Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội đó như thế nào?
*Kinh tế- Thời gian: 1897
- Nội dung khai thác:
+ Nông nghiệp: Pháp chiếm đất làm đồn điền.
+ Công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.
+ Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
+ Giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.
- Tác động
+ Tích cực: kinh tế Việt Nam có chuyển biến, xuất hiện nền kinh tế TBCN.
+ Tiêu cực: kinh tế Việt Nam lệ thuộc chặt chẽ kinh tế Pháp.
*Xã hội.
- Gc Cũ: Với đường lôí cai trị của Pháp đã làm xáo trộn 2 giai cấp vốn có ở nông thôn là địa chủ và nông dân.
- Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành địa chủ lớn - trở thành tay sai đắc lực của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta.
Địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước..
+ Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến. Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được sức mạnh của mình.
- các giai cấp, tầng lớp mới.
* Giai cấp công nhân ra đời sớm cùng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất:
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân bị mất ruộng, bần cùng, họ bỏ ra thành thị kiếm việc làm, số lượng của họ tăng nhanh (năm 1914 là 10 vạn người). Vì xuất thân là nông dân nên 2 giai cấp này có mối quan hệ gắn bó, dễ hình thành liên minh công nông trong đấu tranh.
+ Ra đời và phát triển trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đời sống của công nhân Việt Nam hết sức cực khổ do bị 3 tầng áp bức (Đế quốc, tư sản, phong kiến) nên tinh thần yêu nước và cách mạng rất cao.
+ Giai cấp công nhân VN còn có đặc điểm chung với giai cấp công nhân Quốc tế: Họ đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, kỷ luật cao. họ làm việc và sống tập trung nên khi đấu tranh dễ kết thành một phong trào lớn mạnh, tinh thần đoàn kết.
=> Đầu thế kỷ XX lực lượng công nhân VN còn non trẻ mục tiêu đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế(tăng lương; giảm giờ làm; cải thiện đời sống và điều kiện làm việc)
Giai cấp công nhân Việt Nam có hạn chế: Đội ngũ non trẻ, trình độ nhận thức có hạn nên không tự mình đón nhận luồng tư tưởng mới, chưa được trang bị lý luận đầy đủ, chưa nhận thức được vai trò và sức mạnh của giai cấp mình nên ban đầu giai cấp công nhân còn đấu tranh tự phát hay tham gia vào phong trào đấu tranh do tư sản, tiểu tư sản tri thức khởi xướng.
+ Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chén ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, (chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức nhà báo; trí thức và những người làm nghề tự do...) tầng lớp này bị thực dân Pháp, tay sai chèn ép về kinh tế, chính trị nên có tinh thần yêu nước, sớm gắn bó với công nông trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Họ là tầng lớp có trí thức nên đã tiếp nhận luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới, truyền bá cho giai cấp công nhân. Tầng lớp tri thức phong kiến yêu nước đóng vai trò tích cực nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, họ nhạy bén với tình hình chính trị, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, đứng ra tổ chức và vận động cuộc cách mạng giải phóng dân tôc đầu thế kỷ XX( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can).
=> Như vậy: cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến đổi này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX.
*Mối quan hệ
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở VN làm xuất hiện giai cấp mới là công nhân lao động trong nhà máy xí nghiệp công nghiệp. Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản những người buôn bán lưu thông kinh tế.
- Sự xuất hiện giai ấp tầng lớp mới còn ít đã phản ánh sự đầu tư nhỏ giọt thực dân Pháp vào VN chỉ đầu tư vào nông nghiệp và khai thác mỏ- các nguyên liệu thô cho chính quốc. Sự xuất hiện kinh tế mới nằm ngoài mong muốn của Pháp bởi mục đích của Pháp là bóc lột thuộc địa VN.
*Kinh tế- Thời gian: 1897
- Nội dung khai thác:
+ Nông nghiệp: Pháp chiếm đất làm đồn điền.
+ Công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.
+ Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
+ Giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.
- Tác động
+ Tích cực: kinh tế Việt Nam có chuyển biến, xuất hiện nền kinh tế TBCN.
+ Tiêu cực: kinh tế Việt Nam lệ thuộc chặt chẽ kinh tế Pháp.
*Xã hội.
- Gc Cũ: Với đường lôí cai trị của Pháp đã làm xáo trộn 2 giai cấp vốn có ở nông thôn là địa chủ và nông dân.
- Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành địa chủ lớn - trở thành tay sai đắc lực của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta.
Địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước..
+ Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến. Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được sức mạnh của mình.
- các giai cấp, tầng lớp mới.
* Giai cấp công nhân ra đời sớm cùng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất:
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân bị mất ruộng, bần cùng, họ bỏ ra thành thị kiếm việc làm, số lượng của họ tăng nhanh (năm 1914 là 10 vạn người). Vì xuất thân là nông dân nên 2 giai cấp này có mối quan hệ gắn bó, dễ hình thành liên minh công nông trong đấu tranh.
+ Ra đời và phát triển trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đời sống của công nhân Việt Nam hết sức cực khổ do bị 3 tầng áp bức (Đế quốc, tư sản, phong kiến) nên tinh thần yêu nước và cách mạng rất cao.
+ Giai cấp công nhân VN còn có đặc điểm chung với giai cấp công nhân Quốc tế: Họ đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, kỷ luật cao. họ làm việc và sống tập trung nên khi đấu tranh dễ kết thành một phong trào lớn mạnh, tinh thần đoàn kết.
=> Đầu thế kỷ XX lực lượng công nhân VN còn non trẻ mục tiêu đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế(tăng lương; giảm giờ làm; cải thiện đời sống và điều kiện làm việc)
Giai cấp công nhân Việt Nam có hạn chế: Đội ngũ non trẻ, trình độ nhận thức có hạn nên không tự mình đón nhận luồng tư tưởng mới, chưa được trang bị lý luận đầy đủ, chưa nhận thức được vai trò và sức mạnh của giai cấp mình nên ban đầu giai cấp công nhân còn đấu tranh tự phát hay tham gia vào phong trào đấu tranh do tư sản, tiểu tư sản tri thức khởi xướng.
+ Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chén ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, (chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức nhà báo; trí thức và những người làm nghề tự do...) tầng lớp này bị thực dân Pháp, tay sai chèn ép về kinh tế, chính trị nên có tinh thần yêu nước, sớm gắn bó với công nông trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Họ là tầng lớp có trí thức nên đã tiếp nhận luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới, truyền bá cho giai cấp công nhân. Tầng lớp tri thức phong kiến yêu nước đóng vai trò tích cực nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, họ nhạy bén với tình hình chính trị, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, đứng ra tổ chức và vận động cuộc cách mạng giải phóng dân tôc đầu thế kỷ XX( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can).
=> Như vậy: cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến đổi này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX.
*Mối quan hệ
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở VN làm xuất hiện giai cấp mới là công nhân lao động trong nhà máy xí nghiệp công nghiệp. Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản những người buôn bán lưu thông kinh tế.
- Sự xuất hiện giai ấp tầng lớp mới còn ít đã phản ánh sự đầu tư nhỏ giọt thực dân Pháp vào VN chỉ đầu tư vào nông nghiệp và khai thác mỏ- các nguyên liệu thô cho chính quốc. Sự xuất hiện kinh tế mới nằm ngoài mong muốn của Pháp bởi mục đích của Pháp là bóc lột thuộc địa VN.