

Trương An năm ấy vừa hơn ba mươi thì song thân đã không còn. Thuở ấu thơ thì mẹ mất đi không rõ nguyên nhân, nay cả người cha anh hết lòng phụng dưỡng cũng bệnh nặng qua đời. Trương gượng đau mà thu xếp di vật cha để lại. Sinh thời, Trương chưa thấy cha đặc biệt lưu luyến thứ gì, trừ chiếc hộp gấm kia, mỗi lần nhìn vào lại hai hàng lệ chảy. Mãi đến trước lúc lâm chung, cha mới trân trọng trao lại cho anh, cẩn thận dặn dò:
- Sau khi cha đi, con mới được mở ra xem, toàn tâm giữ gìn, di ngôn trong đó lại càng phải nhất nhất làm theo, không được trái ý.
Nay, Trương mở cẩm hộp, bên trong đặt một chiếc hoa vàng, cùng một phong thư.
Thư rằng:
“Gửi con trai Trương An,
Cha vốn là trưởng tử Trương gia, một đời tuy chưa lập nên công danh hiển hách nhưng đối với Trương gia cũng không làm việc gì lấy làm hổ thẹn. Duy đối với thân mẫu của con, bao năm nay cha vẫn canh cánh trong lòng, tội lỗi năm xưa không thể nào bù đắp được. Lẽ ra phải sớm nói với con những lời này, nhưng cha tâm tính chưa thuần, không đủ dũng khí nói ra. Nay con đọc thư này, hẳn cha đã không còn, con dẫu có biết được, oán hờn gì cha, cha cũng chịu.
Thân mẫu con thật là Vũ thị, tên là Thiết, quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp, cha năm ấy cảm vì tướng mạo, mến vì tính tình nên xin phụ mẫu mang trăm lạng vàng cưới về. Cha tuổi trẻ khí thịnh, lại nóng tính hay ghen, mẹ con tâm tư chu đáo, hết lòng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Vậy nên nhà ta khi đấy cũng xem như trên thuận dưới hòa, một nhà đầm ấm. Song, cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nước nhà tuyển quân đi đánh Chiêm Thành. Cha tuy con nhà dòng, nhưng không phải sĩ tử nên phải ghi danh sung binh loạt đầu. Lúc chia ly, Vũ nương đã hoài thai tròn chín tháng. Đấy chính là con, nhũ danh là Đản.
Cha một lòng ghi nhớ lời dặn của mẫu thân và Vũ nương, không cầu công cao lộc cả, chỉ cầu hai chữ bình an. Sau khi quân ta toàn thắng, cha trở về quê cũ thì được tin nội tổ con đã cưỡi hạc về trời, cha vô cùng đau xót. Nhưng con đã khỏe mạnh chào đời, lại còn thông minh kháu khỉnh, cha cũng lấy làm an ủi. Cha dẫn con đi viếng mộ phần của nội, khi đấy con còn nhỏ năm, vừa tập nói được chút ít thôi. Nhưng những lời con nói ra, lại là nguồn cơn của bi kịch. Cha không biết nên đổ lỗi cho con hay tự oán giậnbản thân mình. Có phải cha rất tệ bạc không? Cha nhận ta là cha con. Con lại nói với cha rằng con còn có một người cha khác, chỉ đêm mới đến, người im thin thít, mẹ con đi cũng đi, mẹ con ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế con cả. Cha bấy giờ chỉ nghĩ tâm tính trẻ con ngây thơ, có bao giờ nói dối mà không tưởng đến uẩn khúc bên trong, lửa giận bừng bừng quay về hài tội mẹ con là thất tiết. Nàng biện giải ta không tin, bà con lối xóm bênh vực nàng làm càng làm tăng mối ngờ vực. Bao ngày tủi hổ nàng không chịu được nên đã trầm mình tại bến Hoàng Giang, cha dẫu giận nàng không giữ phụ đạo nhưng vẫn nghĩ tình nghĩa bao năm mà tìm vớt thi thể mẹ con lên, tiếc là không gặp. Trước khi rời đi nàng có nhắn lại rằng:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Giá mà ta giữ nàng lại. Một đêm, chỉ một mọi chuyện đã có thể cứu vãng. Đêm đấy, con ngồi trong lòng ta, chỉ vào cái bòng trên tường mà bảo:
- Cha Đản lại đến rồi!
Thì ra ta ghen hờn với một chiếc bóng. Thì ra ta ghen với chiếc bóng nàng dùng để dỗ con hằng đêm, ghen với chính bằng chứng cho sự trung trinh của nàng. Cha thật nực cười! Cha dẫu có hối hận đến mực nào thì mẹ con cũng đã không còn, tội lỗi sao có thể nói đến kiếp sau mà chuộc lại. Thật hoang đường! Kiếp này làm sai, định sẵn đời đời mang nợ, muốn trả liệu có tìm được đúng người.
Cha mang nỗi dằn vặt đấy suốt hơn mười năm, không ngừng tìm kiếm tung tích mẹ con, vẫn mong nàng sống còn nơi dương thế. Trời không phụ người có lòng, ta gặp được đầu mục bến Hoàng Giang năm xưa – Phan Lang. Phan kể rằng gặp được nàng tại thủy linh của Linh Phi, nàng vẫn còn sống như ứng lời thề năm xưa: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ nương trao hoa vàng làm tin, nhắn rằng nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, nàng sẽ hiện về. Cha tin lời làm theo, mẹ con thật trở lại nhưng có lẽ tâm tàn tình cạn, nàng chỉ nói ở tại giữa sông mà vọng rằng: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa”.
Cha ngày ngày ngắm hoa vàng nàng để lại, mỗi năm đến bến Hoàng Giang lập đàn, hy vọng mẹ con trở về. Ròng rã nhiều năm vẫn biền biệt tâm hơi. Nay cha biết kiếp số mình sắp đến, không thể im hơi lặng tiếng mãi được, dặn con vài điều. Thứ nhất, chuyện điền sản không có gì đáng bận tâm, con tự mình lo liệu. Thứ hai, con đến bến Hoàng Giang tìm gặp Phan Lang, hỏi thăm tin tức của mẹ con, nếu nàng còn sống thì nhắn giúp cha rằng mệnh cha đã tận, không thể tận mặt tìm nàng. Còn như nàng đã mãn phần, con nhớ làm tròn chữ hiếu, đưa linh vị mẹ con về đây. Cuối cùng, chiếc hoa vàng nọ, con giúp cha đặt theo bên người, kỷ vật của mẹ con, cha dẫu nhắm mắt xuôi tay cũng không buông được.
Gia phụ Trương Sinh.”
Trương An đọc xong thư, biết được khuất tất năm xưa cũng không dám mảy may hờn trách cha mình. Dẫu sau đã nhiều năm như vậy, cha cũng là lỗi vô tâm nào phải cố tình. Hiếu đạo đặt trên đầu, phận làm con sao có thể làm điều trái ngược luân thường. Anh dự định sắp xếp hậu sự cho cha xong, đến khi mãn tang liền tìm đến Hoàng Giang, thay cha hoàn thành di nguyện.
- Sau khi cha đi, con mới được mở ra xem, toàn tâm giữ gìn, di ngôn trong đó lại càng phải nhất nhất làm theo, không được trái ý.
Nay, Trương mở cẩm hộp, bên trong đặt một chiếc hoa vàng, cùng một phong thư.
Thư rằng:
“Gửi con trai Trương An,
Cha vốn là trưởng tử Trương gia, một đời tuy chưa lập nên công danh hiển hách nhưng đối với Trương gia cũng không làm việc gì lấy làm hổ thẹn. Duy đối với thân mẫu của con, bao năm nay cha vẫn canh cánh trong lòng, tội lỗi năm xưa không thể nào bù đắp được. Lẽ ra phải sớm nói với con những lời này, nhưng cha tâm tính chưa thuần, không đủ dũng khí nói ra. Nay con đọc thư này, hẳn cha đã không còn, con dẫu có biết được, oán hờn gì cha, cha cũng chịu.
Thân mẫu con thật là Vũ thị, tên là Thiết, quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp, cha năm ấy cảm vì tướng mạo, mến vì tính tình nên xin phụ mẫu mang trăm lạng vàng cưới về. Cha tuổi trẻ khí thịnh, lại nóng tính hay ghen, mẹ con tâm tư chu đáo, hết lòng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Vậy nên nhà ta khi đấy cũng xem như trên thuận dưới hòa, một nhà đầm ấm. Song, cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nước nhà tuyển quân đi đánh Chiêm Thành. Cha tuy con nhà dòng, nhưng không phải sĩ tử nên phải ghi danh sung binh loạt đầu. Lúc chia ly, Vũ nương đã hoài thai tròn chín tháng. Đấy chính là con, nhũ danh là Đản.
Cha một lòng ghi nhớ lời dặn của mẫu thân và Vũ nương, không cầu công cao lộc cả, chỉ cầu hai chữ bình an. Sau khi quân ta toàn thắng, cha trở về quê cũ thì được tin nội tổ con đã cưỡi hạc về trời, cha vô cùng đau xót. Nhưng con đã khỏe mạnh chào đời, lại còn thông minh kháu khỉnh, cha cũng lấy làm an ủi. Cha dẫn con đi viếng mộ phần của nội, khi đấy con còn nhỏ năm, vừa tập nói được chút ít thôi. Nhưng những lời con nói ra, lại là nguồn cơn của bi kịch. Cha không biết nên đổ lỗi cho con hay tự oán giậnbản thân mình. Có phải cha rất tệ bạc không? Cha nhận ta là cha con. Con lại nói với cha rằng con còn có một người cha khác, chỉ đêm mới đến, người im thin thít, mẹ con đi cũng đi, mẹ con ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế con cả. Cha bấy giờ chỉ nghĩ tâm tính trẻ con ngây thơ, có bao giờ nói dối mà không tưởng đến uẩn khúc bên trong, lửa giận bừng bừng quay về hài tội mẹ con là thất tiết. Nàng biện giải ta không tin, bà con lối xóm bênh vực nàng làm càng làm tăng mối ngờ vực. Bao ngày tủi hổ nàng không chịu được nên đã trầm mình tại bến Hoàng Giang, cha dẫu giận nàng không giữ phụ đạo nhưng vẫn nghĩ tình nghĩa bao năm mà tìm vớt thi thể mẹ con lên, tiếc là không gặp. Trước khi rời đi nàng có nhắn lại rằng:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Giá mà ta giữ nàng lại. Một đêm, chỉ một mọi chuyện đã có thể cứu vãng. Đêm đấy, con ngồi trong lòng ta, chỉ vào cái bòng trên tường mà bảo:
- Cha Đản lại đến rồi!
Thì ra ta ghen hờn với một chiếc bóng. Thì ra ta ghen với chiếc bóng nàng dùng để dỗ con hằng đêm, ghen với chính bằng chứng cho sự trung trinh của nàng. Cha thật nực cười! Cha dẫu có hối hận đến mực nào thì mẹ con cũng đã không còn, tội lỗi sao có thể nói đến kiếp sau mà chuộc lại. Thật hoang đường! Kiếp này làm sai, định sẵn đời đời mang nợ, muốn trả liệu có tìm được đúng người.
Cha mang nỗi dằn vặt đấy suốt hơn mười năm, không ngừng tìm kiếm tung tích mẹ con, vẫn mong nàng sống còn nơi dương thế. Trời không phụ người có lòng, ta gặp được đầu mục bến Hoàng Giang năm xưa – Phan Lang. Phan kể rằng gặp được nàng tại thủy linh của Linh Phi, nàng vẫn còn sống như ứng lời thề năm xưa: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ nương trao hoa vàng làm tin, nhắn rằng nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, nàng sẽ hiện về. Cha tin lời làm theo, mẹ con thật trở lại nhưng có lẽ tâm tàn tình cạn, nàng chỉ nói ở tại giữa sông mà vọng rằng: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa”.
Cha ngày ngày ngắm hoa vàng nàng để lại, mỗi năm đến bến Hoàng Giang lập đàn, hy vọng mẹ con trở về. Ròng rã nhiều năm vẫn biền biệt tâm hơi. Nay cha biết kiếp số mình sắp đến, không thể im hơi lặng tiếng mãi được, dặn con vài điều. Thứ nhất, chuyện điền sản không có gì đáng bận tâm, con tự mình lo liệu. Thứ hai, con đến bến Hoàng Giang tìm gặp Phan Lang, hỏi thăm tin tức của mẹ con, nếu nàng còn sống thì nhắn giúp cha rằng mệnh cha đã tận, không thể tận mặt tìm nàng. Còn như nàng đã mãn phần, con nhớ làm tròn chữ hiếu, đưa linh vị mẹ con về đây. Cuối cùng, chiếc hoa vàng nọ, con giúp cha đặt theo bên người, kỷ vật của mẹ con, cha dẫu nhắm mắt xuôi tay cũng không buông được.
Gia phụ Trương Sinh.”
Trương An đọc xong thư, biết được khuất tất năm xưa cũng không dám mảy may hờn trách cha mình. Dẫu sau đã nhiều năm như vậy, cha cũng là lỗi vô tâm nào phải cố tình. Hiếu đạo đặt trên đầu, phận làm con sao có thể làm điều trái ngược luân thường. Anh dự định sắp xếp hậu sự cho cha xong, đến khi mãn tang liền tìm đến Hoàng Giang, thay cha hoàn thành di nguyện.