Chương trình du học đông du tuyển sinh đợt 2

L

luuthang2807

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC ĐÔNG DU TUYỂN SINH ĐỢT 2

han%20tu.jpg


I/ SUY NGHĨ CƠ BẢN, LÝ TƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC ĐÔNG DU

Giáo dục là nền tảng của mọi sự phát triển. Để Việt Nam tiến lên bắt kịp bạn bè năm châu, việc đầu tiên cần làm là cải cách giáo dục, là đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhân tài. Nhân tài là những người có trí tuệ, kiến thức về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, quản lý, có lòng yêu nước thiết tha, sẵn sàng mang hết khả năng để xây dựng Đất Nước, tạo hạnh phúc cho những người xung quanh.
Chúng ta nhớ lại lời khuyên của ông Lương Khải Siêu, một nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc đầu thế kỷ 20 đã nói với cụ Phan Bội Châu:“ Thực lực của Quốc gia là Dân trí, Dân khí và Nhân tài. Quý quốc đừng lo không có cơ hội độc lập, mà chỉ lo không có nhân tài”. Chính nhờ những lời khuyên này cụ Phan đã nghĩ tới việc đưa thanh niên ra ngoại quốc du học và phong trào Đông Du được phát khởi từ đó.

Việt Nam mặc dù đã giành được Độc lập, Tự do, nhưng công việc xây dựng lại, xây dựng mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mang lại ấm no cho nhân dân, giàu mạnh cho Đất Nước vẫn chưa được tiến hành tốt. Việt Nam vẫn còn nghèo khổ, lạc hậu, kinh tế đang có nguy cơ rơi vào tay tư bản quốc tế. Con dân Việt Nam đừng quá tự hào về tổ tiên, về lịch sử, về vinh quang của quá khứ, đừng quá tự mãn với những tiến bộ tuy có to lớn nhưng cũng phạm nhiều sai lầm trong suốt thời gian khá dài, đổi mới đến quá chậm trễ, trong khi bạn bè các nước đã vượt xa mình. Nay, chúng ta cần phải nghiêm túc khách quan nhận định chính xác tình hình đất nước, tình hình quốc tế, phải làm việc sao cho nhân dân ấm no, hạnh phúc, làm cho đất nước phát triển giàu đẹp, sánh vai cùng bạn bè quốc tế và xây dựng một nước độc lập thực sự (người Việt Nam làm chủ đất nước của mình về mọi mặt). Để làm được việc này không thể thiếu những nhân tài. Việt Nam đang cần một thế hệ nhân tài mới, vừa có trí tuệ, vừa có đạo đức, vừa có con tim yêu nước, để tiếp tục sự nghiệp tạo dựng, xây đắp, gìn giữ, bảo vệ Độc lập, Tự do của Đất nước Việt Nam. Đó cũng là lý tưởng của chương trình đưa sinh viên đi du học Nhật Bản hay “Chương trình du học Đông Du”.

II - MỤC ĐÍCH CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC ĐÔNG DU

Đông Du không phải là một công ty kinh doanh dịch vụ du học, mà là một trường học đào tạo ra những người học trò có trí tuệ, hiểu biết sâu rộng về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, quản lý để tương lai có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước. Thanh niên Đông Du không những có trí tuệ mà còn phải có đức độ, tư cách, hiểu biết trách nhiệm đối với xã hội. Thanh niên Đông Du là những người yêu nước, tự nhận lấy trách nhiệm xây dựng Đất Nước làm lý tưởng cho bản thân, luôn luôn học tập tri thức và rèn luyện đạo đức, tư cách để phục vụ Quê hương Tổ quốc.

Đông Du là một trường đào tạo, có Thầy, có các Anh Chị đi trước dẫn dắt học trò, đàn em học tập, rèn luyện theo lý tưởng đã đề ra. Người học, sau khi tìm hiểu kỹ về trường, về lý tưởng của chương trình Đông Du, tự nguyện tham gia, tự nhận lấy trách nhiệm xây dựng Đất Nước làm lý tưởng của đời mình, sẵn sàng chấp nhận các gian khổ để học hành, chấp nhận khép mình trong sinh hoạt tập thể, rèn luyện nhân cách đạo đức để vươn lên thành người tốt hơn, hoàn hảo hơn.

Học sinh tình nguyện tham gia, nhà trường tiếp nhận, tạo điều kiện học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách và lòng yêu nước. Nhưng vấn đề có được nhà trường chính thức quyết định cho đi du học, lo liệu các thủ tục du học, nhập cảnh, xuất cảnh và chăm lo cho cuộc sống du học tại Nhật hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả học tập và sinh hoạt tại Trường của chính học sinh (tất nhiên trừ trường hợp thật cá biệt hạn hữu, phần lớn người học đều sẽ được đi du học). Quy định này đề ra để tránh việc cử những người không xứng đáng đi du học.

III - PHÁC HỌA NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC ĐÔNG DU

Chương trình bao gồm nhiều giai đoạn thực hiện:

1. Giai đoạn tuyển chọn:
Tuyển những thanh niên ưu tú, học giỏi, biết suy nghĩ, ý thức trách nhiệm đối với xã hội, tự nguyện muốn được đào tạo để tương lai phụng sự sự nghiệp xây dựng Đất Nước. Vì nhiều người muốn du học, nhất là với những lợi thế đặc biệt của chương trình (được chuẩn bị học tập tốt trước khi đi du học, có thể vào Nhật không cần tiền ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng, có thể vừa đi học vừa đi làm gia đình không phải gửi tiền…), trong khi đó khả năng giúp đỡ của chương trình lại có giới hạn, nên chỉ những đối tượng đáp ứng tốt những điều kiện đòi hỏi trên mới được lựa chọn. Việc tuyển chọn này được thực hiện hàng năm vào tháng 7 và những đợt tuyển sinh đặc biệt.

2. Giai đoạn thử thách và chuẩn bị du học:

Sau khi được tuyển chọn, ứng viên phải trải qua một thời gian thử thách, xem khả năng học tập, tác phong sống, cũng như suy nghĩ có phù hợp với mục tiêu của chương trình hay không? Nội dung thử thách là việc ôn tập các kiến thức cơ bản, sinh hoạt tập thể, làm quen với tinh thần kỷ luật, tự giác, tự học tập, luôn luôn cầu tiến, biết quan sát và suy nghĩ….Chỉ những ứng viên thích hợp mới được giữ lại cho học tiếp, người không thích hợp sẽ nghỉ học. Sau khi qua được giai đoạn thử thách, Sinh viên sẽ được học Nhật ngữ đủ để sống và học tập tại Nhật, học 2000 chữ Hán, được dẫn dắt đọc và ôn tập các kiến thức cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh ngữ, và kiến thức phổ thông…) theo chương trình giảng dạy của Nhật Bản (học bằng Nhật ngữ, đủ để dự thi kiểm tra năng lực học Đại học (thi Ryu) và thi vào các trường Đại học, và phải đạt kết quả thật tốt). Tùy theo kết quả học tập và sinh hoạt, Sinh viên sẽ được quyết định chính thức cho đi du học và được hướng dẫn làm các thủ tục du học cần thiết. Thời gian thử thách và đào tạo thay đổi tùy theo từng đối tượng, cũng như ngành học. Cụ thể:

  • Sinh viên học Cao học, phải đạt trình độ Nhật ngữ trên N3, có điểm thi TOEFL trên 500 và thi Ryu trên 400.
  • Sinh viên học các trường senmon (chuyên ngành), hay học Đại học các ngành Nhân văn, trước khi du học phải đạt trình độ thi Ryu trên 450 điểm hay trình độ N2 Nhật ngữ và và trình độ Anh ngữ TOEFL trên 500 điểm.

3. Giai đoạn học thêm Nhật ngữ tại Nhật:
Sinh viên có thể được chọn cho đi du học Nhật vào cuối tháng 3 (cho học kỳ khai giảng đầu tháng 4) và cuối tháng 9 (cho học kỳ khai giảng đầu tháng 10). Tại Nhật, sinh viên trước hết phải học thêm Nhật ngữ và luyện thi Đại học. Để đạt điểm thi Ryu đạt từ 550 hay tốt hơn 650, 700 điểm (điểm loại của sinh viên Đông Du là 500). Thời gian luyện tập khoảng 1 năm, 1 năm rưỡi, 2 năm tùy từng đối tượng.

4. Giai đoạn học tập tại các Đại học:
Tùy theo kết quả thi Ryu, sinh viên có thể lựa chọn và đăng ký thi vào trường Đại học mình chọn (phần lớn các trường đều đòi hỏi phải có điểm TOEFL trên 500 mới nhận hồ sơ xin thi). Nếu đậu, sẽ học 4 năm trước khi tốt nghiệp Học sĩ (Cử nhân hay Kỹ sư). Và sau đó có thể học tiếp lên Cao học, bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đa số sinh viên Đông Du đều đậu vào các Đại học quốc lập và được cấp học bổng của Trường, của Chính phủ Nhật Bản, của các Hội đoàn Tư nhân.

5. Giai đoạn thực tập, làm việc học kinh nghiệm tại các xí nghiệp Nhật:
Sau khi tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học, Cao học, sinh viên được khuyến khích đi thực tập hay làm việc trong các xí nghiệp Nhật để học những kinh nghiệm thực tế trong vòng 2 đến 3 năm trước khi về nước.

6. Giai đoạn về nước:
Sau khi tốt nghiệp các trường tại Nhật, và học hỏi kinh nghiệm tại các xí nghiệp Nhật, sinh viên có thể về nước làm việc cho Nhà Nước, cho các xí nghiệp trong nước, hoặc tự mình mở công ty, xí nghiệp riêng để kinh doanh. Và cũng có thể cùng anh em Đông Du thành lập các Trung Tiểu Xí nghiệp trong “Chương trình Khởi nghiệp Đông Du”.

Tóm lại: Chương trình Đông Du là một kế hoạch đào tạo dài hạn, kéo dài nhiều năm, cho tới đích cuối cùng là cụ thể đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Lĩnh vực học tập trong thời gian du học và lĩnh vực làm việc khi về nước, người tham dự được hoàn toàn tự do lựa chọn. Chỉ lưu ý là, “Chương trình Du học Đông Du” không chủ trương đào tạo những người làm việc ở ngoại quốc, hay làm việc cho các xí nghiệp ngoại quốc, vì quyền lợi tiền bạc, hay hạnh phúc cá nhân.

IV - BA LỜI NGUYỆN CỦA SINH VIÊN ĐÔNG DU
Lý tưởng Đông Du được thể hiện rõ qua 3 lời nguyện của sinh viên Đông Du thường đọc trong các buổi học tập sinh hoạt:
v Thứ nhất: Cố gắng học tập, trau dồi tài đức để mai sau phục vụ Quốc gia, Dân tộc.
v Thứ hai: Sống hết mình, trung thực, ngay thẳng là bạn của mọi người.
v Thứ ba: Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Đây là những lời nguyện, các cá nhân tự nguyện phấn đấu đạt tới lời nguyện thứ nhất.
V - THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

a/ Hồ sơ:
Download mẫu đăng ký tại đây
Tải về từ trang web Đông Du www.dongdu.edu.vn, hoặc xin từ các Hội khuyến học các Tỉnh. Hồ sơ gồm có:

  • Phiếu đăng ký xin tham gia Chương trình Du học Đông Du (theo mẫu quy định và do chính người đăng ký viết).
  • Bài luận viết về đề tài: Tự giới thiệu về mình, về ưu khuyết điểm, về kế hoạch lập thân, kế hoạch học tập, sinh hoạt và khởi nghiệp. Do chính người đăng ký viết tay, không chấp nhận đánh máy.

b/ Nơi nộp hồ sơ:
Hồ sơ phải chuyển vềHội Khuyến học Tỉnh nơi ứng viên đang cư trú, Trường không nhận thẳng hồ sơ, trừ trường hợp Hội Khuyến học từ chối chuyển (Trường sẽ xác nhận lại).

c/ Lịch thi tuyển sinh và dự kiến đi du học:
1. Một kỳ thi tuyển chính thức được tổ chức trên quy mô cả nước vào tháng 7 hằng năm tại nhiều trường thi ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Kỳ thi tuyển chính thức này đã được tổ chức xong trong tháng 7 vừa qua, Sinh viên đã nhập học từ ngày 08/8/2010.

2. Tuyển sinh đặc biệt tại một số địa phương nhất định. Năm 2010 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với thời gian biểu như sau:

  • Ngày nhận đơn: từ 01/11/2010 đến hết ngày 30/11/2010.
  • Ngày thi tuyển: Chủ nhật 12/12/2010.
    • Ngày nhập học: Thứ hai 20/12/2010.
 
Top Bottom