Chuyện cảm động về người thanh niên hơn 30 năm đi tìm cha mẹ.

H

huck

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cách đây hơn 30 năm, vào một buổi sáng sớm, dưới chân cầu Cà Mau, có một đám rất đông người tụ tập vì sự xuất hiện của một phụ nữ lạ với một đứa trẻ chừng 3 tuổi. Điều đáng nói là người phụ nữ này đang rao bán đứa trẻ. Chị ta chưa kịp làm xong cái việc bất nhân này thì lực lượng công an địa phương đã ập tới. Thấy vậy, người phụ nữ này đã nhanh chóng bỏ trốn, vứt lại đứa trẻ. Các cơ quan chức năng đã phát thông báo đi khắp nơi để tìm kiếm cha mẹ cho đứa bé nhưng mãi chẳng thấy một ai đến nhận.
Đứa trẻ trông trắng trẻo và rất dễ thương, vì vậy rất nhiều người muốn nhận nó làm con nuôi. Thế nhưng nó không chịu theo ai. Chỉ đến khi gặp bà Nguyễn Thị Thủy nó mới bám theo và không muốn xa bà. Và thế là và Thủy nhận nuôi đứa trẻ từ đó.

Vì bé rất ngoan nên bà Thủy đặt tên cho bé là Hiếu – Nguyễn Minh Hiếu. Cả gia đình bà, ai cũng yêu quý Hiếu. Hơn 30 năm bà Thủy đã hết lòng thương yêu Minh Hiếu, lo công ăn việc làm và cưới vợ cho anh. Và chính vì thương đứa con nuôi mà lúc nào bà cũng mong Hiếu tìm được cha mẹ ruột của mình. Bà hiểu hơn ai hết nỗi đau của cha mẹ Hiếu khi vô tình để tuột khỏi vòng tay đứa con thơ nhỏ dại, đáng yêu như Hiếu. Bà và những người trong gia đình của bà đã tích cực nhiều năm tìm kiếm mà vẫn chẳng có kết quả gì.


Cũng đã có rất nhiều người tới tìm gia đình bà Thủy và anh Hiếu để mong nhận con, nhưng tất cả đến rồi lại quay đi trong niềm thất vọng tràn trề.


Bỗng một ngày, một người phụ nữ tên là bà Phạm Thị Kim Huyền ở quận 5 – Tp. HCM đến tìm gia đình bà Thủy và khẳng định rằng Hiếu là con ruột của mình. Bà Huyền kể lại cái ngày đau đớn nhất của đời bà, đó là ngày bà mất đứa con trai mới lên 3 tuổi, lại mất đúng hôm cháu đang bị ốm.



ap_20111114030855495.jpg
Biết là "mò kim đáy biển", nhưng anh vẫn tin một ngày được đoàn tụ bên cha mẹ
Hôm đó, anh trai của bé đưa bé đi khám bệnh ở trạm xá. Lúc khám xong, người anh đang chuẩn bị tiền để mua thuốc cho em thì một người phụ nữ xuất hiện với vẻ mặt rất niềm nở. Sau vài câu thăm hỏi nhiệt tình, chị ta nói với người anh: “cháu vào mua thuốc cho em đi, để cô coi em cho”. Người anh còn quá ít tuổi đã tin và giao em cho người phụ nữ nọ, rồi vào mua thuốc. Lúc người anh quay ra thì người phụ nữ đã biến mất cùng với đứa em trai. Người anh hốt hoảng, lo sợ, khóc lóc thảm thiết tìm em, nhưng vô vọng. Từ đó, Cả nhà bà Huyền luôn sống trong đau khổ, thương xót và lo lắng cho số phận của đứa trẻ. Họ ra sức tìm kiếm đứa trẻ bao nhiêu năm trời nay mà vẫn chẳng có hy vọng gì.

Khi gặp Hiếu và đối chiếu những thông tin, những đặc điểm của Hiếu bà Huyền và những người thân rất hy vọng Hiếu là con em của họ. Niềm tin đó chưa đủ để khẳng định 100% vì có một vài chi tiết nhỏ không được khớp lắm. Nhưng nếu chưa phải là 100% thì niềm tin vẫn chưa trọn vẹn, và chưa thể nhận nhau được. Thế là mẫu máu của anh Nguyễn Minh Hiếu và bà Phạm Thị Kim Huyền được gửi đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền để xác định xem họ có phải là hai mẹ con hay không.

Thật đáng buồn cho cả anh Hiếu và bà Huyền, theo kết quả ADN, Anh Nguyễn Minh Hiếu không phải là con đẻ của bà Phạm thị Kim Huyền. Khi kết quả này được công bố, những người trong cuộc tỏ rõ sự buồn chán, thất vọng....
Sau đó vài tháng, một người đàn ông tên là Sơn lại tiếp tục timg tới và mong muốn được xét nghiệm với anh Hiếu với hy vọng Hiếu là em của anh, bởi em trai của anh Sơn cũng bị thất lạc lúc 3 tuổi và bây giờ đứa em cũng trạc tuổi Minh Hiếu. Nhưng thật đáng tiếc, một lần nữa, Minh Hiếu vẫn chưa tìm được người thân, kết quả xét nghiệm ADN đã khẳng định Minh Hiếu không phải là em ruột của anh Sơn…
Vậy là, đã hàng chục năm trôi qua, Minh Hiếu giờ đây đã là một người đàn ông trưởng thành nhưng may mắn vẫn chưa đến được với anh. Nửa cuộc đời, anh đã đi tìm cha mẹ trong vô vọng....

Chúng ta thật hạnh phúc khi được sống trong sự ngâng niu, chăm sóc và che chở của cha mẹ. Vì thế, hãy trân trọng những gì mình đang có!
 
C

caoson8a

Hành trình tìm cha:
Hành trình đằng đẵng tìm cha trong các mộ liệt sĩ vô danh
Khi Lê Kế Họa lên 2 tuổi thì bố hy sinh, nên anh không thể nhớ nổi gương mặt hay bất cứ dấu ấn nào của cha. Dù vậy, trong anh luôn thôi thúc tìm bằng được hài cốt ông, nhất là mỗi lần nhìn mẹ thẫn thờ nhớ chồng.
Suốt gần 30 năm, anh Họa (xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) đã hỏi không biết bao nhiêu người, lặn lội qua không biết bao địa danh, với tâm nguyện "gặp" và đưa cha về quê nhà.

Bố anh - liệt sĩ Lê Kế Điềm, thuộc tiểu đoàn 141, sư đoàn 7, quân đoàn 4, hy sinh tại mặt trận phía Nam khi anh mới 2 tuổi. Năm 1992, khi vừa tròn 30 tuổi, anh bắt đầu đăng báo, viết thư gửi khắp nơi tìm manh mối mộ phần của cha. Không nhận được hồi âm nào, anh lặn lội vào Sài Gòn, tìm gặp các bác đồng hương hỏi han và được chỉ dẫn bố anh có thể đã hy sinh tại quân khu 7.

Đến quân khu 7 cũng không xác định được, anh Họa tiếp tục tìm tới những người cùng nhập ngũ với bố. Họ cho biết có khả năng bố anh thuộc lực lượng tăng cường cho chiến dịch Mậu Thân năm 68 và chiến đấu ở quân đoàn 4. Anh lần đến đơn vị này, biết có một liệt sĩ tên giống bố anh nhưng hồ sơ ghi ngày hy sinh là 13/8/1966, trong khi giấy báo tử gửi về gia đình anh là 13/8/1968.

“Năm bố mất mẹ tôi mới 22 tuổi. Bà ở vậy nuôi anh em tôi khôn lớn và chỉ có một mong mỏi là tìm được hài cốt bố. Năm 2007, mẹ cùng tôi vào Phước Long tìm mộ nhưng không được, bà nhất định không về. Tôi đã hứa với mẹ là sẽ tìm bằng được bố, cho tới khi không còn chút hy vọng nào nữa...”, anh Họa nghẹn ngào kể.


Mẹ và em của một liệt sĩ đến viếng người thân tại nghĩa trang xã Kim Hoa, Mê Linh, Vĩnh Phúc ngày 26/7. Ảnh: Minh Thùy.

Sau đó, anh đã gặp một số đồng đội cũ của bố và theo lời các bác, bố anh đã nằm lại trạm xá K79, Suối Đôi. "Từ lúc đó, tôi hy vọng rồi lại thất vọng không biết bao nhiêu lần. Cuối cùng, tôi được chỉ một ngôi mộ không có tên ở khu vực này. Tôi xin phép người quản trang khai quật và lấy được một đoạn xương, mang về nhờ Viện Pháp y Quân đội giám định nhưng tiếc vì xương quá cũ nên không làm được", anh Họa kể.

Thế rồi, anh trở lại ngôi mộ một lần nữa, với sự giúp đỡ của một cán bộ xét nghiệm ADN của Viện pháp y và mang về 3 chiếc răng làm xét nghiệm. Kết quả xác nhận đây chính là hài cốt của liệt sĩ Lê Kế Điềm khiến anh và cả gia đình vỡ òa trong niềm hạnh phúc.

Quay lại đưa bố về quê, coi bố như đang hiện diện bên mình, khi ngồi quán uống nước chè, anh rót một chén mời bố, ăn cơm anh cũng gọi cho bố một suất. Lúc lên máy bay về quê, anh mua một vé cho cụ.

Trung úy Vũ Anh Tuấn, khoa Xét nghiệm, Viện pháp y quân đội (Bộ Quốc Phòng) cho biết, trong quá trình thực hiện đề tài "Trình tự gene ti thể ADN và ứng dụng trong nhận dạng hài cốt liệt sĩ”, anh đã chứng kiến bao câu chuyện cảm động khi cùng các thân nhân tìm hài cốt liệt sĩ.

"Mỗi cuộc hành trình, mỗi câu chuyện tìm người thân của từng gia đình đều có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết, đong đầy tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người sống dành cho người đã hy sinh, của những chặng đường tìm kiếm đầy hy vọng và cả vô vọng, khiến mình nhiều lần không cầm được nước mắt”, anh Tuấn tâm sự.

Anh không thể nào quên hình ảnh hai người phụ nữ - là chị em gái của một liệt sĩ - cứ ôm nhau khóc trên đường vào nghĩa trang đường 9 (Quảng Trị) mang hài cốt anh về. Anh cũng nhớ mãi cảnh tượng người anh Đinh Đình Văn già nua, ốm yếu sau bao năm lặn lội khắp nơi tìm em - liệt sĩ Đinh Đình Bình, vừa nức nở khóc vừa khom người che tấm áo mưa để hai cán bộ pháp y khai quật ngôi mộ được cho là của anh mình, vì sợ ánh nắng làm hỏng hài cốt.

"Sau này, rất may kết quả giám định ADN xác nhận hài cốt đó là của liệt sĩ Đinh Đình Bình, giúp bác Văn yên lòng", anh Tuấn kể.


Bà Đức trước tượng đài nghĩa trang liệt sĩ xã Kim Hoa, Mê Linh, Vĩnh Phúc - nơi bố bà đã nằm lại 60 năm trong ngôi mộ của "Liệt sĩ chưa rõ tên". Ảnh: M.T.

Anh cho biết, rất nhiều người vì sự thôi thúc tìm mộ người thân mà dứt bỏ tất cả mưu cầu cá nhân. Một phụ nữ Hà Nội - vốn là kế toán ở Bách hóa tổng hợp cũ - đã không lập gia đình, suốt đời chỉ có một tâm nguyện là tìm bằng được hài cốt của cha. Bà ân hận vì hồi nhỏ giận khi ông đi biền biệt nên đã không cho cha ôm trong lần về phép duy nhất. Sau quãng thời gian dài dằng dặc hỏi hết người này đến người khác, cuối cùng bà đã được chỉ tới một ngôi mộ. Khi khai quật, trong mộ có một chiếc ví ghi đầy đủ tên tuổi của ông. Dù vậy, bà vẫn quyết làm xét nghiệm ADN để biết chính xác đó là bố mình.

Anh Tuấn cho biết, thực tế, số trường hợp giám định chính xác hài cốt liệt sĩ là người thân ít hơn rất nhiều so với trường hợp không đúng. Nhiều người lại tiếp tục một hành trình tìm kiếm mới.

Anh còn trăn trở mãi về mẫu xương đầu tiên gửi tới Viện của một bà cụ tìm con trai. Biết con hy sinh ở Tây Nguyên, cụ bắt xe khách vào tận nơi. Đi đến bản, làng nào, cụ cũng được mọi người giúp đỡ, mời ăn cơm, uống nước. Cuối cùng, bà tìm được một bộ hài cốt nghi là của con trai mình rồi gói gém những mảnh xương vụn đi nhờ định dạng.

"Khi đó, viện còn chưa có ý tưởng gì về ADN nên không biết làm sao, đành nhận mẫu và hẹn cụ khi nào khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tiến hành xác định ngay. Mãi 5-6 năm sau đó, khi ADN được đưa vào ứng dụng, viện đã lấy mẫu này để thử nhưng đáng buồn hài cốt đó không phải là của người con trai cụ vẫn kiếm tìm", anh Tuấn chia sẻ.

Anh cho biết, việc tách chiết ADN từ hài cốt khó và phức tạp hơn nhiều so với mẫu từ người sống, hơn nữa lại dễ bị tạp nhiễm tế bào từ bên ngoài. Bởi thế, khi thực hiện, người thực hiện thường không chỉ dừng lại ở một kết quả, cũng không bao giờ ghép đôi giữa các mẫu nghi ngờ, và chỉ dám kết luận khi không còn gì phải lăn tăn nữa. “Tất cả những việc này chỉ là cố gắng để trả lại tên chính xác cho các liệt sĩ”, anh nói.

Cũng có những trường hợp đã giám định được gene của các liệt sĩ nhưng lại chưa tìm được thân nhân của họ để khớp. Đây cũng là một câu chuyện đầy nhân văn về hành trình tìm cha của bà Phạm Thị Đức (Sóc Sơn, Hà Nội).

Cha hy sinh khi mới 4 tuổi, lớn lên, bà Đức luôn cháy bỏng một mong muốn tìm lại hài cốt ông. "Dù vẫn nhớ như in những kỷ niệm ít ỏi như được bố dẫn tới đơn vị chơi, được ông tắm cho một lần nhưng tôi không thể nào hình dung được gương mặt cha. Dù vậy, trong tâm trí tôi luôn in sâu lời kể của mẹ, của các chú rằng bố đã chiến đấu và hy sinh ở một xã tại Vĩnh Phúc", bà Đức kể.

Theo lời kể, bà đã tìm về địa phương đó nhưng địa danh xưa nay đã chia tách thành nhiều thôn, xã khác. Nghĩa trang liệt sĩ tại đây cũng đã di chuyển. Bà Đức tìm gặp những người đồng đội cũ của bố để hỏi thăm. Không có bài báo, đoạn tin nào liên quan đến việc tìm hài cốt liệt sĩ là bà không đọc, cắt ra và giữ lại cẩn thận.

"Tôi không biết diễn tả mong mỏi tìm cha lớn như thế nào. Chỉ biết nó là nỗi trăn trở thường trực trong tâm, khiến ngày nào còn chưa tìm được thì lòng còn chưa yên", bà chia sẻ.

Cuối cùng, bà cũng được hướng dẫn tới nghĩa trang xã Kim Hoa, Mê Linh, Vĩnh Phúc, nơi quy tập hài cốt các liệt sĩ đã hy sinh khi chiến đấu tại địa phương. Thế nhưng, trong nghĩa trang này có tới 21 ngôi mộ vô danh. Năm 2010, khi chính quyền địa phương nâng cấp nghĩa trang, bà xin phép được lấy mẫu xương của 21 bộ hài cốt về xét nghiệm tại Viện pháp y quân đội. Và một trong 21 mẫu ấy chính là cha bà. Hiện tại, ông đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà tại Sóc Sơn, Hà Nội. Kết quả giám định của 20 mẫu còn lại vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Viện pháp y quân đội, chờ có thân nhân các liệt sĩ đến tìm.

Các bạn hãy nhớ:
Phải yêu thương những con người sinh thành ra mình .Nếu ai không làm được điều đó mà ngược đãi xúc phạm họ thì họ không bằng kẻ "súc sinh",ngay cả con vật cũng có tình thương cha mẹ. Bạn hãy nên nhớ điều đó..
 
Top Bottom