Văn Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Giá trị hiện thực và nhân đạo:

a. Giá trị hiện thực:

- Về giá trị hiện thực,tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân thuỳ mị, nết na ; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính. Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà trương Sinh đã nghi ngờ lòng thuỷ chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng quẫn và bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình.

- Ngoài ra, truyện còn phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công vô lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na.

+ Xét trong quan hệ gia đình, thái độ và hành động của Trương Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếu căn cứ (chỉ dựa vào câu nói vô tình của đứa con ba tuổi, bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ và lời can ngăn của hàng xóm).

+ Nhưng xét trong quan hệ xã hội : hành động ghen tuông của Trương Sinh không phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng giận bất thường mà là hệ quả của một loại tính cách – sản phẩm của xã hội đương thời.

- Tuy nhiên, nếu Trương Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nương thì nguyên nhân sâu xa là do chính xã hội phong kiến bất công – xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, và lời buộc tội, gỡ tội cho người phụ nữ bất hạnh ấy lại phụ thuộc vào những câu nói ngây thơ của đứa trẻ ba tuổi (lời bé Đản). Đó là chưa kể tới một nguyên nhân khác nữa : do chiến tranh phong kiến–dù không được miêu tả trực tiếp, nhưng cuộc chiến tranh ấy đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật trong tác phẩm (người mẹ sầu nhớ con mà chết; Vũ Nương và Trương Sinh phải sống cảnh chia lìa; bé Đản sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của người cha và khi cha trở về thì mất mẹ). Đây là một câu chuyện diễn ra đầu thế kỉ XV (cuộc chiến tranh xảy ra thời nhà Hồ) được truyền tụng trong dân gian, nhưng phải chăng qua đó, tác phẩm còn ngầm phê phán cuộc nội chiến đẫm máu trong xã hội đương thời (thế kỉ XVI).

b. Giá trị nhân đạo:

* Nhận định khái quát về tư tưởng nhân đạo trong văn học:

- Văn học là một hoạt động sáng tạo của con người nhằm khám phá và khẳng định những giá trị của đời sống, nhằm vươn tới những điều tốt đẹp và hoàn thiện của con người và cuộc đời. Tư tưởng nhân đạo thường là một tư tưởng lớn thấm nhuần trong những nền văn học tiến bộ, trong những tác phẩm văn học ưu tú.

- Nói tới tư tưởng nhân đạo là nói tới thái độ của nhà văn trong cách khám phá đời sống và con người . Nhà văn đã nhìn thấy những bất công, nghịch cảnh, nghịch lí đối với con người và thủ phạm của nó; nhà văn thể hiện sự quan tâm, niềm cảm thương sâu sắc đối với những con người phải chịu áp bức,khổ đau, thiệt thòi; thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo những cái xấu, cái ác. Quan trọng hơn, nhà văn khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người, thể hiện niềm tin vào cái đẹp, vào công lí, hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người…

- Giá trị nhân đạo thường không tách rời giá trị hiện thực( phải khổ người ta mới thương; phải bất công, ngang trái người ta mới lên án, tố cáo) và luôn được làm sáng rõ, thuyết phục trong những tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật.

* Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

- Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương.

- Thể hiện niềm tin vào điều tốt đẹp: Đề cao giá trị nhân nghĩa “ở hiền gặp lành” qua kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân.

- Qua số phận nhiều thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có nhiều bất công ( Bi kịch của Vũ Nương ):

+ Cất lên tiếng nói tố cáo xã hội đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người.

+ Thể hiện niềm cảm thông, thương xót cho số phận oan trái.
 

WindyTA

Học sinh tiến bộ
Thành viên
26 Tháng tư 2017
746
1,453
204
21
Bắc Ninh
Galaxy
Giá trị Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là gì ?
(Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên)
theo mình bài trên có 2 ý thứ nhất là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung thì gồm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
theo mình bài trên có 2 ý thứ nhất là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung thì gồm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Thành công về nghệ thuật:

- Xây dựng được cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống ( chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ trong thời loạn lạc, cuộc hôn nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến…); tạo được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người.

- Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng trở về trên sông… tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha… Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ…

- Việc vận dụng linh hoạt các loại hình ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
 
  • Like
Reactions: WindyTA

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
theo mình bài trên có 2 ý thứ nhất là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung thì gồm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Nói đến giá trị của môt tác phẩm thì đề cập bởi hai khía cạnh
- Giá trị nội dung
- Giá trị nghệ thuật
Với Truyện Người con gái Nam Xương thì ở mặt giá trị nội dung bao gồm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thức
Cần đề cập hết nhé
 
  • Like
Reactions: WindyTA

WindyTA

Học sinh tiến bộ
Thành viên
26 Tháng tư 2017
746
1,453
204
21
Bắc Ninh
Galaxy
Nói đến giá trị của môt tác phẩm thì đề cập bởi hai khía cạnh
- Giá trị nội dung
- Giá trị nghệ thuật
Với Truyện Người con gái Nam Xương thì ở mặt giá trị nội dung bao gồm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thức
Cần đề cập hết nhé
Chị có thể lập dàn ý chi tiết cho em được không ạ?
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Chị có thể lập dàn ý chi tiết cho em được không ạ?
- Em tham khảo tư liệu của bạn trên để nắm rõ nhé.
-Quan điểm về mặt nhân đạo trong tác phẩm: Không cần quá chi tiết trong phần lí luận, chỉ cần đề cập qua và làm rõ 4 ý chính sau ( Làm rõ qua các chi tiết trong truyện)
+ Câu chuyện là lời tố cáo đanh thép tội ác của các thế lực đã dồn đẩy người phụ nữ
+ Tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp phẩm cách con người
+ Là tiếng lòng cảm thông, thấu hiểu sâu sắc của tác giả đối với thân phận người phụ nữ có phẩm chất ngời sáng nhưng chịu nhiều nỗi bất hạnh, sống trong nghịch cảnh
+ Kết thúc tác phẩm, tác giả mở ra hướng đi mới cho nhân vật của mình
 
Top Bottom