Văn Chuyện người con gái Nam Xương

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
Phân tích ý nghĩa cái chết của nhân vật Vũ Nương
Chết là sự kết thúc của một cuộc đời đã trải qua bao thăng trầm sóng gió, kết thúc một sự sống đã bao lần bấp bênh. Nhưng đôi khi, cái chết lại chính là sự hồi sinh, là sự bắt đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống không còn khổ đau. Cái chết của người thiếu phụ trẻ trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ chính là một sự khởi đầu cho bao niềm hi vọng, niềm tin mới. Dù cái chết ấy đã mang bao đau thương và ai oán, nhưng với nàng, chỉ có cái chết mới có thể giúp nàng giải thoát được cuộc sống đầy bất hạnh nơi trần thế.

Nguyễn Dữ – một nhà văn giàu lòng thương xót đã xây dựng nên một nhân vật hoàn mỹ, đẹp cả người lẫn nết, nhưng éo le là nàng lại được đặt trong hoàn cảnh bất hạnh, hẩm hiu. Dù thùy mị nết na, dù đã sống hết lòng vì chồng vì con nhưng cuộc đời đầy trắc trở vẫn không buông tha cho nàng. Sau khi Trương Sinh – chồng nàng đi lính trở về, những tưởng vợ chồng sum họp sau bao lâu xa cách sẽ hạnh phúc mặn nồng. Nhưng tai họa đã ập xuống. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ kết án vợ hư hỏng, thất tiết. Dù Vũ Nương giải thích thế nào Trương Sinh cũng không nghe. Bất đắc dĩ, nàng phải tìm đến cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình.

Vũ Nương chết, nhưng là chết cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình được sống. Chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, bị chồng sỉ nhục. Người mà nàng đã ngày đêm mong nhớ, gìn giữ tiết hạnh nhưng cuối cùng lại chính vì người ấy mà nàng phải ôm uất hận, tủi nhục tìm đến cái chết. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị chính người mà mình thương yêu hết lòng dồn đến bước đường cùng, người mà nàng tin rằng sẽ mang lại hạnh phúc cho mình thì nay lại đẩy nàng vào bế tắc, buộc nàng phải chết. Nhưng suy rộng hơn, trong một phần nào đó, Trương Sinh chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ. Ở xã hội ấy, người phụ nữ luôn luôn bì đàn áp, bị trà đạp, dường như họ chỉ như một thứ đồ dùng trong tay người đàn ông và không hề có quyền hành gì. Qua cái chết của Vũ Nương, ta càng thấu hiểu hơn sự bất công mà xã hội dành cho nàng. Đồng thời ta xót thương cho những con người cùng khổ giống như nàng, phải chịu cảnh áp bức đến cùng, đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt bất cứ khi nào.

Như vậy, cái chết của Vũ Nương còn là lời tố cáo đanh thép đến xã hội phong kiến tàn ác, bất nhân, là mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy và vô tâm như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục. Lẽ ra, hắn phải hỏi vợ đầu đuôi sự việc, lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Nhưng ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ đã hết lòng vì mình, vì con. Một người chồng như vậy thật đáng lên án và phê phán. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ. Cũng đã có nhiều người vợ phải ôm hận tìm đến cái chết như Vũ Nương. Một cái chết đầy oan nghiệt và thương tâm.

Nhưng để kết thúc có hậu và bày tỏ lòng thương xót trước người thiếu phụ trẻ thùy mị, nết na, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên những chi tiết ly kì, hấp dẫn. Sau khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang, Vũ Nương được các nàng tiên cứu giúp và cho hưởng một cuộc sống mới nơi thủy cung. Nơi mà nàng sẽ chẳng bao giờ còn khổ đau nữa. Thay vào đó là sự yên bình, hạnh phúc. Đây mới chính là nơi để nàng thuộc về. Như vậy, cái chết của Vũ Nương đã trở thành sự hồi sinh, sự khởi đầu cho một cuộc sống mới, một cuộc sống không còn niềm đau và nước mắt. Ở nơi đây, nàng được tôn trọng, được quan tâm, được hưởng những điều xứng đáng nhất với đức hạnh khiết tịnh của mình.

Có ý kiến cho rằng, Vũ Nương có thể bỏ đi một nơi thật xa để bắt đầu lại một cuộc sống mới. Khi nào Trương Sinh hiểu ra mọi chuyện, nàng có thể trở về. Như vậy, nàng vừa không phải chết mà lại vẫn được sống và còn có cơ hội được đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng tiếc rằng, trong xã hội phong kiến ấy, nàng là thân phận nữ nhi yếu đuối mỏng manh, lại không có chút quyền hành trong tay, nàng biết đi đâu về đâu khi mà đâu đâu cũng có chế độ nam quyền, đâu đâu cũng có những mối hiểm nguy rình rập mình. Hiểm nguy đơn giản là vì nàng là phụ nữ, mà phụ nữ thời ấy đâu có giá trị gì, đến cả quyền sống cũng bị đàn áp thì nàng đâu có thể tự do mà sống ở một nơi khác hoàn toàn xa lạ được. Đến cùng, chỉ có cái chết mới giúp nàng được giải thoát.

Một cái chết ẩn chứa bao ý nghĩa sâu xa. Thương cho số phận hẩm hiu của người con gái bạc mệnh, căm hờn phẫn uất trước kẻ làm chồng mà không thương vợ, không thấu hiểu vợ mình, nhưng phần lớn vẫn là tố cáo chế độ xã hội phong kiến cũ đã bất công với người phụ nữ. Đồng thời, ca ngợi đức hạnh và tấm lòng sắt son, chung thủy của Vũ Nương – một người vợ thùy mị nết na, chịu thương chịu khó. Chỉ tiếc rằng, nàng đã phải chịu cảnh oan ức, bi thương.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nên cái chết của Vũ Nương. Dù người đọc rất xót xa và thương cảm cho nàng, nhưng cũng vui vì sau cái chết ấy là sự giải thoát, sự hồi sinh một cuộc sống mới, một cuộc sống không bao giờ còn khổ đau nữa. Những người phụ nữ hiện đại ngày nay đã được tự do, được bình đẳng hãy nói theo tấm gương của nàng, sống đức hạnh và luôn giàu tình yêu thương. Cứ ở hiền ắt sẽ gặp lành, ngược lại, kẻ nhu nhược sẽ nhận lại kết quả tương xứng với những gì mình đã gây ra.
Nguồn: tailieuvanmau.com
 

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ Nương
Tháng Chín 29, 2017
Chuyện người con gái Nam Xương nhân vật Vũ Nương đã có cái chết rất oan uổng và uất ức, nêu nguyên nhân và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa cái chết Vũ Nương trong truyện ?

Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết Vũ Nương
1. Nguyên nhân

Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã chọn cái chết để thanh minh cho sự trong sạch của mình, có nhiều nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến cái chết đầy oan nghiệt.

Cái chết đó tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục.

Trương Sinh đáng lẽ lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ.

=> Nguyên nhân dễ thấy nhất chính là người chồng Trường Sinh đa nghi, nóng nẩy không hiểu trước sau. Nguyên nhân sâu xa hơn chính là xã hội bất công ,tàn bạo bóp nghẹt quyền sống để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết để thanh minh.

2. Ý nghĩa cái chết thương tâm của Vũ Nương

Vũ Nương tìm đến cái chết thanh minh cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy. Chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, chồng sỉ nhục. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị chính người mà mình thương yêu hết lòng dồn đến bước đường cùng, đẩy nàng vào bế tắc. Suy nghĩ kĩ hơn Trương Sinh chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ, xã hội người phụ nữ luôn luôn bị đàn áp, dường như họ chỉ như một thứ đồ dùng trong tay người đàn ông và không hề có quyền hành gì.

Qua cái chết Vũ Nương chúng ta sẽ thấu hiểu hơn sự bất công trong xã hội cũ, đồng cảm xót thương cho những con người phụ nữ chịu cảnh áp bức, đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt. Cái chết như minh chứng con người có thể chết chứ không thể bị oan ức.

Vũ Nương và những người phụ nữ xưa đều là nạn nhân lễ giáo phong kiến, bị oan khuất và vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng ở họ sẽ mãi mang vẻ đẹp về phẩm chất được người đời khâm phục, trân trọng.
Hay hay ko thì tôi vẫn cần like nha
 
  • Like
Reactions: thienabc

Phong Diệp Dương

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng mười một 2017
9
3
6
17
Thanh Hóa
Chết là sự kết thúc của một cuộc đời đã trải qua bao thăng trầm sóng gió, kết thúc một sự sống đã bao lần bấp bênh. Nhưng đôi khi, cái chết lại chính là sự hồi sinh, là sự bắt đầu của một cuộc sống mới, một cuộc sống không còn khổ đau. Cái chết của người thiếu phụ trẻ trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ chính là một sự khởi đầu cho bao niềm hi vọng, niềm tin mới. Dù cái chết ấy đã mang bao đau thương và ai oán, nhưng với nàng, chỉ có cái chết mới có thể giúp nàng giải thoát được cuộc sống đầy bất hạnh nơi trần thế.

Nguyễn Dữ – một nhà văn giàu lòng thương xót đã xây dựng nên một nhân vật hoàn mỹ, đẹp cả người lẫn nết, nhưng éo le là nàng lại được đặt trong hoàn cảnh bất hạnh, hẩm hiu. Dù thùy mị nết na, dù đã sống hết lòng vì chồng vì con nhưng cuộc đời đầy trắc trở vẫn không buông tha cho nàng. Sau khi Trương Sinh – chồng nàng đi lính trở về, những tưởng vợ chồng sum họp sau bao lâu xa cách sẽ hạnh phúc mặn nồng. Nhưng tai họa đã ập xuống. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ kết án vợ hư hỏng, thất tiết. Dù Vũ Nương giải thích thế nào Trương Sinh cũng không nghe. Bất đắc dĩ, nàng phải tìm đến cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình.

Vũ Nương chết, nhưng là chết cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình được sống. Chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, bị chồng sỉ nhục. Người mà nàng đã ngày đêm mong nhớ, gìn giữ tiết hạnh nhưng cuối cùng lại chính vì người ấy mà nàng phải ôm uất hận, tủi nhục tìm đến cái chết. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị chính người mà mình thương yêu hết lòng dồn đến bước đường cùng, người mà nàng tin rằng sẽ mang lại hạnh phúc cho mình thì nay lại đẩy nàng vào bế tắc, buộc nàng phải chết. Nhưng suy rộng hơn, trong một phần nào đó, Trương Sinh chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ. Ở xã hội ấy, người phụ nữ luôn luôn bì đàn áp, bị trà đạp, dường như họ chỉ như một thứ đồ dùng trong tay người đàn ông và không hề có quyền hành gì. Qua cái chết của Vũ Nương, ta càng thấu hiểu hơn sự bất công mà xã hội dành cho nàng. Đồng thời ta xót thương cho những con người cùng khổ giống như nàng, phải chịu cảnh áp bức đến cùng, đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt bất cứ khi nào.

Như vậy, cái chết của Vũ Nương còn là lời tố cáo đanh thép đến xã hội phong kiến tàn ác, bất nhân, là mũi dao nhọn chĩa vào những người đàn ông, người chồng nhu nhược, nóng nảy và vô tâm như Trương Sinh. Đành rằng hắn là người đa nghi, đành rằng là người đàn ông nắm quyền trong gia đình theo đúng quan niệm của xã hội phong kiến, nhưng nếu hắn thực sự yêu thương vợ thì đã không có cảnh Vũ Nương phải khóc lóc bên bến Hoàng Giang rồi gieo mình tự vẫn trong tủi nhục. Lẽ ra, hắn phải hỏi vợ đầu đuôi sự việc, lắng nghe nàng giải thích, phân biệt đúng sai. Nhưng ngược lại, Trương Sinh đã một mực đánh đuổi vợ, xúc phạm người vợ đã hết lòng vì mình, vì con. Một người chồng như vậy thật đáng lên án và phê phán. Trong xã hội hiện nay cũng không ít những gia đình xảy ra cảnh bạo hành mang lại đau thương cho người phụ nữ. Cũng đã có nhiều người vợ phải ôm hận tìm đến cái chết như Vũ Nương. Một cái chết đầy oan nghiệt và thương tâm.

Nhưng để kết thúc có hậu và bày tỏ lòng thương xót trước người thiếu phụ trẻ thùy mị, nết na, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên những chi tiết ly kì, hấp dẫn. Sau khi gieo mình xuống sông Hoàng Giang, Vũ Nương được các nàng tiên cứu giúp và cho hưởng một cuộc sống mới nơi thủy cung. Nơi mà nàng sẽ chẳng bao giờ còn khổ đau nữa. Thay vào đó là sự yên bình, hạnh phúc. Đây mới chính là nơi để nàng thuộc về. Như vậy, cái chết của Vũ Nương đã trở thành sự hồi sinh, sự khởi đầu cho một cuộc sống mới, một cuộc sống không còn niềm đau và nước mắt. Ở nơi đây, nàng được tôn trọng, được quan tâm, được hưởng những điều xứng đáng nhất với đức hạnh khiết tịnh của mình.

Có ý kiến cho rằng, Vũ Nương có thể bỏ đi một nơi thật xa để bắt đầu lại một cuộc sống mới. Khi nào Trương Sinh hiểu ra mọi chuyện, nàng có thể trở về. Như vậy, nàng vừa không phải chết mà lại vẫn được sống và còn có cơ hội được đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng tiếc rằng, trong xã hội phong kiến ấy, nàng là thân phận nữ nhi yếu đuối mỏng manh, lại không có chút quyền hành trong tay, nàng biết đi đâu về đâu khi mà đâu đâu cũng có chế độ nam quyền, đâu đâu cũng có những mối hiểm nguy rình rập mình. Hiểm nguy đơn giản là vì nàng là phụ nữ, mà phụ nữ thời ấy đâu có giá trị gì, đến cả quyền sống cũng bị đàn áp thì nàng đâu có thể tự do mà sống ở một nơi khác hoàn toàn xa lạ được. Đến cùng, chỉ có cái chết mới giúp nàng được giải thoát.

Một cái chết ẩn chứa bao ý nghĩa sâu xa. Thương cho số phận hẩm hiu của người con gái bạc mệnh, căm hờn phẫn uất trước kẻ làm chồng mà không thương vợ, không thấu hiểu vợ mình, nhưng phần lớn vẫn là tố cáo chế độ xã hội phong kiến cũ đã bất công với người phụ nữ. Đồng thời, ca ngợi đức hạnh và tấm lòng sắt son, chung thủy của Vũ Nương – một người vợ thùy mị nết na, chịu thương chịu khó. Chỉ tiếc rằng, nàng đã phải chịu cảnh oan ức, bi thương.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nên cái chết của Vũ Nương. Dù người đọc rất xót xa và thương cảm cho nàng, nhưng cũng vui vì sau cái chết ấy là sự giải thoát, sự hồi sinh một cuộc sống mới, một cuộc sống không bao giờ còn khổ đau nữa. Những người phụ nữ hiện đại ngày nay đã được tự do, được bình đẳng hãy nói theo tấm gương của nàng, sống đức hạnh và luôn giàu tình yêu thương. Cứ ở hiền ắt sẽ gặp lành, ngược lại, kẻ nhu nhược sẽ nhận lại kết quả tương xứng với những gì mình đã gây ra.
Nguồn: tailieuvanmau.com
Được đấy, nhưng thiếu 1 ý
 

duthichuc04@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng chín 2017
150
52
41
20
Hà Nội
trường trung cơ sở chu văn an
VŨ NƯƠNG tìm đến cái chết thanh minh cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy , chết để không phải sống trong cảnh đa nghi, chồng sỉ nhục.Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bị chính người mà mình thương yêu hết lòng đàn đến bước đường cùng , đẩy nàng vào bế tắc . Suy nghĩ kỹ hơn TRƯƠNG SINH chính là sản phẩm của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến cũ, xã hội người phụ nữ luôn bị đàn áp , dường như họ chỉ như một thứ đồ dùng trong tay người đàn ông và không hề có quyền hành j .Qua cái chết của VŨ NƯƠNG chúng ta sẽ thấu hiểu hơn sự bất công trong xã hội cũ, đồng cảm xót thương cho những người phụ nữ chịu cảnh áp bức , đến ngay cả quyền sống và những khát khao hạnh phúc cũng có thể bị dập tắt. Cái chết như minh chứng con người có thể chết chứ không thể bị oan ức VŨ NƯƠNG và những người phụ nữ xưa đều là nạn nhân lễ giáo phong kiến bị oan khuất và vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần nhưng ở họ sẽ mãi mang vẻ đẹp về phẩm chất được người đời khâm phục , tân trọng.
 

ngọc mon

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2017
143
167
21
21
Phú Thọ
Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lên từ một câu chuyện có thật trong xã hội bất công phong kiến. Câu chuyện hòa trong cái thực và cái hư với hai cảnh sống khác nhau của Vũ Thị Thiết người con gái Nam Xương. Một cảnh trần gian và một ở thủy cung. Tuy đó là hai cảnh đời khác nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một câu chuyện hay đúng với tựa đề của tập truyện: “Truyền kì mạn lục”. Đây là một tập truyện ngắn viết bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỉ mười sáu.

Vũ Thị Thiết là người con gái đức hạnh, con nhà Nho giáo, có học lại xinh đẹp. Còn Trương Sinh vốn là con nhà giàu nhưng không có học, tính tình đa nghi nóng nảy. Với sự chủ hôn của hai gia đình, Vũ Thị Thiết và Trương Sinh nên duyên chồng vợ với tính tình trái ngược nhau. Biết chồng có tính đa nghi, nàng càng giữ gìn khuôn phép, yêu thương chiều chuộng chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng chiến tranh xảy ra, triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân xa mẹ, xa vợ. Nàng ở nhà với bụng mang dạ chửa, và phải chăm sóc mẹ già luôn đau ốm. Nỗi xa chồng chưa dứt nàng phải mang thêm một niềm đau khác là mẹ chồng mất. Nàng lo cho mẹ chồng mồ yên mả đẹp chẳng khác mẹ mình. Và nàng còn phải vất vả nuôi dạy con thơ. Thiết tưởng tấm lòng ấy nàng sẽ được đền bù thỏa đáng. Nhưng nào ngờ khi Trương Sinh trở về sum họp gia đình thì đứa con không nhận là bố. Nó nói: “ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít... Trước đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

Nghe thế tính đa nghi của Trương Sinh nổi dậy, làm cho chàng trở nên mù quáng. Chàng nghĩ rằng vợ mình đã làm một việc mà không một ai có thể tha thứ được đó là tội ngoại tình. Thế là chàng ruồng rẫy đánh đuổi nàng đi. không chịu nghe những lời nàng nói. Với nỗi oan ức đó nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết của Vũ Nương gây cho người đọc nhiều thương tiếc, thương cho người phụ nữ đức hạnh phải chết oan. Tiếc cho kiếp đời ngắn ngủi của người con gái đảm đang, thủy chung. Bên cạnh đó còn có sự tức giận đối với tính tình của Trương Sinh. Tuy nhiên, truyện khỏng phải không có hé mở các khả năng tránh được tấm thảm kịch bi thương của Vũ Nương. Nhưng thật đáng tiếc Trương Sinh không tận dụng được các cơ hội đó. Có thể nói đây là tài kể chuyện xuất chúng của tác giả đã kết thắt rồi mở gây được nhiều chú ý cho người đọc.

Trong nhân gian ta có câu “ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, câu nói ấy khẳng định được sự thật thà của những đứa trẻ. Nó phản ánh đúng sự việc xảy ra. Tuy nhiên cũng mang ít nhiều sự vô lí. Ở đây, bé Đản cũng vậy, bé nói nhiều câu nói rất vô lí nào là “cha nín thin thít “cha không bao giờ bế Đản cả” và khi “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Mặc dù vậy, Trương Sinh lại không nhận thức được dẫn đến cái chết của Vũ Nương, người vợ mà chàng không phải không có thương yêu. Câu chuyện có thể xảy ra theo một chiều hướng khác, nếu Trương Sinh kể chuyện con nói lại cho Vũ Nương nghe khi nàng hỏi... vả lại bố Đản đâu là người lớn hay xa lạ mà chàng phải giấu giếm. Nếu chàng nói thì bi kịch ấy loại bỏ, và sự thật sẽ phơi bày, nàng không tìm đến cái chết. Thế là Trương Sinh lại bỏ lỡ cơ hội để giải quyết tấn bi kịch từ sự chủ quan và đa nghi của mình. Chính vì vậy bi kịch vẫn xảy ra để cuốì cùng Trương Sinh phải chịu sự cắn rứt lương tâm và tự dằn vặt lấy mình.

Trở lại với lời nhận xét của vua Lê Thánh Tông, ta thấy đúng là Trương Sinh phũ phàng, chàng đã đem lấy uy lực nam nhi để giải quyết tấn bi kịch. Chàng cứ khư khư cho rằng mình đúng, không nghe lời nói của vợ. Còn Vũ Nương là người con gái ngoan hiền, đáng kính đáng trọng mà phải chết vì một chuyện không đâu. Nỗi oan của Vũ Nương còn hơn nỗi oan của Thị Kính. Thị Kính còn biết mình bị oan vì sao, còn Vũ Nương thì chí biết mình có tội chứ không biết được nguyên nhân. Câu chuyện tuy kể về gia đình nhưng nó vẫn vượt ra khỏi khuôn khổ ấy. Ở đây, ta thấy truyện đã mang tính xã hội: khi chế độ nam quyền đã đè nặng lên vai người phụ nữ, họ không có quyền sống tự do của mình. Và chế độ trọng nam khinh nữ ấy đã thấm sâu vào máu huyết của người đàn ông. Đằng sau cái chết, đằng sau sự khinh rẻ của mọi người và xã hội với Vũ Nương ta còn thấy hình ảnh của nhiều người phụ nữ khác. Những lời nói của Vũ Nương chẳng ai tin nữa, chỉ có cái chết mới có thể minh oan được. Nhưng cái chết ấy vẫn chưa đủ điều kiện để khẳng định sự chung thủy của nàng nếu không có lời nói của bé Đản lúc sau. Nhìn chung, cái chết của Vũ Nương do Trương Sinh trực tiếp gây ra nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là cái xã hội bất công, đầy ngang trái.

Nói tóm lại, câu chuyện đã phản ánh rất rõ nét về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tuy có nhiều khả năng tránh được thảm kịch nhưng những hủ tục cổ xưa lại làm cho thảm kịch xảy ra.
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Phân tích ý nghĩa cái chết của nhân vật Vũ Nương
Gợi ý:
- Lí do cái chết: Do lời nó của bé Đản, do cái thói gia trưởng của Trương Sinh, do chiến tranh phi nghĩa.
- Hình ảnh cái chết: Vũ Nương gieo mình xuống dòng sông Tiền Đường để bảo vệ trinh tiết, chứng minh mình trong sạch.
- Kết quả: Vũ Nương được cứu.
- Ý nghĩa của cái chết: Chứng minh được sự trong sạch của Vũ Nương , bật lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
 
Top Bottom