Sinh 11 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật

Trà My Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng ba 2017
221
64
169
23
Hà Tĩnh
THPT Can Lộc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phân biệt tiêu hóa ở đong vật có túi tiêu hóa với động vật có ống tiêu hóa???
2. Phân biệt các hình thức hô hấp ở động vật???
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, vận tốc máu???
4. Hãy nêu các vận dụng của cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí.
MONG MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ MÌNH VỚI Ạ !!!
MÌNH CẢM ƠN NHIỀU!!!
( vì mình đang ôn tập học kì)
 
Last edited:

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Câu 1:
- Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzym để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
- Lỗ miệng cũng làm chức năng hậu môn.
- Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.
.

Câu 2:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể
Ví dụ: giun đất, con đỉa… (hô hấp qua da)
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Gặp ở côn trùng. Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở.
3. Hô hấp bằng mang
- Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp
+ Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang
+ Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang
4. Hô hấp bằng phổi
- Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.
+ Thú: khoang mũi à hầu à khí quản à phế quản
+ Lưỡng cư: hô hấp bằng da và phổi
+ Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí

Câu 3:
- Huyết áp: Sự co dãn ở tim, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tiểu sử gia đình, béo phì, chế độ dinh dưỡng, stress, mắc một số bệnh nào đó.
- Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện của mạch, tiết diện càng lớn thì vận tốc càng lớn (nguyên lý động lực học chất lỏng)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trà My Chi

Trà My Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng ba 2017
221
64
169
23
Hà Tĩnh
THPT Can Lộc
Câu 3:
- Huyết áp: Sự co dãn ở tim, chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tiểu sử gia đình, béo phì, chế độ dinh dưỡng, stress, mắc một số bệnh nào đó.
- Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện của mạch, tiết diện càng lớn thì vận tốc càng lớn (nguyên lý động lực học chất lỏng)
Bạn có thể phân tích rõ hơn cho mình được không ạ?
 
Top Bottom