Câu 1:
- Nội dung: đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá,... của nhà nước phong kiến.
- Tác dụng: đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó
- Kết cục: Triều đình từ chối cải cách.
Câu 2:
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Thành lập Liên bang Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia do Toàn quyền Pháp đứng đầu.
- Ở Việt Nam: chia thành 3 xứ với 3 chế độ chính trị khác nhau:
- Bắc Kì: nửa bảo hộ
- Trung Kì: bảo hộ
- Nam Kì: thuộc địa
- Dưới bộ máy chính trị cấp kỳ là cấp tỉnh (đều do người Pháp đứng đầu). Dưới cấp tỉnh là phủ, châu, huyện. Dưới cùng là làng, xã.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp:
- Pháp tăng cường đẩy mạnh việc cướp ruộng đất của nhân dân nhằm lập đồn điền.
- Pháp vẫn sử dụng hình thức bóc lột kiểu phong kiến là phát canh thu tô.
- Công nghiệp:
- Đẩy mạnh việc khai thác than và kim loại.
- Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ về sản xuất và chế biến nhằm thu nguồn lợi lớn.
- Thương nghiệp: Pháp nắm giữ độc quyền thị trường nước ta.
- Tài chính: Pháp đặt ra nhiều loại thuế, tăng mức thu thuế các mặt hàng như muối, rượu, thuốc phiện.
- Giao thông: Pháp đầu tư xây dựng mở mang hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.
Câu 3:
- Lí do:
- Nước nhà rơi vào tay thực dân.
- Không tán thành đường lối hoạt động của các bậc tiền bối nên quyết tìm con đường cứu nước mới.
- Hoạt động:
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà rồng trên tàu buôn La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
- Trong hành trình 6 năm, Người đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
- 1917 trở lại Pháp, sống, làm việc và tham gia phong trào quần chúng lao động ở đây.
- Tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga.
- Ý nghĩa:
Điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.