Hóa Chuyên đề V. Cacbohidrat

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TINH BỘT
I.Cấu trúc phân tử
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột
1. Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
2. Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội
- Trong nước nóng từ $65^{o}$C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)...

III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

- Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng bạc
qTzbkDtfnH6QbW0s9jEy09z2vTGjCalSLSPRh1frqgC_0PJgVGlawhYikSE0vYqwl1veAHWfsmxVQF4eYqWDLD_JM2OODrDpEkZqJnF5NkGXB1YXRsbGQNRnzJkWYNqZsSZO0dMh

- Thủy phân nhờ enzim:
z7qvKWJ60V64pYrg0z_uL4v8e1uD3kbpkmQbCHWJs7WJKYS6tuJvqwpxQeoshvSZee_sFAyJWFEEtlFtBb4rm1-xxq67Raw6g0CRFqBLjcV2y_-DjBoTgOFZGVNuXX32T7ZCLlZF


2. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)
Hồ tinh bột + dung dịch $I_2$ → hợp chất màu xanh tím
- Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện
3. Điều chế
Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
6n$CO_2$ + 5n$H_2O$ → $(C_6H_10O_5)_n$ + 6n$O_2$ (clorofin, ánh sáng)
548Wps_mLJs9My__52ux_5lli5uAhdJ-NZ6kz22ze0GlUsPkmjj0uie4Zl968bMevxA8n3m8Ykf4e3W-YyylbJD2bsbfZsiJYbkAE-APLd6UWd02epxCA_HVr897R6ThweDbxj4s

IV. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể
- Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người.
- Khi ta ăn, tinh bột bị thủy phân nhờ enzyme amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành mantozơ. Ở ruột, enzyme mantaza giúp cho việc thủy phân mantozơ thành glucozơ. Glucozơ được hấp thụ qua thành mao trạng ruột vào máu.
- Trong máu nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1%. Lượng glucozơ dư được chuyển về gan: ở đây glucozơ hợp thành enzyme thành glicogen (còn gọi là tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể.
- Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm xuống dưới 0,1%, glicogen ở gan lại bị thủy phân thành glucozơ và theo đường máu chuyển đến các mô trong cơ thể.
- Tại các mô, glucozơ bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzyme thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau:

WhXKSdf_qIk4iCVpewpCbT1oMbuwm71GE0sGS0l6pa8cD-mhzBUM_BI2H_XaQPvViZliGFLLn_lESUhwuEVGXX4SnL7OAjfYiQkfOMIDYMRuplmpmix-FllWcVm97yt7b2IMUCg5

V. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh
- Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.
- Quá trình xảy ra phức tạp qua nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn tạo thành glucozơ, có thể được viết bằng phương trình hóa học đơn giản sau:
oT2zz3nrX1YBFR3X5DTlqLNrYGVD7tMsqK7WY1TsXTSP-cTDvdshsdDHxgrj18-n8qRdbCCrkt3bvUDgPi4y9hWBjtJRjPt-FmGdSIa4A7rCPFKt6h0HfEI6RsZIPVdwfo4N-ijA
 
Last edited:

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Cellulose
I. Cấu trúc phân tử
- Công thức phân tử: $(C_6H_{10}O_5)_n$
- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β – glucozơ bởi các liên kết β – 1,4 – glicozit
- Mỗi mắt xịch $C_6H_{10}O_5$ có 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo của xenlulozo là $[C_6H_7O_2(OH)_3]_n$
yLgSc0URWTShPW8RidKISkdNiD-VomkSQvze-cJDdkSWS0EaX6MuPvUxOX-HTjjgeCR9y-VA5Y21RxqukxXm7oj08yupLuowkkblzUqAvoC6FKQ83bVbHVBOjJ7QFT2nsxlZcrEV

II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo ra lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối
- Xenlulozơ có nhiều trong trong cây bông (95 – 98%), đay, gai, tre, nứa (50 – 80%), gỗ (40 – 50%)

III. Tính chất hóa học
Tương tự tinh bột, xenlulozơ không có tính khử; khi thủy phân xenlulozơ đến cùng thì thu được Glucozơ. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do nên xenlulozơ có tính chất của ancol đa chức.
1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)
- Xảy ra khi đun nóng xenlulozơ với dung dịch axit vô cơ
vz1AUa0XQIh66Uypm7kCP0hIbMWEWiTPy-MIUDdJSr3iarr48KjT9qAqsO1FXEDgR7ER3gyB3CMqohKbipezB2otn52PevkKfBFxObIhHX0WQGpMu2pN6soNET78wy9XZEsG0XWg

- Phản ứng cũng xảy ra nhờ enzim xenlulaza (trong dạ dày trâu, bò...). Cơ thể con người không đồng hóa được xenlulozơ
2. Phản ứng của ancol đa chức
- Với HNO3/H2SO4 đặc (phản ứng este hóa):
EmVo6Rh6QG1I8-C8c7UfN1Bp01fXUgFfgWAk8LaEWR14q1xPfeS1AuJbRGC3RN3tOb_1NWy5pI_sBQYQeN2jSqvrbEo5zgdUWDIcUMgJ3qyPb61LZwhCwoVYXiORxB8efCCbNB_V

- Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước Svayde) tạo chất lỏng nhớt dùng để tạo tơ đồng - amoniac.

IV. Ứng dụng
- Xenlulozơ xantogenat dùng để điều chế tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.
- Xenlulozo thường được dùng trực tiếp hoặc chế tạo thành giấy.
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
BÀI TẬP
Câu 1. Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ?
A. 80%. B. 66,67%.
C. 75%. D. 50%.
Câu 2. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam.
C. 360 gam. D. 270 gam.
Câu 3. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulzơ và axit nitric hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít ?
A. 14,390 lít. B. 15,000 lít.
C. 1,439 lít. D. 24,390 lít
Câu 4. Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, giá trị của m là:
A. 108. B. 60,75.
C. 75,9375. D. 135.
Câu 5. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là :
A. 28000 B. 30000
C. 35000 D. 25000
Câu 6. Lên men m tấn tinh bột chứa 25% tạp chất để điều chế được 1m3 ancol etylic 92o. Biết hiệu suất cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là:
A. 2,160 tấn. B. 0,792 tấn.
C. 2,304 tấn. D. 1,296 tấn.
Câu 7. Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.
A. 181,73. B. 227,16.
C. 283,95. D. 363,46.
Câu 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi so sánh giữa xenlulozo và tinh bột ?
A. Xenlulozo có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột khi cháy đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
C. Xenlulozơ có cấu trúc phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc thẳng.
D. Xenlulozo và tinh bột đều tan trong nước nóng.
Câu 9. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H5SO4. B. với kiềm.
C. với dung dịch iot. D. thuỷ phân
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

Cố lên nhé các tềnh iu của nha HMF ơiiiiiiii:MIM4
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
BÀI TẬP
Câu 1. Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ?
A. 80%. B. 66,67%.
C. 75%. D. 50%.
Câu 2. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam.
C. 360 gam. D. 270 gam.
Câu 3. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulzơ và axit nitric hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít ?
A. 14,390 lít. B. 15,000 lít.
C. 1,439 lít. D. 24,390 lít
Câu 4. Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, giá trị của m là:
A. 108. B. 60,75.
C. 75,9375. D. 135.
Câu 5. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là :
A. 28000 B. 30000
C. 35000 D. 25000
Câu 6. Lên men m tấn tinh bột chứa 25% tạp chất để điều chế được 1m3 ancol etylic 92o. Biết hiệu suất cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là:
A. 2,160 tấn. B. 0,792 tấn.
C. 2,304 tấn. D. 1,296 tấn.
Câu 7. Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.
A. 181,73. B. 227,16.
C. 283,95. D. 363,46.
Câu 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi so sánh giữa xenlulozo và tinh bột ?
A. Xenlulozo có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột khi cháy đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
C. Xenlulozơ có cấu trúc phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc thẳng.
D. Xenlulozo và tinh bột đều tan trong nước nóng.
Câu 9. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H5SO4. B. với kiềm.
C. với dung dịch iot. D. thuỷ phân
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

Cố lên nhé các tềnh iu của nha HMF ơiiiiiiii:MIM4
Mình trước 5 câu nha, mấy câu kia nhường bạn khác á
1.C 2.D 3. A 4.A 5.B
 

Quinnie0301

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2021
56
530
66
21
Bình Định
BÀI TẬP
Câu 1. Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ?
A. 80%. B. 66,67%.
C. 75%. D. 50%.
Câu 2. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam.
C. 360 gam. D. 270 gam.
Câu 3. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulzơ và axit nitric hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít ?
A. 14,390 lít. B. 15,000 lít.
C. 1,439 lít. D. 24,390 lít
Câu 4. Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, giá trị của m là:
A. 108. B. 60,75.
C. 75,9375. D. 135.
Câu 5. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là :
A. 28000 B. 30000
C. 35000 D. 25000
Câu 6. Lên men m tấn tinh bột chứa 25% tạp chất để điều chế được 1m3 ancol etylic 92o. Biết hiệu suất cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là:
A. 2,160 tấn. B. 0,792 tấn.
C. 2,304 tấn. D. 1,296 tấn.
Câu 7. Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.
A. 181,73. B. 227,16.
C. 283,95. D. 363,46.
Câu 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi so sánh giữa xenlulozo và tinh bột ?
A. Xenlulozo có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột khi cháy đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
C. Xenlulozơ có cấu trúc phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc thẳng.
D. Xenlulozo và tinh bột đều tan trong nước nóng.
Câu 9. Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H5SO4. B. với kiềm.
C. với dung dịch iot. D. thuỷ phân
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

Cố lên nhé các tềnh iu của nha HMF ơiiiiiiii:MIM4
6.C
7.D
8.A
9.C
10.B
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Đáp án và Lời giải Phần Tinh Bột và Xenlulose :Rabbit25
Câu 1. Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ?
A. 80%. B. 66,67%.
C. 75%. D. 50%.
Đáp án: C
$n_{Ag}$ = 2$n_{Glu}$ ⇒ $n_{Glucozo}$ = $n_{Xenlulozo}$ = [tex]\dfrac{m}{2.108}[/tex]
%H=[tex]\dfrac{m}{216}.\frac{162}{m}.100%[/tex]=75%


Câu 2. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam.
C. 360 gam. D. 270 gam.
Đáp án: D
$(-C_6H_{10}O_5-)_n$ + n$H_2O$ → n$C_6H_{12}O_6$
$m_{glu}$=[tex]\dfrac{180n}{162}[/tex].324.75%=270

Câu 3.
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulzơ và axit nitric hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít ?
A. 14,390 lít. B. 15,000 lít.
C. 1,439 lít. D. 24,390 lít
Đáp án: A
$n_{C_6H_7O_2(ONO_2)_3}$ = [tex]\dfrac{29,7.10^{3}}{297}[/tex] = 100 mol
=> $n_{HNO_3}$ = 3$n_{C_6H_7O_2(ONO_2)_3}$ = 300 mol
H% = 90% ⇒ $m_{HNO_3}$ thực tế = [tex]\dfrac{300.63}{90%}[/tex] = 21000g
m dd = [tex]\dfrac{21000}{96%}[/tex]= 21875g
=> V dd = [tex]\dfrac{21875}{1,52}[/tex]= 14391 ml = 14,391 lít

Câu 4
. Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, giá trị của m là:
A. 108. B. 60,75.
C. 75,9375. D. 135.
Đáp án: A
$[-C_6H_{10}O_5]_n$ → 2$n_{C_2H_5OH}$
Có 575 ml rượu $10^{o}$ nên $V_{C_2H_5OH}$ = $V_{rượu}$ × 10% = 575 × 10% = 57,5 ml.
$d_{C_2H_5OH}$ = 0,8 g/ml nên:
$V_{C_2H_5OH}$ × $d_{C_2H_5OH}$ = 57,5 × 0,8 = 46 gam.
- Ta có: [C6H10O5]n → 2nC2H5OH
Theo phương trình $m_{[-C_6H_{10}O_5-]_n}$ lý thuyết = [tex]\dfrac{162n}{2n.46}[/tex].46 = 81 gam.
Mà H% = 75% => $m_{[-C_{6}H_{10}O_5-]_n}$ thực tế =108 gam.

Câu 5.
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là :
A. 28000 B. 30000
C. 35000 D. 25000
Đáp án: B
Ta có: 162n = 4860000
⇒ n = 30000

Câu 6.
Lên men m tấn tinh bột chứa 25% tạp chất để điều chế được 1$m^{3}$ ancol etylic $92^{o}$. Biết hiệu suất cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là:
A. 2,160 tấn. B. 0,792 tấn.
C. 2,304 tấn. D. 1,296 tấn.
Đáp án: C
$V_{C_2H_5OH}$ = $10^{6}$.0,92 => $m_{C_2H_5OH}$ = 9,2.$10^{5}$. 0,8 = 0,736 tấn
(C6H10O5)n → 2C2H5OH
162n → 92n (tấn)
H = 75% ⇒ $m_{tinh bột}$ = [tex]\dfrac{162n}{92n.75%}[/tex].0,736 = 1,728 tấn
25% tạp chất ⇒ $m_{tinh bột dùng}$ = [tex]\dfrac{1,728}{75%}[/tex]= 2,304 tấn


Câu 7. Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.
A. 181,73. B. 227,16.
C. 283,95. D. 363,46.
Đáp án: A
$[-C_6H_{10}O_5]_n$ → 2$n_{C_2H_5OH}$
1 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ nên $m_{xenlulozơ}$ = $m_{mùn cưa}$ × 50% = 1000 × 50% = 500 kg.
Theo phương trình mC2H5OH lý thuyết =[tex]\dfrac{92n}{162n}[/tex].500 = 283,95 kg
Ta có H% quá trình = H1 × H2 = 80% × 80% = 64%.
$m_{C_2H_5OH}$ thực tế = $m_{C_2H_5OH}$ lý thuyết × H% = 283,95 × 64% = 181,73 kg.

Câu 8.
Nhận xét nào dưới đây là đúng khi so sánh giữa xenlulozo và tinh bột ?
A. Xenlulozo có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột khi cháy đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
C. Xenlulozơ có cấu trúc phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc thẳng.
D. Xenlulozo và tinh bột đều tan trong nước nóng.
Đáp án: A

Câu 9.
Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H5SO4. B. với kiềm.
C. với dung dịch iot. D. thuỷ phân
Đáp án: C

Câu 10
. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.
Đáp án B
Tinh bột tan kém trong nước lạnh ,trong nước nóng tinh bột bị hòa tan 1 phần tạo thành hồ tinh bột.
Các bạn tham khảo đáp án và ghi thắc mắc bên dưới nhé :Rabbit10
Và đừng quên chúng ta có POST mới vào tối mai nha :Rabbit18
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
SACCHAROSE

I. Cấu trúc phân tử
- Công thức phân tử: $C_{12}H_{22}O_{11}$
- Công thức cấu tạo: hình thành nhờ 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ bằng liên kết 1,2-glicozit
:
ly-thuyet-saccarozo.PNG

- Trong phân tử saccaozơ gốc α – glucozơ và gốc β – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1 – O – C2)
- Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm –CHO

II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucozơ, nóng chảy ở nhiệt độ $185^{o}$C
- Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt...
- Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát...

III. Tính chất hóa học
- Vì không có nhóm chức aldehyde (-CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucose (không có phản ứng tráng bạc). Saccharose chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.
1. Tính chất của ancol đa chức
Dung dịch saccharose hòa tan kết tủa $Cu(OH)_2$ thành dung dịch phức đồng – saccharose màu xanh lam
2$C_{12}H_{22}O_{11}$ + $Cu(OH)_2$ → $(C_{12}H_{21}O{11})_2Cu$ + 2$H_2O$
2. Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)
Saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose khi:
+ Đun nóng với dung dịch axit
+ Có xúc tác enzyme trong hệ tiêu hóa của người
ly-thuyet-saccarozo-1.PNG

IV. Ứng dụng và sản xuất
1. Ứng dụng
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát... Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
2. Sản xuất đường saccharose
Saccharose được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.

V. Đồng phân của saccharose (Mantose)
1. Công thức phân tử
- Công thức phân tử $C_{12}H_{22}O_{11}$.
- Công thức cấu tạo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc α-glucose bằng liên kết α-1,4-glicozit:

ly-thuyet-saccarozo-a01.PNG

2. Tính chất hóa học
- Do khi kết hợp 2 gốc glucose, phân tử mantose vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantose có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và aldehyde.
- Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng - mantose màu xanh lam.
2$C_{12}H_{22}O_{11}$ + $Cu(OH)_2$ → $(C_{12}H_{21}O_{11})_2Cu$ + 2$H_2O$
- Khử $[Ag(NH_3)_2]OH$ và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.
$C_{12}H_{22}O_{11}$ + 2$AgNO_3$ + 2$NH_3$ + $H_2O$ → 2Ag + $NH_4NO_3$ + $C_{12}H_{22}O_{12}$
- Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucose.
$C_{12}H_{22}O_{11}$ + $H_2O$ → 2$C_6H_{12}O_6$ (glucose)
3. Điều chế
- Mantose được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ enzyme amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
BÀI TẬP
Câu 1: Thủy phân m gam mantozơ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Mối liên hệ giữa m và a là
A. m : a = 171 : 216.
B. m : a = 126 : 171.
C. m : a = 432 : 171.
D. m : a = 171 : 432.

Câu 2: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là:
A. 0,090 mol. B. 0,095 mol.
C. 0,06 mol. D. 0,12 mol

Câu 3: Cho 34,2 gam hỗn hợp saccarozơ có lẫn mantozơ tác dụng hoàn toàn AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 gam bạc. Độ tinh khiết của saccarozơ là
A. 95%. B. 85%.
C. 90%. D. 99%.

Câu 4: Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccarozơ trong nước mía ép là khoảng 20%. Khối lượng saccarozơ thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%) là
A. 112,0 kg. B. 140,0 kg.
C. 160,0 kg. D. 200,0 kg.

Câu 5: Đun nóng nhẹ 6,84 gam mantozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, sau một thời gian, trung hòa dung dịch rồi tiếp tục đun nóng với AgNO3 dư/dung dịch NH3 tới phản ứng hoàn toàn thu được 6,48 gam kết tủa Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là:
A. 66% B. 50%
C. 40% D. 65%

Câu 6: Hỗn hợp X gồm saccarozo và mantozo có tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 1:2. Thủy phân m gam X trong môi trường acid (hiệu suất phản ứng thủy phân đều đạt 60%), trung hòa dung dịch sau phản ứng sau đó thêm tiếp một lượng dư AgNO3 trong NH3 dư vào thì thu được 95,04 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 106,2 g B. 102,6 g
C. 82,56 g D. 61,56 g

Câu 7: Thủy phân một lượng mantozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71,28 gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sobitol. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 38,88 g. B. 43,20 g.
C. 69,12 g. D. 34,56 g.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất 60% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 6,48g B. 2,592g
C. 0,648g D. 1,296g

Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccarozơ được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư trong NaOH đun nóng sinh ra m gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của m là
A. 57,6 gam. B. 28,8 gam.
C. 32 gam. D. 64 gam.

Câu 10: Hợp chất chiếm thành phần trong cây mía có tên là
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ.

Câu 11: Cho các tính chất:
(1) Chất rắn, tinh thể mầu trắng; (2) Polisaccarit; (3) Tham gia phản ứng tráng gương; (4) Thủy phân cho glucozơ và fructozơ; (5) Bị than hóa khi tác dụng với H2SO4 đặc; (6) Hòa tan được kết tủa Cu(OH)2.
Trong những tính chất trên, những tính chất đúng với saccarozơ là:
A. 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 6.

Câu 12:Có thể nhận biết saccarozơ và mantozơ bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Đốt cháy. B. Đun với Cu(OH)2/NaOH.
C. Tráng bạc. D. Cả A, B, C đều được.

Câu 13: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Đường saccarozơ còn gọi là đường mía, đường kính, đường phèn hay đường củ cải.
B. Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm –OH nhưng lại không có nhóm chức anđehit.
D. Cấu tạo dạng mạch vòng của saccarozơ không có khả năng chuyển thành dạng mạch hở do trong phân tử không có nhóm chức anđehit.

Câu 14: Dãy dung dịch các chất nào dưới đây đều tác dụng với Cu(OH)2?
A. Glucozơ; mantozơ; glixerol; axit propionic.
B. Etylen glicol; glixerol; saccarozơ; propenol.
C. Axit axetic; mantozơ; glucozơ; natri phenolat.
D. Glucozơ; axit fomic; propylen glicol; ancol benzylic.

Câu 15: Cho các chất: (1) H2/Ni, to; (2) Cu(OH)2; (3) AgNO3/NH3; (4) CH3COOH / H2SO4; (5) Ca(OH)2.
Saccrozơ có thể phản ứng được với chất
A. 1, 2 và 4. B. 2, 3 và 4. C. 2, 4 và 5. D. 1, 4 và 5.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Đáp Án và Lời giải chi tiết phần SaccharoseJFBQ002230706013A
Câu 1: Thủy phân m gam mantozơ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Mối liên hệ giữa m và a là
A. m : a = 171 : 216.
B. m : a = 126 : 171.
C. m : a = 432 : 171.
D. m : a = 171 : 432.
Đáp án A
$C_{12}H_{22}O_{11}$ + $H_2O$ → 2$C_6H_{12}O_6$
$n_{glucose}$ = 2.[tex]\dfrac{m}{342}[/tex]
Glucose → 2Ag
=> $n_{Ag}$ = 4.[tex]\dfrac{m}{342}[/tex]
=> $m_{Ag}$ = a
⇒ m : a = 171 : 216.


Câu 2: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarose và 0,01 mol mantose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch $AgNO_3$ trong $NH_3$ thì lượng Ag thu được là:
A. 0,090 mol. B. 0,095 mol.
C. 0,06 mol. D. 0,12 mol
Đáp án: B
Các phản ứng xảy ra gồm:
Saccarose → glucose + fructose
0,02 .75% → 0,015 0,015 (mol)
Mantose → 2 glucose
0,01.75% -> 0,015 (mol)
=> Mantose dư 0,0025 mol.
glucose, mantose và fructose đều tham gia phản ứng tráng gương cho ra bạc theo tỉ lệ 1 : 2
⇒ $n_{Ag}$ = (0,015 + 0,015 + 0,015 + 0,0025) . 2 = 0,095 mol


Câu 3: Cho 34,2 gam hỗn hợp saccarose có lẫn mantose tác dụng hoàn toàn $AgNO_3$/$NH_3$ dư thu được 0,216 gam bạc. Độ tinh khiết của saccarose là
A. 95%. B. 85%.
C. 90%. D. 99%.
Đáp án: D
$n_{Ag}$= 0,002 => $n_{mantose}$=0,001 => $m_{mantose}$=0,342
=> %$m_{saccharose}$=[tex]\dfrac{34,2-0,342}{34,2}.100%[/tex]=99%


Câu 4: Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccarozơ trong nước mía ép là khoảng 20%. Khối lượng saccarozơ thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%) là
A. 112,0 kg. B. 140,0 kg.
C. 160,0 kg. D. 200,0 kg.
Đáp án: A
Nước mía chiếm 70% khối lượng cây mía, 1 tấn mía có :
$m_{nước mía}$ = $m_{cây mía}$ × 0,7 = 700 kg.
Lượng saccarose chiếm 20% khối lượng nước mía nên:
$m_{saccharose}$ lý thuyết = $m_{nước mía}$ × 0,2 = 140 kg.
Mà H = 80% nên $m_{saccharose}$ thực tế = $m_{saccharose}$ lý thuyết × H = 140 × 80% = 112 kg
.

Câu 5: Đun nóng nhẹ 6,84 gam mantozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, sau một thời gian, trung hòa dung dịch rồi tiếp tục đun nóng với AgNO3 dư/dung dịch NH3 tới phản ứng hoàn toàn thu được 6,48 gam kết tủa Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là:
A. 66% B. 50%
C. 40% D. 65%
Đáp án: B
Giả sử H là hiệu suất của phản ứng thủy phân.
Ta có: $n_{mantose}$ = 0,02 mol; nAg = 0,06 mol.
$C_{12}H_{22}O_{11} + $H_2O$ → 2$C_6H_{12}O_6$
$n_{glucose}$ = 0,04H mol; $n_{mantose}$ dư = 0,02(1 - H) mol.
Ta có: Glucose -> 2Ag↓
0,04H -> 0,08H (mol)
Mantose → 2Ag↓
0,02(1 - H) → 0,04(1 - H) (mol)
Ta có $n_{Ag}$ = 0,08H + 0,04(1 - H) = 0,06
⇒ H = 50%


Câu 6: Hỗn hợp X gồm saccarozo và mantozo có tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 1:2. Thủy phân m gam X trong môi trường acid (hiệu suất phản ứng thủy phân đều đạt 60%), trung hòa dung dịch sau phản ứng sau đó thêm tiếp một lượng dư AgNO3 trong NH3 dư vào thì thu được 95,04 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 106,2 g B. 102,6 g
C. 82,56 g D. 61,56 g
Đáp án B
$n_{Ag}$ = 0,88(mol).
Gọi $n_{saccharose}$ = a mol; $n_{mantose}$ = 2a mol
⇒ $n_{saccharose}$ phản ứng = 0,6a (mol); $n_{mantose}$ phản ứng = 0,6.2a (mol)
$n_{mantose}$ dư = 0,4.2a(mol)
⇒ $n_{Ag}$ = 8,8a = 0,88(mol)
⇒ a = 0,1
Vậy m =$m_{saccharose}$+ $m_{mantose}$= 102,6(g)


Câu 7: Thủy phân một lượng mantozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71,28 gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sobitol. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 38,88 g. B. 43,20 g.
C. 69,12 g. D. 34,56 g.
Đáp án: A
Ta có: glucose + $H_2$ → sorbitol
$n_{sorbitol}$ = 0,16(mol) => $n_{glucose}$ trong một phần = 0,16(mol)
⇒ $n_{glucose}$ trong X = 0,32(mol) => $m_{glucose}$ trong X = 57,6(g)
⇒ Trong X còn mantose dư
⇒ $n_{mantose}$ dư trong X = [tex]\dfrac{71,28-57,6}{342}[/tex] = 0,04 mol
Trong phần 2 ta có:
$n_{glucose}$ = 0,16 mol; $n_{mantose}$ = 0,02 mol
Vậy $n_{Ag}$ = 0,36 mol
⇒ $m_{Ag}$ = 38,88(g)

Câu 8:
Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất 60% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 6,48g B. 2,592g
C. 0,648g D. 1,296g
Đáp án: B
Saccharose → Glucose + Fructose
$n_{Glucose}$ = $n_{Fructose}$ = 0,01.60% = 0,006 mol
$n_{Ag}$ = 2$n_{Glucose}$ + 2$n_{Fructose}$ = 2(0,006 + 0,006) = 0,012 mol
⇒ mAg = 0,012.108 = 2,592g


Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccarozơ được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư trong NaOH đun nóng sinh ra m gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của m là
A. 57,6 gam. B. 28,8 gam.
C. 32 gam. D. 64 gam.
Đáp án: A
Saccarose (0,2) → Glucose (0,2) + Fructose (0,2 mol)
Glucose(Fructose) → Cu2O
⇒ nCu2O = (nGlucose + nFructose) = 0,4 mol
⇒ m = 57,6g


Câu 10: Hợp chất chiếm thành phần trong cây mía có tên là
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ.
Đáp án: C

Câu 11: Cho các tính chất:
(1) Chất rắn, tinh thể mầu trắng; (2) Polisaccarit; (3) Tham gia phản ứng tráng gương; (4) Thủy phân cho glucozơ và fructozơ; (5) Bị than hóa khi tác dụng với H2SO4 đặc; (6) Hòa tan được kết tủa Cu(OH)2.
Trong những tính chất trên, những tính chất đúng với saccarozơ là:
A. 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 6.
Đáp án: C

Câu 12:Có thể nhận biết saccarozơ và mantozơ bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Đốt cháy. B. Đun với Cu(OH)2/NaOH.
C. Tráng bạc. D. Cả A, B, C đều được.
Đáp án: C

Câu 13: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Đường saccarozơ còn gọi là đường mía, đường kính, đường phèn hay đường củ cải.
B. Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm –OH nhưng lại không có nhóm chức anđehit.
D. Cấu tạo dạng mạch vòng của saccarozơ không có khả năng chuyển thành dạng mạch hở do trong phân tử không có nhóm chức anđehit.
Đáp án: B

Câu 14: Dãy dung dịch các chất nào dưới đây đều tác dụng với Cu(OH)2?
A. Glucozơ; mantozơ; glixerol; axit propionic.
B. Etylen glicol; glixerol; saccarozơ; propenol.
C. Axit axetic; mantozơ; glucozơ; natri phenolat.
D. Glucozơ; axit fomic; propylen glicol; ancol benzylic.
Đáp án: A

Câu 15: Cho các chất: (1) H2/Ni, to; (2) Cu(OH)2; (3) AgNO3/NH3; (4) CH3COOH / H2SO4; (5) Ca(OH)2.
Saccrozơ có thể phản ứng được với chất
A. 1, 2 và 4. B. 2, 3 và 4. C. 2, 4 và 5. D. 1, 4 và 5.
Đáp án: C

Các bạn có thắc mắc gì thi ghi bên dưới nhaJFBQ00215070523A

tết.png
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
GLUCOSE VÀ FRUCTOSE

I. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Glucose là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở $146^{o}$C (dạng α) và $150^{o}$C (dạng β).
- Dễ tan trong nước.
- Có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía, Glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, ... và nhất là trong quả chín.
- Trong máu người có một lượng nhỏ glucose, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).

II. Cấu trúc phân tử
Glucose có công thức phân tử là $C_6H_{12}O_6$, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.

ly-thuyet-glucozo.PNG

1. Dạng mạch hở
Bằng thực nghiệm cho thấy:
- Khử hoàn toàn glucose thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucose tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.
- Glucose có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.
- Glucose tác dụng với $Cu(OH)_2$ tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucose có nhiều nhóm OH kề nhau.
- Glucozơ tạo este chứa 5 gốc $CH_3COO$, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH.
Suy ra công thức phân tử glucose dạng mạch hở:
$CH_2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O$
Hoặc viết gọn là: $CH_2OH[CHOH]_4CHO$
2. Dạng mạch vòng
Glucose kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các dữ kiện thực nghiệm khác đều cho thấy hai dạng tinh thể đó ứng với hai dạng cấu trúc vòng khác nhau.
Nhóm –OH ở C5 cộng vào nhóm >C=O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh α và β:

ly-thuyet-glucozo-1.PNG

α – glucose (≈ 36 %) dạng mạch hở (0,003 %) β – glucose (≈ 64 %)
- Nếu nhóm –OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α-, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β
- Nhóm –OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH– hemiaxetal
Để đơn giản, công thức cấu tạo của glucozơ có thể được viết như sau:

ly-thuyet-glucozo-2.PNG

III. Tính chất hóa học
Glucose có các tính chất của anđehit và ancol đa chức
1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)
a. Tác dụng với Cu(OH)2
Trong dung dịch, ở nhiệt độ thường glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng - glucozơ có màu xanh lam:

ly-thuyet-glucozo-3.PNG

→ Phản ứng này chứng minh glucose có nhiều nhóm OH
b. Phản ứng tạo este
Khi tác dụng với anhiđrit axetic, glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axetat trong phân tử $C_6H_7O(OCOCH_3)_5$
$CH_2OH(CHOH)_4CHO$ + 5$(CH_3CO)_2O$ → $CH_3COOCH_2(CHOOCCH_3)_4CHO$ + 5$CH_3COOH$
→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.
2. Tính chất của aldehyde
a. Oxi hóa glucose

- Với dung dịch $AgNO_3$ trong $NH_3$, đun nóng (thuốc thử Tollens) cho phản ứng tráng bạc

ly-thuyet-glucozo-4.PNG

- Với dung dịch $Cu(OH)_2$ trong NaOH, đun nóng (thuốc thử Felinh) Glucose khử Cu (II) thành Cu (I) tạo kết tủa đỏ gạch $Cu_2O$.

ly-thuyet-glucozo-5.PNG

- Với dung dịch nước brom:

ly-thuyet-glucozo-6.PNG

→ Các phản ứng này chứng tỏ glucose có nhóm CHO.
b. Khử glucose
Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucose đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sorbitol:

ly-thuyet-glucozo-7.PNG

3. Phản ứng lên men
Khi có enzyme xúc tác, glucose bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic:

ly-thuyet-glucozo-8.PNG

4. Tính chất riêng của dạng mạch vòng
Riêng nhóm –OH ở C1 (–OH hemiaxetal) của dạng vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác, tạo ra metyl glicozit:

ly-thuyet-glucozo-9.PNG

Khi nhóm –OH ở C1 đã chuyển thành nhóm –$OCH_3$, dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa.

IV. Điều chế, ứng dụng
1. Điều chế (trong công nghiệp)
- Thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzyme.
$(-C_6H_{10}O_5-)_n$ + n$H_2O$ → n$C_6H_{12}O_6$
- Thủy phân xenlulose với xúc tác HCl đặc:

ly-thuyet-glucozo-10.PNG

- Thủy phân mantose: $C_{12}H_{22}O_{11}$ + $H_2O$ → 2$C_6H_{12}O_6$ (glucose)
- Thủy phân saccarose: $C_{12}H_{22}O_{11}$ + $H_2O$ → $C_6H_{12}O_6$ (glucose) + $C_6H_{12}O_6$(fructose)
- Trùng hợp HCHO: 6HCHO → $C_6H_{12}O_6$ ($Ca(OH)_2$, $t^{o})
2. Ứng dụng
- Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng)
- Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruột phích (thay cho anđehit vì aldehyde độc)

V. Fructose
Là đồng phân của glucose.
1. Công thức cấu tạo
- Công thức phân tử $C_6H_{12}O_6$
- Công thức cấu tạo $CH_2OH - CHOH - CHOH - CHOH - CO - CH_2OH$
- Trong dung dịch, fructose tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh:

ly-thuyet-glucozo-a01.PNG

2. Tính chất vật lí
- Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần glucose.
- Vị ngọt của mật ong chủ yếu do fructose (chiếm tới 40 %).
3. Tính chất hóa học
- Fructose có tính chất của poliol và của OH – hemiaxetal tương tự glucose
- Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của aldehyde, nhưng trong môi trường kiềm, fructose lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa glucose và fructose qua trung gian là một enđiol.
ly-thuyet-glucozo-a02.PNG

* Chú ý: Fructose không phản ứng được với dung dịch nước brom và không có phản ứng lên men.
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
BÀI TẬP PHẦN GLUCOSE VÀ FRUCTOSE
Câu 1. “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. glucozơ B. tinh bột.
C. Fructozơ. D. saccarozơ.

Câu 2.
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Tinh bột B. Saccarozơ
C. Glucozơ D. Fructozơ.

Câu 3.
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
A. Saccarozơ B. Fructozơ
C. Glucozơ D. Amilopectin

Câu 4.
Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Phản ứng thủy phân
B. Đều là monosaccarit.
C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 5.
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ. B. Tinh bột.
C. Glucozơ. D. Saccarozơ.

Câu 6.
Glucose và fructose
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

Câu 7.
Fructozơ không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng.
C. Nước brom.
D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Câu 8.
Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. Phản ứng với H2/Ni, to.
B. Phản ứng với dung dịch brom.
C. Phản ứng với Cu(OH)2.
D. Phản ứng với Na.

Câu 9.
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ. B. saccarozơ.
B. fructozơ. D. xenlulozơ.

Câu 10.
Cho lên men 1 $m^{3}$ nước rỉ đường glucose thu được 60 lít cồn 96. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucose trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở $20^{o}$C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
A. 71 kg B. 74 kg
C. 89 kg D. 111kg

Câu 11.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.

Câu 12. Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20% B. 10%
C. 80%. D. 90%

Câu 13.
Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol
D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 14.
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486 B. 297
C. 405 D. 324

Câu 15.
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch $H_2SO_4$ loãng, nhiệt độ. Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được là
A. $C_{18}H_{32}O_{16}$ và 18%.
B. $C_{12}H_{22}O_{11}$ và 15%.
C. $C_6H_{12}O_6$ và 18%.
D.$C_{12}H_{22}O_{11}$ và 18%.
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
BÀI TẬP PHẦN GLUCOSE VÀ FRUCTOSE
Câu 1. “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. glucozơ B. tinh bột.
C. Fructozơ. D. saccarozơ.

Câu 2.
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Tinh bột B. Saccarozơ
C. Glucozơ D. Fructozơ.

Câu 3.
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
A. Saccarozơ B. Fructozơ
C. Glucozơ D. Amilopectin

Câu 4.
Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Phản ứng thủy phân
B. Đều là monosaccarit.
C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 5.
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ. B. Tinh bột.
C. Glucozơ. D. Saccarozơ.

Câu 6.
Glucose và fructose
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

Câu 7.
Fructozơ không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng.
C. Nước brom.
D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Câu 8.
Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. Phản ứng với H2/Ni, to.
B. Phản ứng với dung dịch brom.
C. Phản ứng với Cu(OH)2.
D. Phản ứng với Na.

Câu 9.
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ. B. saccarozơ.
B. fructozơ. D. xenlulozơ.

Câu 10.
Cho lên men 1 $m^{3}$ nước rỉ đường glucose thu được 60 lít cồn 96. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucose trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở $20^{o}$C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
A. 71 kg B. 74 kg
C. 89 kg D. 111kg

Câu 11.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.

Câu 12. Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20% B. 10%
C. 80%. D. 90%

Câu 13.
Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol
D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 14.
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486 B. 297
C. 405 D. 324

Câu 15.
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch $H_2SO_4$ loãng, nhiệt độ. Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được là
A. $C_{18}H_{32}O_{16}$ và 18%.
B. $C_{12}H_{22}O_{11}$ và 15%.
C. $C_6H_{12}O_6$ và 18%.
D.$C_{12}H_{22}O_{11}$ và 18%.
Mình xí nha
Câu 6. Đáp án A Câu 7. Đáp án C Câu 8. Đáp án A Câu 9. Đáp án A Câu 10. Đáp án D Câu 11. Đáp án B Câu 12. Đáp án D Câu 13. Đáp án A Câu 14. Đáp án C Câu 15. Đáp án D
 

Quinnie0301

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2021
56
530
66
21
Bình Định
BÀI TẬP PHẦN GLUCOSE VÀ FRUCTOSE
Câu 1. “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. glucozơ B. tinh bột.
C. Fructozơ. D. saccarozơ.

Câu 2.
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Tinh bột B. Saccarozơ
C. Glucozơ D. Fructozơ.

Câu 3.
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
A. Saccarozơ B. Fructozơ
C. Glucozơ D. Amilopectin

Câu 4.
Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Phản ứng thủy phân
B. Đều là monosaccarit.
C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 5.
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ. B. Tinh bột.
C. Glucozơ. D. Saccarozơ.

Câu 6.
Glucose và fructose
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

Câu 7.
Fructozơ không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng.
C. Nước brom.
D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Câu 8.
Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. Phản ứng với H2/Ni, to.
B. Phản ứng với dung dịch brom.
C. Phản ứng với Cu(OH)2.
D. Phản ứng với Na.

Câu 9.
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ. B. saccarozơ.
B. fructozơ. D. xenlulozơ.

Câu 10.
Cho lên men 1 $m^{3}$ nước rỉ đường glucose thu được 60 lít cồn 96. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucose trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở $20^{o}$C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
A. 71 kg B. 74 kg
C. 89 kg D. 111kg

Câu 11.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.

Câu 12. Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20% B. 10%
C. 80%. D. 90%

Câu 13.
Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol
D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 14.
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486 B. 297
C. 405 D. 324

Câu 15.
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch $H_2SO_4$ loãng, nhiệt độ. Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được là
A. $C_{18}H_{32}O_{16}$ và 18%.
B. $C_{12}H_{22}O_{11}$ và 15%.
C. $C_6H_{12}O_6$ và 18%.
D.$C_{12}H_{22}O_{11}$ và 18%.
Câu 1. Đáp án D
Câu 2. Đáp án C
Câu 3. Đáp án B
Câu 4. Đáp án C
Câu 5. Đáp án C
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Câu trả lời của 2 bạn Tên để làm gì và Quinnie0301 đúng hết rồi nha;);)

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN GLUCOSE VÀ FRUCTOSE
Câu 1. “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. glucozơ B. tinh bột.
C. Fructozơ. D. saccarozơ.
Đáp án D

Câu 2.
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Tinh bột B. Saccarozơ
C. Glucozơ D. Fructozơ.
Đáp án C

Câu 3.
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
A. Saccarozơ B. Fructozơ
C. Glucozơ D. Amilopectin
- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt.
- Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat).
- Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây.
- Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.
→ Đáp án B

Câu 4.
Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Phản ứng thủy phân
B. Đều là monosaccarit.
C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Glucozơ là monosaccarit → không có phản ứng thủy phân → Loại đáp án A
- Saccarose là đisaccarit → Loại đáp án B
- Saccarose không có nhóm chức anđehit như glucose → Saccarose không có phản ứng với dung dịch $AgNO_3$ trong $NH_3$ → Loại đáp án D
- Glucose và saccarose đều có tính chất đặc trưng của ancol đa chức → đều phản ứng với $Cu(OH)_2$ tạo thành phức đồng có màu xanh lam.
2$C_6H_{12}O_6$ (Glucose ) + $Cu(OH)_2$ → $(C_6H_{11}O_6)_2Cu$ (phức đồng glucose) + 2$H_2O$
2$C_{12}H_{22}O_{11}$ (Saccarose ) + $Cu(OH)_2$ → $(C_{12}H_{21}O_{11})_2Cu$ (đồng saccarat) + 2$H_2O$
→ Đáp án C

Câu 5.
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ. B. Tinh bột.
C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit → X là monosaccarit (glucose hoặc fructose)
Fructozơ không làm mất màu dung dịch brom
→ X là glucose
$HOCH_2[CHOH]_4CHO$ + $Br_2$ + $H_2O$ → $HOCH_2[CHOH]_4COOH$ + 2HBr.
→ Đáp án C

Câu 6.
Glucose và fructose
A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
Glucose: CH2OH[CHOH]4CHO
Fructose: CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH
+) Glucose và fructose đều có chứa các nhóm OH liền kề nhau → đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với $Cu(OH)_2$ → A đúng
2$C_6H_{12}O_6$ + $Cu(OH)_2$ → $(C_6H_{11}O_6)_2Cu$ + 2$H_2O$
+) Fructose không có nhóm chức CHO trong phân tử → B sai
+) Glucose và fructose là hai chất khác nhau → C sai
+) Trong thực tế glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α – glucozơ và β – glucose và fructose cũng tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α –fructose và β – fructose → D sai
→ Đáp án A

Câu 7.
Fructozơ không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng.
C. Nước brom.
D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Đáp án C

Câu 8.
Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hóa glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất?
A. Phản ứng với H2/Ni, to.
B. Phản ứng với dung dịch brom.
C. Phản ứng với Cu(OH)2.
D. Phản ứng với Na.
+) Glucose và fructose Phản ứng với H2 với xúc tác Ni, t0 đều tạo thành sobitol
+) Glucose phản ứng được với dung dịch brom còn fructose thì không → B sai
+) khi phản ứng với $Cu(OH)_2$ là tính chất đặc trưng của ancol đa chức → glucose vẫn còn nhóm chức CHO, còn fructose vẫn còn nhóm chức CO → không thể chuyển hóa thành 1 sản phẩm duy nhất → C sai
→ Đáp án A

Câu 9.
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. glucozơ. B. saccarozơ.
B. fructozơ. D. xenlulozơ.
Đáp án A

Câu 10.
Cho lên men 1 $m^{3}$ nước rỉ đường glucose thu được 60 lít cồn 96. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucose trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở $20^{o}$C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
A. 71 kg B. 74 kg
C. 89 kg D. 111kg
Theo bài ra, ta có m dd ancol = 60000. 0,789 = 47340(g)
⇒ $m_{ancol}$ nguyên chất = 0,96. 47340 = 45446,4(g)
⇒ $n_{C_2H_5OH}$ = 988(mol)
$C_6H_{12}O_6$ → 2$C_2H_5OH$ (H = 80% = 0,8)
⇒ $n_{C_6H_{12}O_6}$ =617,5(mol) ⇒ m = 111,15(kg)
→ Đáp án D

Câu 11.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
Đáp án B

Câu 12. Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20% B. 10%
C. 80%. D. 90%
$C_6H_{12}O_6$ → 2$C_2H_5OH$ + 2$CO_2$
$n_{C_6H_{12}O_6}$ =1 mol
⇒ $n_{C_2H_5OH}$ = 2.1.80% = 1,6 mol
⇒ Có 0,16 mol $C_2H_5OH$ tham gia pư lên men giấm
$C_2H_5OH$+ $O_2$ → $CH_3COOH$ + $H_2O$
Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M
$CH_3COOH$+ NaOH → $CH_3COONa$+ $H_2O$
$n_{CH_3COOH}$ = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol
=>H% =90%
→ Đáp án D

Câu 13.
Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05 mol và 0,15 mol
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol
D. 0,05 mol và 0,35 mol.
$n_{Ag}$ = 0,4 mol => tổng số mol glucose và fructose là 0,2 mol.
$n_{Br_2}$ = 0,05 mol => số mol glucose trong hỗn hợp cũng là 0,05 mol => số mol fructose là 0,15 mol
→ Đáp án A

Câu 14.
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 486 B. 297
C. 405 D. 324
Theo bài ra, ta có:
m giảm = m kết tủa - $m_{CO_2}$
⇒ $m_{CO_2}$ = 198(g) ⇒ $n_{CO_2}$ = 4,5(mol)
$(C_6H_{10}O_5)_n$ → n$C_6H_{12}O_6$ → 2$n_{C_2H_5OH}$ + 2$n_{CO_2}$
mà H = 90% ⇒ m tinh bột thực tế = 405(g)
→ Đáp án C

Câu 15.
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch $H_2SO_4$ loãng, nhiệt độ. Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được là
A. $C_{18}H_{32}O_{16}$ và 18%.
B. $C_{12}H_{22}O_{11}$ và 15%.
C. $C_6H_{12}O_6$ và 18%.
D.$C_{12}H_{22}O_{11}$ và 18%.
Ta có: mol A = mol B = mol X = 0,1 mol ⇒ khối lượng A = 180 g
⇒ %A = 18%
→ Đáp án D

Vậy là chúng ta đã kết thúc CHƯƠNG V. CACBOHIDAT các bạn còn thắc mắc gì về phần bài tập của chương này thì ghi bên dưới nhé:rongcon23

HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN VÀO CHƯƠNG TIẾP THEO NHA:Rabbit10
 
Last edited:
Top Bottom