"enzim hoạt tải (chất mang)" là một cụm từ khó hiểu, chả hiểu sao sách vở giáo khoa lại xài từ này !?.
Trong hoạt động trao đổi chất của màng tế bào thì có : Enzyme vận chuyển (ATPase) hay Protein vận chuyển.
Mình hỏi lại là cụm "enzim hoạt tải chất mang" chứ không phải "enzim hoạt tải (chất mang)" ạ.
Với lại, enzyme hoạt tải đúng như bạn giải thích ở trên (là như ATP ase hay pro vận chuyển) nhưng chất mang lại khác đấy ạ. Chất mang là một chất lưu động, nó có thể là từ nội bào hoặc ngoại bào. Người ta nói chất mang để chỉ những chất đi cùng với chất vận chuyển. Hoặc rất ít khi người ta dùng "chất mang" để chỉ một loại enzyme vận chuyển trên màng, để nói thì người ta sẽ dùng "protein mang".
Vì vậy, không thể nói
" vai trò enzyme hoạt tải chất mang" rồi nêu về enzyme vận chuyển (ATP ase) hay protein vận chuyển.
Linh hoạt mà nói trong câu hỏi của bạn đăng#1 thì bạn cũng không thể trả lời về enzyme tham gia hoạt động trao đổi chất như trên , vì protein vận chuyển và protein mang khác nhau, protein vận chuyển có thể là pro kênh mà?
Mặc khác:
- Trang 19 sgk nâng sao sinh 11 có nói về vận chuyển ion như này:
" vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược gadient nồng độ nên cần....tức là cần sự tham gia ATP và một số chất trung gian, thường
gọi là chất mang. ATP và chất mang thường được
cung cấp từ quá trình chuyển hóa vật chất (chủ yếu từ qt hô hấp)"
Nên có thể hiểu, chất mang không phải chỉ là "protein mang" hay "enzyme hoạt tải" mà là những chất trung gian. Vd muốn vận chuyển proton trở lại tb thì có thể vận chuyển nó cùng với sucroce. Đấy là dẫn chứng để mình hỏi bạn về cách "sách giáo khoa cũng xài từ này".
p/s: Thật ra còn vài ý và vd mà dài quá rồi. Kiến thức hạn hẹp của mình thì chỉ có thể giải thích hơi dài một chút. Với tinh thần muốn trao đổi học hỏi thêm.