D
daimui
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào mọi người. Mình là đại diện ban Truyền thông của CLB nhanaiclub ở Hà Nội, sắp tới đây bọn mình có tổ chức 1 chương trình từ thiện đấy là đem Tết thiếu nhi 1/6 đến các trẻ em vùng cao Thái Nguyên vào 2 ngày 2 và 3/6. Rất nhận được sự quan tâm và ủng hộ của mọi người đến chương trình cũng như đến các em nhỏ người Dao
"Tôi đã được đi nhiều nơi, đặt chân đến nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đi vào Nam, tôi ngược lên Tây Bắc. Tôi thăm miền trung, rồi lên Tây Nguyên. Mỗi vùng đất tôi bước đến đều có những nét đặc sắc riêng về thiên nhiên và con người. Những nơi tôi đã đặt chân đến có những cuộc sống khác nhau, khó khăn có, giàu sang có, đủ đầy có, thiếu thốn cũng có, chốn đô thành phồn hoa, làng quê nghèo yên tĩnh, làng chài ven sông tĩnh mịch về đêm hay vùng trung du bát ngát thảo nguyên với những em bé mục đồng xinh xắn . Nhưng chuyến đi hai ngày ở vùng cao đã cho tôi những trải nghiệm, những bài học quý giá về cuộc sống và con người nơi đây. Xóm Khuân Nang- xã Liên Minh- Võ Nhai- Thái Nguyên vẫn còn ám ảnh tôi mãi về một cuộc sống quá nghèo khổ, về tương lai của những đứa trẻ với chuyện học hành giang dở và về bóng tối vùng cao không đèn điện.
Hai tuần trước, tôi được một người bạn trên face mời tham gia chương trình từ thiện “Cùng em vững bước” vào tháng 7 tới với mục đích quyên góp ủng hộ sách vở và đồ dùng học tập cho các em tại Trường tiểu học Thượng Nung, tại 3 phân khu Lũng Cà - Lũng Hoài - Lũng Luông (xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Xúc động trước hoàn cảnh khó khăn ấy, tôi kêu gọi bạn bè quyên góp ủng hộ các em những bộ quần áo, sách vở còn dùng được.
Trước khi đi, tôi hoàn toàn chưa biết đường đi thế nào, chỉ được hướng dẫn qua và được biết trước là rất xa và đường đi khó khăn lắm. Tôi cũng đã rủ bạn đi cùng nhưng mọi người đều có những dự định riêng cho hai ngày cuối tuần của họ. Và tôi gấp quần áo, khoác ba lô lên đường với quyết tâm đến được với những đứa trẻ đáng thương ấy.
Xe buýt đưa tôi đi gần 40km đến thị trấn Đình Cả- Võ Nhai, xuống xe tôi mới được biết tôi đã đi quá con đường rẽ vào Thung Nai rất xa rồi. Tôi buồn bực trách mình trên xe không chịu hỏi đường. Không chịu dừng lại, tôi hỏi thăm những người dân ở đây và được kể về những khó khăn cũng như thiếu thốn về vật chất, học hành của những đứa trẻ 2 xã Liên Minh và Phương Giao. Cách thị trấn Đình Cả hơn chục km đường núi hiểm trở, xã Liên Minh là nơi tôi chọn cho hành trình sai dự định của mình. Thật may mắn cho tôi là ở đây tôi có 1 người quen. Với sự giúp đỡ của bạn ấy, tôi đến được bản làng nghèo một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Những khó khăn của cuộc sống con người nơi đây phơi bày trước mắt tôi là những hình ảnh đầu tiên về con đường lên bản làng. Con đường đất, nhỏ, uốn lượn lên xuống, treo leo giữa các bụi cây rừng, sỏi đá, trơn trượt. Cứ đi một đoạn lại gặp một con suối. Con đường này chỉ có xe máy có thể đi được những ngày nắng khô, mà phải là người có tay lái thật vững, quen với những con đường chông chênh này mới có thể vượt qua được. Con đường này hầu như chỉ có thể là đi bộ. Đường khó đi là thế nhưng phong cảnh và không khí trong lành nơi đây đẹp và cuốn hút lạ kì. Sắc xanh của rừng cây, màu vàng hơi ngả của những cây lúa thiếu nước, điểm xuyết sắc nâu của một vài mái nhà nhỏ đã thu vào tầm mắt tôi một bức tranh vùng núi cao đẹp thơ mộng.
Tôi đến xóm Khuân Nang khi nắng đã chiếu lên những tia chói chang nhất. Hiệu, người bạn đón tôi với khuôn mặt vui mừng và dẫn tôi qua suối, lên nhà. Ngôi nhà hiện ra trước mắt tôi là ngôi nhà gỗ xiêu vẹo với những viên gạch lởm chởm đầu hè, những mảnh gỗ ghép không khít tạo thành những chiếc khe cho ánh nắng chạy dọc thành các đường chiếu vào nhà. Lũ trẻ đang lăn lê chơi cờ trên những phản gỗ ghép đầu nhà thấy tôi lạ tròn xoe mắt ra nhìn và nói với nhau những câu tiếng Dao mà tôi không thể hiểu. Tôi cất ba lô, rửa mặt ngồi nghỉ một lát. Tôi kể cho hiệu nghe dự định và hành trình của tôi. Một lúc sau, hiệu dẫn tôi đến nhà hai đứa trẻ hàng xóm. Tôi thật sự bất ngờ khi thấy căn nhà lụp xụp, nghiêng ngả. Bước vào nhà, tôi lặng người khi nhìn thấy những chiếc dường chân đứng chân nghiêng, cái màn vẫn giăng phủ kín những lớp bụi đen ngòm, cái ghế nhỏ mất 1 chân nằm lăn lộn dưới gầm cái bàn cũ kĩ, nền nhà bằng đất với những chỗ lồi lên lõm xuống bong lên những lớp cát bụi mù. Hai đứa trẻ lấp sau phên cửa xuống bếp. Phải gọi mãi chúng mới rụt rè lên nhà. Hai đứa trẻ xuất hiện trước mắt tôi với là hai chị em Toan và Oanh. Tôi không thể ngờ được hai bộ quần áo các em đang mặc lại cũ, lại bẩn và đen đến thế. Chiếc áo trắng của Oanh không còn là màu trắng nữa, các lớp mốc, chấm đen, vết đất, vết nhựa, bụi bặm đã quyện nhau nhuộm màu áo em đến không còn tìm ra một chỗ nào màu trắng. Áo Toan cũng chẳng khá hơn, đằng sau đã rách theo những vết cào của cây rừng. Không quá khi tôi so sánh những chiếc áo ấy với những chiếc dẻ lau của nhà mình. Áo quần các em còn đen hơn, rách hơn nhiều. Tôi vừa hỏi han các em chuyện học hành, chuyện ăn ở vừa lấy ở ba lô những chiếc áo quần đã quyên góp được mặc vào cho các em. Tôi rơi nước mắt trước câu nói mấy năm rồi em không được mặc áo mới, quần áo của em toàn là đi xin, mặc lại và đã cũ rách nhiều lắm rồi. Bước đến góc nhà, nơi đặt chiếc bàn học của các em, có mấy quyển sách rách bìa thiếu trang lộn xộn đè lên chiếc cặp tuột quai có vài lỗ thủng. Tôi rút hộp màu sáp ra xem thì toàn những mẩu màu ngắn tủn mủn bằng 1 đốt tay, các màu tô chung lẫn lộn với nhau ở cả hai đầu viên màu bóc trần. Ngồi trò chuyện với hai em tôi được biết Oanh đang học lớp 4 trường làng, đi bộ chừng 15-20 phút còn Toan đã nghỉ học khi học hết lớp 5 vì nhà nghèo và vì trường cấp 2 xa quá, em phải đi bộ gần 2 tiếng mới đến nơi.
Tìm hiểu từ những người dân nơi đây tôi được biết, trẻ em phần lớn chỉ học hết lớp 5, rất ít em học lên cấp hai. Một vài em đi học cũng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ dở nửa chừng. Tôi thắc mắc tại sao bố mẹ các em không động viên cho các em học tiếp. Các cô chú cho hey, lũ trẻ còn nhỏ, lên lớp 5 lớp 5 mà nhỏ con không như trẻ thành phố, mà đường đến trường xa xôi, khó đi, ngày nắng không sao còn những ngày mưa, đường trơn trượt, nước suối lớn khó qua. Bố mẹ không thể hằng ngày đưa đi học rồi lại đón về được vì họ còn phải làm việc kiếm sống. Gần đây các em đi học còn bị chặn, bị đòi những nắm cơm hay những đồng tiền ít ỏi cho bữa trưa ở trường. Chính vì thế mà các em không muốn đi học, chính vì thế mà hầu hết các em chỉ dừng lại ở cấp tiểu học thôi.
Nguồn sống chính của những hộ dân ở vùng núi sâu xa này là những cây trè cằn khô trên những sườn đồi dốc đứng. Mấy năm gần đây thời tiết có nhiều biến đổi, cây chè không cho được năng suất cao khiến cuộc sống của họ càng trở lên khó khăn. Những cây lúa vàng úa vì thiếu nước, thiếu phân. Cách rừng, cách núi phải ra mãi ngoài xa, ngoài thị trấn mới có chợ. Thế nên bữa ăn hằng ngày của họ chỉ là những lá rau rừng, những con cá mắn mua dự trữ từ lần ra chợ đã lâu, hay là thỉnh thoảng là những quả trứng gà nhà nuôi đẻ được. Nước sinh hoạt ở đây hoàn toàn bằng nước suối dẫn về. Phải để lắng trong chậu 1 lúc mới có thể gạn được gáo nước trong để nấu cơm, đun nước. Cuộc sống nơi đây chỉ dựa vào ánh sáng của tự nhiên và những ngọn đèn dầu. Điện chưa đến được với họ. Đêm tối họ chỉ có thể làm bạn với những ngọn đèn dầu ánh sáng yếu ớt.
Cuộc sống khó khăn, dân trí lại thấp. Họ chẳng được biết đến ti vi, báo chí hay internet. Nhà nào khá giả thì có được cái đài hay chiếc ti vi nhỏ thi thoảng chạy bằng máy phát từ dầu được 1 lúc, chập chờn, lúc được lúc mất. Chiếc điện thoại của tôi không thể bắt được 1 vạch song nào, không thể gọi điện, không thể hòa mạng, muốn gửi một tin nhắn về nhà cũng chạy tít lên đồi cao mới có thể vớt được chút ít tín hiệu. Trẻ con không biết đến những quyển truyện tranh, những bộ phim hoạt hình có những cậu siêu nhân, những cô công chúa, nàng bạch tuyết. Trò chơi và tuổi thơ của các em chỉ có những viên sỏi, hòn đá, những cây khăng rừng, những trò chơi trên lưng trâu, có chăng vui hơn là những viên bi có màu mua được trên thị trấn. Tôi nghẹn lòng khi thấy chúng chơi đùa, chân tay bẩn, quần áo đen, rách, tóc rối bù xù nhưng tiếng cười ròn tan, những nụ cười thì sáng trong vô cùng. Những chiếc kẹo với các em dường như là xa xỉ. Các em chưa từng có được một cái tết thiếu nhi, chưa được một đêm trung thu với những chiếc bánh đa tròn, với cái đèn ông sao màu xanh đỏ, không biết đến các hoạt động múa hát vui chơi tập thể khi hè về. Trả lời cho câu hỏi “em có ước mơ gì?” của tôi .“Muốn có 1 cái tết thiếu nhi vui, được ăn nhiều kẹo” làm tôi cười mà không giấu nổi giọt nước mắt cảm thương.
Hai ngày ở vùng núi cao này, bốn bề là núi là cây, tôi đã có những trải nghiệm thật thú vị với cuộc sống và con người nơi đây. Tôi nhận ra cuộc sống của mình thật quá đủ đầy, quá sung túc so với dân xóm bản. Tôi nhận ra cái nghèo thật nghiệt ngã có thể làm lụi tàn nhiều tương lai em nhỏ. Tương lai của cả một thế hệ tại các bản làng này sẽ đến đâu khi các em không được tiếp tục đến trường, học hành, vui chơi? Các em rồi sẽ lớn lên và rồi lại nghèo, lại lầm lũi và khổ hạnh giống như bố mẹ các em bây giờ sao? Những đôi chân trần bước qua bao đá sỏi bao giờ ngừng chai sạn? Điện đường bao giờ mới đến để thắp sáng cuộc sống nơi đây? Bao giờ thì việc đến trường không còn là khó khăn là nỗi lo mà là niềm vui mỗi ngày của những các em?
Tôi không biết bạn có những cảm xúc, suy nghĩ gì sau những lời kể chân tình của tôi. Bạn có một lần làm phép so sánh cuộc sống của bạn hay của những con người xung quanh bạn với cuộc sống của các em? Bạn có từng một lần nhen lên một ý nghĩ giúp đỡ các em một điều nhỏ bé hay chỉ là một chút cảm thông với các em? Tôi thiết nghĩ bạn, tôi, chúng ta tuy không thể thay đổi được cuộc sống của các em nhưng ít nhất chúng ta có thể đem đến cho các em những điều nhỏ tưởng như không thể, một cái tết thiếu nhi với vài ba cái bánh, bộ quần áo cũ hay những quyển sách, cái bút còn dùng được mà bạn và gia đình bạn không còn dùng đến, hay đơn giản chỉ là cho các em một lần được quay quần, chơi những trò chơi tập thể, nắm tay nhau và mơ về một tương lai tươi đẹp hơn ở phía trước. Tôi tin, bạn, tôi, chúng ta có thể cho các em những điều nhỏ nhoi ấy.
Chị sẽ còn trở lại các em ạ, trở lại để cùng các em lên suối bắt cua, lên khe chăn trâu, lên đồi hái chè. Chị sẽ trở lại để dạy Thưởng, dạy Lí nói tiếng anh, để gội đầu cho Toan, cho Oanh, chị sẽ mang nhiều kẹo lên cho Khôi nhé. Nhất định chị sẽ trở lại với các em, những tâm hồn đẹp, ngây thơ như những lá cây rừng. Hẹn gặp lại Khuân Nang, bản làng người Dao yêu thương."
"Tôi đã được đi nhiều nơi, đặt chân đến nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đi vào Nam, tôi ngược lên Tây Bắc. Tôi thăm miền trung, rồi lên Tây Nguyên. Mỗi vùng đất tôi bước đến đều có những nét đặc sắc riêng về thiên nhiên và con người. Những nơi tôi đã đặt chân đến có những cuộc sống khác nhau, khó khăn có, giàu sang có, đủ đầy có, thiếu thốn cũng có, chốn đô thành phồn hoa, làng quê nghèo yên tĩnh, làng chài ven sông tĩnh mịch về đêm hay vùng trung du bát ngát thảo nguyên với những em bé mục đồng xinh xắn . Nhưng chuyến đi hai ngày ở vùng cao đã cho tôi những trải nghiệm, những bài học quý giá về cuộc sống và con người nơi đây. Xóm Khuân Nang- xã Liên Minh- Võ Nhai- Thái Nguyên vẫn còn ám ảnh tôi mãi về một cuộc sống quá nghèo khổ, về tương lai của những đứa trẻ với chuyện học hành giang dở và về bóng tối vùng cao không đèn điện.
Hai tuần trước, tôi được một người bạn trên face mời tham gia chương trình từ thiện “Cùng em vững bước” vào tháng 7 tới với mục đích quyên góp ủng hộ sách vở và đồ dùng học tập cho các em tại Trường tiểu học Thượng Nung, tại 3 phân khu Lũng Cà - Lũng Hoài - Lũng Luông (xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Xúc động trước hoàn cảnh khó khăn ấy, tôi kêu gọi bạn bè quyên góp ủng hộ các em những bộ quần áo, sách vở còn dùng được.
Trước khi đi, tôi hoàn toàn chưa biết đường đi thế nào, chỉ được hướng dẫn qua và được biết trước là rất xa và đường đi khó khăn lắm. Tôi cũng đã rủ bạn đi cùng nhưng mọi người đều có những dự định riêng cho hai ngày cuối tuần của họ. Và tôi gấp quần áo, khoác ba lô lên đường với quyết tâm đến được với những đứa trẻ đáng thương ấy.
Xe buýt đưa tôi đi gần 40km đến thị trấn Đình Cả- Võ Nhai, xuống xe tôi mới được biết tôi đã đi quá con đường rẽ vào Thung Nai rất xa rồi. Tôi buồn bực trách mình trên xe không chịu hỏi đường. Không chịu dừng lại, tôi hỏi thăm những người dân ở đây và được kể về những khó khăn cũng như thiếu thốn về vật chất, học hành của những đứa trẻ 2 xã Liên Minh và Phương Giao. Cách thị trấn Đình Cả hơn chục km đường núi hiểm trở, xã Liên Minh là nơi tôi chọn cho hành trình sai dự định của mình. Thật may mắn cho tôi là ở đây tôi có 1 người quen. Với sự giúp đỡ của bạn ấy, tôi đến được bản làng nghèo một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
Những khó khăn của cuộc sống con người nơi đây phơi bày trước mắt tôi là những hình ảnh đầu tiên về con đường lên bản làng. Con đường đất, nhỏ, uốn lượn lên xuống, treo leo giữa các bụi cây rừng, sỏi đá, trơn trượt. Cứ đi một đoạn lại gặp một con suối. Con đường này chỉ có xe máy có thể đi được những ngày nắng khô, mà phải là người có tay lái thật vững, quen với những con đường chông chênh này mới có thể vượt qua được. Con đường này hầu như chỉ có thể là đi bộ. Đường khó đi là thế nhưng phong cảnh và không khí trong lành nơi đây đẹp và cuốn hút lạ kì. Sắc xanh của rừng cây, màu vàng hơi ngả của những cây lúa thiếu nước, điểm xuyết sắc nâu của một vài mái nhà nhỏ đã thu vào tầm mắt tôi một bức tranh vùng núi cao đẹp thơ mộng.
Tôi đến xóm Khuân Nang khi nắng đã chiếu lên những tia chói chang nhất. Hiệu, người bạn đón tôi với khuôn mặt vui mừng và dẫn tôi qua suối, lên nhà. Ngôi nhà hiện ra trước mắt tôi là ngôi nhà gỗ xiêu vẹo với những viên gạch lởm chởm đầu hè, những mảnh gỗ ghép không khít tạo thành những chiếc khe cho ánh nắng chạy dọc thành các đường chiếu vào nhà. Lũ trẻ đang lăn lê chơi cờ trên những phản gỗ ghép đầu nhà thấy tôi lạ tròn xoe mắt ra nhìn và nói với nhau những câu tiếng Dao mà tôi không thể hiểu. Tôi cất ba lô, rửa mặt ngồi nghỉ một lát. Tôi kể cho hiệu nghe dự định và hành trình của tôi. Một lúc sau, hiệu dẫn tôi đến nhà hai đứa trẻ hàng xóm. Tôi thật sự bất ngờ khi thấy căn nhà lụp xụp, nghiêng ngả. Bước vào nhà, tôi lặng người khi nhìn thấy những chiếc dường chân đứng chân nghiêng, cái màn vẫn giăng phủ kín những lớp bụi đen ngòm, cái ghế nhỏ mất 1 chân nằm lăn lộn dưới gầm cái bàn cũ kĩ, nền nhà bằng đất với những chỗ lồi lên lõm xuống bong lên những lớp cát bụi mù. Hai đứa trẻ lấp sau phên cửa xuống bếp. Phải gọi mãi chúng mới rụt rè lên nhà. Hai đứa trẻ xuất hiện trước mắt tôi với là hai chị em Toan và Oanh. Tôi không thể ngờ được hai bộ quần áo các em đang mặc lại cũ, lại bẩn và đen đến thế. Chiếc áo trắng của Oanh không còn là màu trắng nữa, các lớp mốc, chấm đen, vết đất, vết nhựa, bụi bặm đã quyện nhau nhuộm màu áo em đến không còn tìm ra một chỗ nào màu trắng. Áo Toan cũng chẳng khá hơn, đằng sau đã rách theo những vết cào của cây rừng. Không quá khi tôi so sánh những chiếc áo ấy với những chiếc dẻ lau của nhà mình. Áo quần các em còn đen hơn, rách hơn nhiều. Tôi vừa hỏi han các em chuyện học hành, chuyện ăn ở vừa lấy ở ba lô những chiếc áo quần đã quyên góp được mặc vào cho các em. Tôi rơi nước mắt trước câu nói mấy năm rồi em không được mặc áo mới, quần áo của em toàn là đi xin, mặc lại và đã cũ rách nhiều lắm rồi. Bước đến góc nhà, nơi đặt chiếc bàn học của các em, có mấy quyển sách rách bìa thiếu trang lộn xộn đè lên chiếc cặp tuột quai có vài lỗ thủng. Tôi rút hộp màu sáp ra xem thì toàn những mẩu màu ngắn tủn mủn bằng 1 đốt tay, các màu tô chung lẫn lộn với nhau ở cả hai đầu viên màu bóc trần. Ngồi trò chuyện với hai em tôi được biết Oanh đang học lớp 4 trường làng, đi bộ chừng 15-20 phút còn Toan đã nghỉ học khi học hết lớp 5 vì nhà nghèo và vì trường cấp 2 xa quá, em phải đi bộ gần 2 tiếng mới đến nơi.
Tìm hiểu từ những người dân nơi đây tôi được biết, trẻ em phần lớn chỉ học hết lớp 5, rất ít em học lên cấp hai. Một vài em đi học cũng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ dở nửa chừng. Tôi thắc mắc tại sao bố mẹ các em không động viên cho các em học tiếp. Các cô chú cho hey, lũ trẻ còn nhỏ, lên lớp 5 lớp 5 mà nhỏ con không như trẻ thành phố, mà đường đến trường xa xôi, khó đi, ngày nắng không sao còn những ngày mưa, đường trơn trượt, nước suối lớn khó qua. Bố mẹ không thể hằng ngày đưa đi học rồi lại đón về được vì họ còn phải làm việc kiếm sống. Gần đây các em đi học còn bị chặn, bị đòi những nắm cơm hay những đồng tiền ít ỏi cho bữa trưa ở trường. Chính vì thế mà các em không muốn đi học, chính vì thế mà hầu hết các em chỉ dừng lại ở cấp tiểu học thôi.
Nguồn sống chính của những hộ dân ở vùng núi sâu xa này là những cây trè cằn khô trên những sườn đồi dốc đứng. Mấy năm gần đây thời tiết có nhiều biến đổi, cây chè không cho được năng suất cao khiến cuộc sống của họ càng trở lên khó khăn. Những cây lúa vàng úa vì thiếu nước, thiếu phân. Cách rừng, cách núi phải ra mãi ngoài xa, ngoài thị trấn mới có chợ. Thế nên bữa ăn hằng ngày của họ chỉ là những lá rau rừng, những con cá mắn mua dự trữ từ lần ra chợ đã lâu, hay là thỉnh thoảng là những quả trứng gà nhà nuôi đẻ được. Nước sinh hoạt ở đây hoàn toàn bằng nước suối dẫn về. Phải để lắng trong chậu 1 lúc mới có thể gạn được gáo nước trong để nấu cơm, đun nước. Cuộc sống nơi đây chỉ dựa vào ánh sáng của tự nhiên và những ngọn đèn dầu. Điện chưa đến được với họ. Đêm tối họ chỉ có thể làm bạn với những ngọn đèn dầu ánh sáng yếu ớt.
Cuộc sống khó khăn, dân trí lại thấp. Họ chẳng được biết đến ti vi, báo chí hay internet. Nhà nào khá giả thì có được cái đài hay chiếc ti vi nhỏ thi thoảng chạy bằng máy phát từ dầu được 1 lúc, chập chờn, lúc được lúc mất. Chiếc điện thoại của tôi không thể bắt được 1 vạch song nào, không thể gọi điện, không thể hòa mạng, muốn gửi một tin nhắn về nhà cũng chạy tít lên đồi cao mới có thể vớt được chút ít tín hiệu. Trẻ con không biết đến những quyển truyện tranh, những bộ phim hoạt hình có những cậu siêu nhân, những cô công chúa, nàng bạch tuyết. Trò chơi và tuổi thơ của các em chỉ có những viên sỏi, hòn đá, những cây khăng rừng, những trò chơi trên lưng trâu, có chăng vui hơn là những viên bi có màu mua được trên thị trấn. Tôi nghẹn lòng khi thấy chúng chơi đùa, chân tay bẩn, quần áo đen, rách, tóc rối bù xù nhưng tiếng cười ròn tan, những nụ cười thì sáng trong vô cùng. Những chiếc kẹo với các em dường như là xa xỉ. Các em chưa từng có được một cái tết thiếu nhi, chưa được một đêm trung thu với những chiếc bánh đa tròn, với cái đèn ông sao màu xanh đỏ, không biết đến các hoạt động múa hát vui chơi tập thể khi hè về. Trả lời cho câu hỏi “em có ước mơ gì?” của tôi .“Muốn có 1 cái tết thiếu nhi vui, được ăn nhiều kẹo” làm tôi cười mà không giấu nổi giọt nước mắt cảm thương.
Hai ngày ở vùng núi cao này, bốn bề là núi là cây, tôi đã có những trải nghiệm thật thú vị với cuộc sống và con người nơi đây. Tôi nhận ra cuộc sống của mình thật quá đủ đầy, quá sung túc so với dân xóm bản. Tôi nhận ra cái nghèo thật nghiệt ngã có thể làm lụi tàn nhiều tương lai em nhỏ. Tương lai của cả một thế hệ tại các bản làng này sẽ đến đâu khi các em không được tiếp tục đến trường, học hành, vui chơi? Các em rồi sẽ lớn lên và rồi lại nghèo, lại lầm lũi và khổ hạnh giống như bố mẹ các em bây giờ sao? Những đôi chân trần bước qua bao đá sỏi bao giờ ngừng chai sạn? Điện đường bao giờ mới đến để thắp sáng cuộc sống nơi đây? Bao giờ thì việc đến trường không còn là khó khăn là nỗi lo mà là niềm vui mỗi ngày của những các em?
Tôi không biết bạn có những cảm xúc, suy nghĩ gì sau những lời kể chân tình của tôi. Bạn có một lần làm phép so sánh cuộc sống của bạn hay của những con người xung quanh bạn với cuộc sống của các em? Bạn có từng một lần nhen lên một ý nghĩ giúp đỡ các em một điều nhỏ bé hay chỉ là một chút cảm thông với các em? Tôi thiết nghĩ bạn, tôi, chúng ta tuy không thể thay đổi được cuộc sống của các em nhưng ít nhất chúng ta có thể đem đến cho các em những điều nhỏ tưởng như không thể, một cái tết thiếu nhi với vài ba cái bánh, bộ quần áo cũ hay những quyển sách, cái bút còn dùng được mà bạn và gia đình bạn không còn dùng đến, hay đơn giản chỉ là cho các em một lần được quay quần, chơi những trò chơi tập thể, nắm tay nhau và mơ về một tương lai tươi đẹp hơn ở phía trước. Tôi tin, bạn, tôi, chúng ta có thể cho các em những điều nhỏ nhoi ấy.
Chị sẽ còn trở lại các em ạ, trở lại để cùng các em lên suối bắt cua, lên khe chăn trâu, lên đồi hái chè. Chị sẽ trở lại để dạy Thưởng, dạy Lí nói tiếng anh, để gội đầu cho Toan, cho Oanh, chị sẽ mang nhiều kẹo lên cho Khôi nhé. Nhất định chị sẽ trở lại với các em, những tâm hồn đẹp, ngây thơ như những lá cây rừng. Hẹn gặp lại Khuân Nang, bản làng người Dao yêu thương."