Văn Chuyện người con gái Nam Xương

Hà Cao

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
9
2
6
21
Thanh Hóa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình lập dàn ý đề này với!
Nhận xét về chi tiết chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương, giáo sư Phan Trọng Luân nhận xét:" Chi tiết chiếc bóng nói lên cái ngẫu nhiên vo lí nhưng lại quyết định đến số phận con người". Từ cảm nhận về nhan vật Vũ Nương, phân tích câu nói trên.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của nhà văn Nguyễn Dữ mang ý nghĩa rất quan trọng, nó giữ vai trò thắt nút và mở nút cho câu chuyện:

  • Chi tiết "cái bóng" có ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện:
- Đối với Vũ Nương - một người vợ thủy chung - thì "cái bóng" chỉ là "cái bóng". Trong những ngày chồng xa nhà, vì thương nhớ chồng,và khát khao sum họp, không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha, Vũ Nương đã chỉ "bóng" mình trên vách qua ánh đèn và nói đó là cha Đản. Mục đích lời nói đó của Vũ Nương là hoàn toàn tốt đẹp.

- Đối với bé Đản, mới chỉ 3 tuổi còn thơ ngây, chưa thể nào hiểu hết những điều phức tạp nên nó đã tin có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế Đản cả.

- Còn đối với Trương Sinh - một người ít học, đa nghi, hồ đồ - khi nghe bé Đản nói về cha của mình(chính là "cái bóng") đã làm nảy sinh sự nghi ngờ về sự không chung thủy,nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đuổi Vũ Nương và khiến cho nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

  • Chi tiết "cái bóng" có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện: Chính nhờ cái bóng ở trên tường được bé Đản gọi là "cha" mà sau này, chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ. Bao nghi ngờ, oan ức đều được hóa giải nhờ vào chiếc bóng. Trương Sinh đã hiểu ra tất cả nhờ chi tiết cái bóng. Như vậy, cái bóng đóng vai trò rất quan trọng trong 'Chuyện người con gái Nam Xương'.
Chính cách thắt nút và cởi nút của câu chuyện qua chi tiết "cái bóng" này đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan khuất, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến càng nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ càng thêm sâu sắc.
=>giáo sư phan trọng luân nhận xét vô cùng đúng đắn
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Dàn ý
a. Mở bài:

- Chi tiết để lại dấu ấn cho người đọc.

- Chiếc bóng đóng vai trò quan trọng , làm cầu nối cho câu chuyện, làm nên điều kỳ diệu trong tác phẩm.

b. Thân bài:

1) Sự xuất hiện của cái bóng:

- Lần 1: cái bóng của Vũ Nương xuất hiện khi Trườn Sinh đi lính.

- Lần 2: cái bóng xuất hiện khi Vũ Nương đã mất, đây là bóng của Trương Sinh.

Cái bóng xuất hiện hai lần ở hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai tình huống người phát hiện đều là bé Đản, tuy vai trò của hai chiếc bóng không giống nhau nhưng giá trị của tình tiết này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.

2) Vai trò và ý nghĩa của từng chiếc bóng trong truyện:

+ Chiếc bóng 1: làm cho câu chuyện thắt nút, đẩy kịch tính lên đỉnh điểm, khiến cho câu chuyện rẽ sang một hướng mới, vượt khỏi tầm kiểm soát của người tạo ra nó.

Khi nói chuyện với con về chiếc bóng, Vũ Nương xuất phát từ ý thiện: muốn con được sống trong cảnh đoàn viên hạnh phúc, còn với Vũ Nương thì vơi đi nỗi khắc khoải. Chiếc bóng làm cho độ căng cảu tác phẩm lên cao, độc giả thấy ngột ngạt và bức bối, mâu thuẫn đã đến lúc cần phải giải quyết.

+ Chiếc bóng 2: nó cởi nút thắt cho câu chuyện, làm cho câu chuyện sang một hướng khác.

Nếu như chiếc bóng 1 đẩy Vũ Nương vào chỗ chết thì chiếc bóng hai lại giải oan cho Vũ Nương, Vũ Nương có thể ngậm cười nơi chín suối vì lời thề nguyền của nàng đã linh ứng.

3) Bài học để lại cho đời:

- Hôn nhân phải dựa trên tình yêu chân chính.

- Hạnh phúc gia đình phải do mỗi thành viên chung tay tạo nên.

- Vợ chồng thì phải tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.

c. Kết bài:

- Cái bóng là một sáng tạo độc đáo của tác giả Nguyễn Dữ, nhờ chi tiết này mà bi kịch thì thêm sâu sắc mà tính nhân văn lại cũng được đề cao.

- Với việc sáng tạo chi tiết cái bóng, Truyền kỳ mạn lục xứng đáng với lời khen tặng là một “thiên cổ kỳ bút”.
Nguồn: đã chỉnh sửa
 
Top Bottom