điều, khi tỉnh ngộ, thì Trương Sinh chỉ còn biết nói "sự đã rồi", bởi lẽ vợ đã mất, dù có muốn chuộc lại lỗi lầm thì cũng không thể và cũng đã quá muộn.

Câu 2: Ở câu 1, ad đã lý giải cho em về câu hỏi: Liệu Trương Sinh có vô tình. Vậy chắc đến đây, em cũng đã tự có câu trả lời cho câu hỏi thứ hai của mình. Sự hối hận của Trương Sinh càng khẳng định chàng Trương không hề vô tình, mà chỉ là một người bị sự ghen tuông mù quáng chi phối nên dẫn đến bi kịch.
 

Uyển Green

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
266
187
86
TP Hồ Chí Minh
THPT Hiếu Phụng
Mình có hỏi thầy ở hocmai.vn và được giải thích như sau:

Câu 1: Trước chi tiết kỳ ảo có đoạn : "...nhưng việc trót đã qua rồi!". Vậy đoạn này có thể hiện sự vô tình của Trương Sinh hay không?: Nếu em đọc kỹ văn bản, em sẽ thấy chàng Trương không phải một người vô tình. Một con người vô tình liệu có đau đớn, buồn khổ vì cái chết của mẹ sau mấy năm đi lính trở về hay không? Như vậy, chàng Trương là một người cũng có cảm xúc (cũng nói thêm rằng, nếu em đọc cả cốt truyện cổ tích "Vợ chàng Trương", em sẽ thấy Nguyễn Dữ rõ ràng có dụng ý khi để Trương Sinh bày tỏ cảm xúc, trong khi truyện cổ tích hoàn toàn không có những đoạn mà nhân vật này bày tỏ nỗi đau đớn khi mẹ mất). Và rõ ràng, nếu một con người vô tình sẽ không thể ghen tuông mù quáng đến nỗi hại chết người vợ kết tóc với mình. Có yêu thương vợ thì mới có ghen tuông và nghi ngờ. Tuy nhiên, chính sự ghen tuông mù quáng đó lại là nguồn cơn dẫn đến bi kịch của Vũ Nương, khiến nàng phải đau khổ tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trinh bạch. Chỉ có điều, khi tỉnh ngộ, thì Trương Sinh chỉ còn biết nói "sự đã rồi", bởi lẽ vợ đã mất, dù có muốn chuộc lại lỗi lầm thì cũng không thể và cũng đã quá muộn.

Câu 2: Ở câu 1, ad đã lý giải cho em về câu hỏi: Liệu Trương Sinh có vô tình. Vậy chắc đến đây, em cũng đã tự có câu trả lời cho câu hỏi thứ hai của mình. Sự hối hận của Trương Sinh càng khẳng định chàng Trương không hề vô tình, mà chỉ là một người bị sự ghen tuông mù quáng chi phối nên dẫn đến bi kịch.
Cái nầy đúng đắn nhất nè :D
 
Top Bottom