[Chuyên mục] Bình Giảng Văn Học.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bình giảng Văn học là gì? Là phương thức giúp người đọc tiếp nhận, cảm, hiểu chỗ sâu sắc, độc đáo, tinh tế, thú vị nhất của tác phẩm văn học.

Trong khi học, cô giáo mình luôn nói đến 2 điều đó là Lý Luận văn học và Bình Giảng Văn học. Lý luận văn học thì lên 12 mới được học, còn Bình giảng thì chưa rõ nguồn ... :M025:
Trước đây thì Bình giảng Văn học thường được đưa vào trong những đề thi HSG, nhưng hiện nay thì việc làm quen với Bình giảng cũng không hề mới mẻ gì với học sinh 11.

Và có 1 điều nữa, là Bình Giảng Văn học đề cập đến những vấn đề sâu sắc nhất, độc đáo, tinh tế nhất trong mỗi tác phẩm văn học. Nên đó là vấn đề cực kì thú vị . :M038:


-Bình mà lặp lại giảng->nhàm nhạt.
-Bình không dựa vào giảng -> dễ đi xa tán rộng.
-Giảng không bình -> cạn nông.
-Bình và giảng gắn với nhau, bình trên cơ sở giảng
.

Phương châm là : Hiểu gì nói nấy, nhưng quan trọng hơn là hiểu đúng vấn đề rồi hãy nói. :M38:


Bắt đầu luôn :
:M034:
Bình giảng chi tiết "Cái lò gạch cũ của làng Vũ Đại" trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao.


:M063:
 
C

congchualolem_b

Chị nghĩ nói ra từ "bình giảng" có vẻ hơi cao, loại bình giảng khá khó, nó đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều kĩ năng và kiến thức. Ở trình độ THPT chị nghĩ k ai bắt mình phải đi bình giảng và loại đề này h` cũng rất hiếm, trong bình phải giảng và trong giảng phải bình, bình bình giảng giảng... Bình giảng khác với nghị luận bởi tính chất của nó rất sâu, khai thác sâu vào khía cạnh của vấn đề. 1 bài bình giảng cũng k có bố cục cụ thể như nghị luận, bài bình giảng đôi lúc rất ngắn nhưng nhiều khi cũng khá dài, tất cả bài chỉ dồn vào 1 chi tiết duy nhất, k vòng vo hay xoay chuyển này nọ. Khó lắm! K khéo đau đầu mất :D giờ ng ta chú trọng đề mở là chủ yếu, bình giảng chỉ cần đọc để tham khảo, em xoáy nhiều vào em ngâm k nổi đâu :D chị cũng ngán bình giảng lắm vì nó nên ngán lây lí luận văn học.
 
T

thuyhoa17

Chị nghĩ nói ra từ "bình giảng" có vẻ hơi cao, loại bình giảng khá khó, nó đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều kĩ năng và kiến thức. Ở trình độ THPT chị nghĩ k ai bắt mình phải đi bình giảng và loại đề này h` cũng rất hiếm, trong bình phải giảng và trong giảng phải bình, bình bình giảng giảng... Bình giảng khác với nghị luận bởi tính chất của nó rất sâu, khai thác sâu vào khía cạnh của vấn đề. 1 bài bình giảng cũng k có bố cục cụ thể như nghị luận, bài bình giảng đôi lúc rất ngắn nhưng nhiều khi cũng khá dài, tất cả bài chỉ dồn vào 1 chi tiết duy nhất, k vòng vo hay xoay chuyển này nọ. Khó lắm! K khéo đau đầu mất :D giờ ng ta chú trọng đề mở là chủ yếu, bình giảng chỉ cần đọc để tham khảo, em xoáy nhiều vào em ngâm k nổi đâu :D chị cũng ngán bình giảng lắm vì nó nên ngán lây lí luận văn học.
Cứ 1 lần thử xem mà chị ^^.
Em muốn thử được cái cảm giác đó :-\" , vì giờ nó chưa có :((
 
S

s0cbay_kut3

Em cũng không biết chính xác cả 2 thao tác "Bình và giảng" là sao nữa :| :-s (đây có phải là spam ko ạ? ) :-/

Em nghĩ ai có kinh nghiệm thì chỉ giúp chùng em với ạ :(
 
P

phamminhkhoi

cũng không biết chính xác cả 2 thao tác "Bình và giảng" là sao nữa :-s (đây có phải là spam ko ạ? )

Bình là đi vào cảm nhận cái hay, cái độc đáo của một đoạn thơ văn để mà phân tích. Nói cái khác, trong khi phân tích trải dài trên toàn bộ tác phẩm thì bình giảng xoáy sâu vào một ý, một điểm tuỳ theo cảm nhận, có quyền bỏ qua các ý còn lại.

Cá nhân tớ thấy phương pháp tiếp cận một đề văn không quan trọng bằng khả năng đọc, hiểu và xử lý đề văn đấy :) Thậm chí học sinh càng kém càng học bình giảng để rèn luyện tư duy trong văn học. Nhưng cái khó của văn bình giảng là tìm ra đuợc cái nét độc đáo của nó mà bình :) Tóm lại là để viết tốt một bài bình giảng bạn không chỉ có 1 kiến thức và cảm thụ tốt mà phải có một tư duy rất sắc sảo, nếu không bài bị chửi "lên bờ xuống ruộng" liền.

Theo tác bình va giảng có thể hiểu (hơi khập khiễng) là: trước tiên nêu các chi tiết đặc sắc của một bài văn, bài thơ, rồi đi vào cảm nhận, lý giải câu thơ, tập trung vào những điểm nhấn mà mình cho là đặc sắc :)
 
T

thuyhoa17

Cứ thử từ từ đi :M032:
Trước lạ sau quen :M037:
Làm đi nào mọi người , nói ý thôi, từ từ rồi viết văn sau :M063: đề ở phía trên ấy :M02:
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom