Nêu những nội dung về kinh tế trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam. Vì sao trong gần một thế kỷ thực dân Pháp thống trị, các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào nước ta nhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủ nghĩa?
Naru00Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Những nội dung về kinh tế trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam:
- Nông nghiệp: Tăng cường cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tăng cường đầu tư vốn đồn điền. Năm 1927, số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 10 lần so với trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15000 ha năm 1918 lên 120000 ha năm 1930
- Công nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn vào khai mỏ, chủ yếu là mỏ than. Nhiều công ty than nối tiếp nhau ra đời như công ti than Đông Triều, công ty than Kim Khí Đông Dương…. Ngoài ra Pháp còn mở thêm nhiều cơ sở công nghiệp nhẹ như chế biến gỗ, chế biến diêm, giấy ở Hà Nội, Vinh, Hải Phòng….
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào nước ta
- Giao thông vận tải: mở thêm nhiều tuyến đường để phục vụ cho công cuộc khai thác bóc lột như tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà
- Văn hóa - giáo dục: thực hiện chính sách mị dân, xuất bản báo chí tuyên truyền về việc xâm lược, mở trường học 1 cách hạn chế
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương do Pháp nắm quyền chi phối toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Pháp tăng nhiều loại thuế.
Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp thống trị, các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào nước ta nhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủ nghĩa vì: Trong thời kì này, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa một chừng mực nào đó đã được du nhập vào Việt Nam. Nền kinh tế nước ta phát triển thêm 1 bước, nhưng về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phát triển què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại :TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn