Chung Tử Đơn (Chân Tử Đan)

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.



Thuộc thế hệ ngôi sao võ thuật tài năng thứ hai của Trung Quốc sau Lý Tiểu Long, tài tử người Mỹ gốc Hoa không chỉ làm say đắm lòng người bởi những màn kungfu đẹp mắt, mà còn chinh phục khán giả bởi khả năng chỉ đạo võ thuật tài tình.
Võ sư, đạo diễn và biên đạo võ thuật Chung Tử Đơn (Donnie Yen)không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn được hàng triệu người ở Mỹ yêu mến. Các thể loại phim mà anh tham gia khá đa dạng, từ kiếm hiệp cổ trang cho tới khoa học viễn tưởng kinh dị. Tới nay, tên tuổi Chung Tử Đơn được xếp sau Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Củng Lợi.


Donnie-4.jpg


Năm 1984, khi mới 21 tuổi, Chung Tử Đơn khiến khán giả châu Á ngây ngất với những pha quyền cước điêu luyện và đầy ngẫu hứng trong bộ phim Thái Cực Túy QuyềnHoàng Phi Hồng 2 (Once Upon a Time in China, 1992). Hai cảnh đối kháng giữa bộ đôi này được liệt vào hàng kinh điển trong lịch sử phim võ thuật. Sang năm 1993, nhờ diễn xuất của Đơn (vai Hoàng Kỳ Anh, cha của Hoàng Phi Hồng) trong siêu phẩm Thiết Hầu Tử (Iron Monkey) mà những người hâm mộ phim võ thuật hiểu rõ hơn về "vô ảnh cước", "hồng gia quyền". Trận đấu giữa biển lửa ở cuối phim được rất nhiều nhà làm phim "mô phỏng" trong tác phẩm của họ. Sau khi bộ phim được công chiếu, cứ nhắc tới Chung Tử Đơn, người ta lại nghĩ tới Hoàng Kỳ Anh. (Drunken Tai Chi). 8 năm sau, Chung Tử Đơn và Lý Liên Kiệt lại khiến người xem ngây ngất bởi những màn võ thuật thuộc hàng kinh điển trong



Donnie-01.jpg


Hai cái tên Lý Liên Kiệt, Chung Tử Đơn đã góp phần đưa dòng phim cổ trang quay trở lại thời kỳ huy hoàng. Những tác phẩm mà họ tham gia được coi là cú hích cho sự ra đời của những dự án khác. Năm 1995, bộ phim truyền hình nhiều tập Tinh Võ Môn ra đời, kéo theo làn sóng hâm mộ Trần Chân, nhân vật chính trong phim. Ở Việt Nam thời đó, tên tuổi Chung Tử Đơn gắn liền với nhân vật Trần Chân. Những pha múa thương của anh (vai Trường Không) trong Hero không chỉ khiến khán giả phương Tây thán phục, mà còn giúp họ hiểu được nét đẹp của phim cổ trang phương Đông. Tác phẩm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu chính là bàn đạp để anh chinh phục Hollywood.
Chào đời tại Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 27/7/1963, Chung Tử Đơn là con trai của Bow Sim Mark, một võ sư Wushu và Thái Cực Quyền. Gia đình chuyển tới Hong Kong khi anh mới lên 2 tuổi. Khi Đơn tròn 11 tuổi, gia đình lại chuyển tới thành phố Boston, bangMassachusetts, Mỹ - nơi mẹ anh thành lập Viện nghiên cứu Wushu Trung Hoa.



Donnie-6.jpg


Được nuôi dạy bởi một người mẹ như vậy nên Đơn tập võ từ khi biết đi. Anh học khá nhiều loại, từ Wushu, Thái Cực Quyền, Taekwondo cho tới đấm bốc Thái, để rồi cuối cùng quyết định gắn bó với Wushu. Không chỉ giỏi võ, Đơn còn có năng khiếu âm nhạc. Nhiều người hâm mộ gọi anh là “nghệ sĩ dương cầm tài năng”. Chung Tử Đơn giành rất nhiều giải thưởng võ thuật trên đất Mỹ và thần tượng của anh là Lý Tiểu Long. Mỗi khi tập luyện hay đi chơi, anh thường cột thêm một dải lụa dưới ống quần để dắt thêm cặp côn nhị khúc – vũ khí ưa thích của Lý Tiểu Long. Đơn cũng hay tụ tập bạn bè để đóng giả các phim của huyền thoại họ Lý.



Donnie-12.jpg


Cuộc sống ở Boston giúp Đơn tiếp thu nhiều tinh hoa võ học phương Tây, nhưng cũng khiến anh nhiễm kiểu sống bạo lực. Anh gia nhập một băng đảng côn đồ và thường xuyên đánh nhau. Sau khi nhóm côn đồ gây án mạng, bố mẹ anh quyết định đưa anh tới Bắc Kinh để tham dự một chương trình đào tạo Wushu kéo dài 2 năm. Một trong những đồng môn của Đơn là Lý Liên Kiệt, người sau này cũng trở thành một ngôi sao võ thuật nổi tiếng. Sống trong môi trường lành mạnh và có tính kỷ luật, Đơn bắt đầu thực hiện giấc mơ trở thành võ sư Wushu.



Donnie-10.jpg


Số phận đã sắp đặt để anh dừng chân ở Hong Kong trên đường về thăm bố mẹ ở Boston. Tại đây anh gặp nhà sản xuất phim, biên đạo võ thuật kiêm đạo diễn huyền thoại Viên Hòa Bình. Phát hiện tố chất diễn xuất và khả năng võ thuật của Đơn, ông cho rằng anh có thể trở thành ngôi sao điện ảnh. Cuộc gặp gỡ ấy đã truyền cảm hứng để Đơn bước vào ngành nghệ thuật thứ bảy. Bộ phim đầu tiên mà Đơn tham gia Drunken Tai Chi (Thái Cực Túy Quyền, 1984) gây được tiếng vang lớn với những màn võ thuật điêu luyện. Tuy nhiên, sau đó anh chỉ được giao những vai nhỏ trong suốt thập niên 80.


Donnie-3.jpg


Sự nghiệp của Đơn bước sang trang mới kể từ khi anh đóng vai phản diện đối đầu với Lý Liên Kiệt trong siêu phẩm Hoàng Phi Hồng 2. Hai cảnh đối đầu giữa cặp đôi này được đưa vào danh sách những pha võ thuật sáng tạo, đẹp mắt và gay cấn nhất trong lịch sử phim hành động. Ngay cả khi đối đầu với một thần đồng võ thuật như Lý Liên Kiệt, những chiêu thức đầy ngẫu hứng và độc đáo của Đơn vẫn tỏ ra hiệu quả hơn. Những màn trình diễn đầy ấn tượng giúp anh nhận được đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc trong lễ trao giải thưởng điện ảnh Hong Kong vào năm 1992.


Donnie-9.jpg


Vừa mới khẳng định được tên tuổi ở châu Á, Đơn quyết định rẽ sang phim truyền hình hoàn thiện các chiêu thức võ thuật và học làm đạo diễn. Chỉ trong vài năm, anh trở nên nổi tiếng với khả năng dàn dựng những pha hành động có một không hai. Với mục đích tạo ra những bộ phim không chỉ gây thót tim, mà còn phải khơi gợi được những cảm xúc bên trong khán giả, Đơn quyết định lập xưởng phim riêng và sản xuất bộ phim đầu tiên vào năm 1997, đó là Chiến lang truyền thuyết (Legend of the Wolf). Trong hai năm sau đó, Ballistic Kiss (1998) và City of Darkness (1999) lần lượt ra đời. Trong năm 2000 và 2001, anh tham gia siêu phẩm Highlander: EndgameBlade II của đạo diễn John Woo với vai trò diễn viên và chỉ đạo võ thuật. Hai bộ phim đưa tên tuổi Chung Tử Đơn lên một tầm cao mới, đồng thời giúp anh khẳng định được vị thế trong giới biên đạo võ thuật.
Về đời tư, Chung Tử Đơn kết hôn hai lần. Hiện anh đang sống với Cissy Wang, hoa hậu người Trung Quốc tại Canada. Hai người kết hôn tại Toronto, Canada vào năm 2003 và đã có một cô con gái. Anh cũng có một con trai với người vợ trước, Man Cheuk Yen.

(Theo Phimanh.net)
 
T

tranquang

Thông tin thêm:

Chân Tử Đan (甄子丹, bính âm: Zhēn Zǐdān; còn gọi là Chung Tử Đơn, tên tiếng AnhDonnie Yen Chi Tan, Donnie Yen Ji Dan, Kun Ja Dan; sinh vào năm 1963) là một diễn viên võ thuật người Mỹ gốc Hoa.

Chân Tử Đan sinh ngày 27 tháng 7 năm 1963 tại Quảng Đông, Trung Quốc. Anh là một diễn viên võ thuật nổi tiếng của Trung Quốc và thế giới. Anh là một trong 4 tài tử võ thuật kinh điển thuộc thế hệ thứ hai sau Lý Tiểu Long, gồm Chân Tử Đan, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Dương Tử Quỳnh. Công phu của anh được đánh giá cao hơn nhờ những đòn chân đẹp mắt kết hợp Wushu và Thái boxing.
Ngoài ra Chân Tử Đan còn là chỉ đạo võ thuật và đạo diễn các phim Twins effect, Puma...


Anh còn làm mẫu, chỉ đạo cho các pha võ thuật trong game nổi tiếng là Onimusha III.
Mẹ anh là một võ sư nổi tiếng nên việc anh ham mê võ thuật là điều dễ hiểu. Chân Tử Đan đã chập chững tập võ khi mới biết đi, năm 11 tuổi được gia đình đưa sang Mỹ học về võ thuật Tây Phương, tại đây anh đạt nhiều giải thưởng.
Thần tượng của Chân Tử Đan từ nhỏ là Lý Tiểu Long, anh thường cột thêm một dải lụa dưới ống quần để dắt thêm cặp Côn Nhị Khúc, thường bắt chước đóng giả các phim của ông và đem bạn bè ra tập trận.
Từ năm 11 tuổi đến 17 tuổi, Chân Tử Đan không chỉ tiếp thu tinh hoa võ thuậtbạo lực bên đấy, anh gia nhập băng đảng, thường xuyên đánh lộn, cha mẹ anh rất lo sợ vì băng nhóm của anh có lần đã gây ra án mạng, thế là đưa anh về lại Quê nhà - Quảng Đông.



Tại đây anh gặp đạo diễn Viên Hòa Bình, bộ phim đầu tiên thực sự chói lọi: Túy Quyền, hay Thái Cực Túy Quyền, Drunken Tai Chi. Với các màn võ thuật cực kỳ điệu luyện và ngẫu hứng, Chân Tử Đan đã bước đầu chinh phục trái tim người Châu Á. Năm đó là năm 1982, Chân Tử Đan vừa 19 tuổi.
Thật ra Chân Tử Đan từng đóng một vai "đứng nhìn" trong Miracle Fighters trước đó, nhưng Viên Hòa Bình cho biết đó chỉ là một phút thử vai, vai trò chính của anh trong phim này là Cascadeur.


Sự nghiệp của Chân Tử Đan không thẳng tiến, sau phim Thái Cực Túy Quyền anh được mời đóng nhiều phim nhưng ít được thành công. Chúng được liệt vào dạng phim "mì ăn liền" không có giá trị.


Đến năm Hoàng Phi Hồng 2 ra đời, đạo diễn Viên Hòa Bình có một sáng kiến là cho "long hổ gặp nhau", Chân Tử Đan đóng một vai phản diện bên cạnh Lý Liên Kiệt. Trong phim này Chân đã diễn xuất tài tình và nhiều màn múa côn, đao đẹp mắt, chứng tỏ anh không hề lép vế trước Lý Liên Kiệt.
Trong phim này, Chân Tử Đan đóng bên cạnh hàng loạt ngôi sao: Trương Triết Lâm, Khương Đại Vệ, Quan Chí Lâm, Mạc Thiếu Thông. Anh bắt đầu nổi đình nổi đám khi vượt lên họ để giành giải "Diễn viên phụ xuất sắc nhất". Cho thấy ngoài khả năng võ công anh còn có khả năng diễn xuất tốt.


Tiếp theo là các phim Lồng Hổ 2, Tiêu Diệt Nhân Chứng, Truyền thuyết Xích Long...Viên Hòa Bình đã nâng cao địa vị của Chân Tử Đan lên trong làng phim võ thuật.
Mãi đến năm 1993, tên tuổi của anh mới thật sự sáng chói: bộ phim Thiếu Niên Hoàng Phi Hồng, hay Thiết Hầu Tử (Iron Monkey), đã khiến mọi người phải thán phục. Bộ phim có tình tiết ngộp thở đến từng giây phút, và vai Hoàng Kỳ Anh của Chân Tử Đan đã tha hồ tung hoành, biểu diễn những Vô Ảnh Cước, Hồng gia quyền" rất tuyệt vời. Trận đấu trên biển lửa ở màn cuối cùng đã trở thành đề tài cho nhiều nhà làm phim... nhái và hài hước nhắc lại, để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong lòng khán giả.


Khi đó khắp các nẻo đường đang rộn cái tên Hoàng Phi Hồng - Lý Liên Kiệt, thì lại thêm Hoàng Kỳ Anh - Chân Tử Đan, hai ngôi sao võ thuật cùng thời đã làm sống dậy nền phim võ thuật cổ trang, kéo theo rất nhiều phim khác ra đời. Mà dường như đến bây giờ cái hào khí đó vẫn còn, phim võ thuật Trung Hoa không bao giờ bị coi là nhàm chán nữa.
Thế nhưng trong khi Lý Liên Kiệt nắm bắt tất cả các cơ hội để xuất ngoại thì Chân Tử Đan lại bỏ lỡ đi hầu hết: đó là vai Lý Tiểu Long trong phim Truyền thuyết Lý Tiểu LongThe Bruce Lee Story) - một phim của Hollywood - rồi từ chối rất nhiều phim của đạo diễn nổi tiếng, cả lời mời của Steven Seagal.



Ở Trung Quốc, Chân Tử Đan chăm đóng phim Võ thuật, kể cả phim truyền hình.
Và phim truyền hình Tinh Võ Môn 1995 ra đời, gây nên một cơn sốt mới về Trần Chân. Từ đó, thường ở Việt Nam người ta gọi tên anh là Trần Chân, khi nhắc đến Trần Chân người ta không nghĩ ngay đến Lý Tiểu Long nữa. Tinh Võ Môn 1995 dài 18 tập và thật sự cuốn hút, nhân vật Trần Chân của Chân Tử Đan trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã, nhiều đoạn diễn xuất nội tâm, nhiều trận đấu võ.


Tiếp theo thành công của Tinh Võ Môn 1995, Chân Tử Đan tự làm một bộ phim võ thuật điện ảnh, nhuốm mùi bạo lực: Chiến lang truyền thuyết. Phim này anh đóng chung với Lý Nhược Đồng, vai diễn của anh có những trận đấu đá kinh điển. Chân Tử Đan đã khắc sâu tên của mình vào lòng người hâm mộ và bộ phim đạt thành công rất lớn.


Đến năm 2001, phim Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu ra đời, Chân Tử Đan tham gia với một vai khá ấn tượng, mục đích của Trương Nghệ Mưu cũng được ông nói rõ là "câu khách" và "làm đẹp phim bằng những thế võ ngoạn mục". Nhưng không chỉ vậy, Chân Tử Đan đã bước vào cổng Hollywood qua một phim hoàn toàn Trung Quốc như Anh Hùng. Phim thành công rất lớn, sự thành công đó càng nới rộng danh tiếng của Chân Tử Đan lên khắp thế giới. Lúc này tên tưổi chỉ xếp sau Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Củng Lợi.


Các phim Thất Kiếm hạ thiên sơn, Sát Phá Lang...sau này của Chân Tử Đan được thế giới phương Tây đón nhận nhiệt liệt. Bên cạnh đó người phương Đông luôn yêu thích anh đơn giản là vì Chân Tử Đan chỉ đóng những vai "đánh đấm ra trò" kiểu Trung Quốc.
Người ta thấy chỉ riêng Chân Tử Đan có các cú đá hoàn hảo và tuyệt đẹp, bộc lộ một cách hoàn mỹ các kỹ thuật của môn võ Thái Cực Đạo. Và theo nhiều người nhận xét, anh có tất cả các môn võ trong một con người: cú đấm của quyền Anh, đá của Thái Cực Đạo, những pha bắt, đỡ uyển chuyển kết hợp giữa Wushu và Muay Thái, khả năng đô vật, khả năng sử dụng côn nhị khúc, côn, thương và đao.


(Theo Wiki)

 
T

tranquang

Các phim nổi tiếng


  • 1983: Thái Cực Túy Quyền (Drunken Master)
  • 1988: Đặc cảnh đồ long (Tiger Cage 1)
  • 1989: Truy kích nhân chứng 4 (In the line of duty IV)
  • 1990: Đồng tiền đen (Tiger Cage 2: Black money)
  • 1992: Hoàng Phi Hồng 2: Nam Nhi Đương tự cường (Once upon a time in China II)
  • 1992: Tân Long Môn khách sạn (New dragon gate inn)
  • 1993: Tân Lưu tinh Hồ điệp Kiếm (Butterfly and Sword)
  • 1993: Truyền thuyết Xích Long - Tô Khất Nhi (Hero Among Heroes)
  • 1993: Thiếu niên Hoàng Phi Hồng - Thiết Hầu Tử (Iron monkey)
  • 1994: Vĩnh Xuân Quyền (Wing Chun)
  • 1995: Tinh Võ Môn 1995 (Fist of fury 1995)
  • 1997: Chiến lang truyền thuyết (Legend of the wolf)
  • 1998: Nụ hôn sát nhân (Ballistic Kiss)
  • 1998: Tân Đường Sơn đại huynh (Shanghai Affairs)
  • 2000: Trò chơi kết thúc (Highlander: Endgame)
  • 2001: Săn quỷ 2 (Blade II: Bloodhunt)
  • 2002: Anh hùng (Hero)
  • 2003: Hiệp sĩ Thượng Hải (Shanghai Knight)
  • 2004: Sát Phá Lang (Sha Po Lang)
  • 2005: Thất kiếm hạ thiên sơn (Seven swords)
  • 2006: Long Hổ Môn (Dragon Tiger gate)
  • 2007: Đảo hỏa tuyến (Flash Point)
  • 2008: Giang sơn mỹ nhân (An Empress and the Warriors)

Giải thưởng


  • Giải Diễn viên phụ xuất sắc nhất: Hoàng Phi Hồng 2 (1992);
  • Giải phim hay nhất (1998): Nụ hôn sát nhân (Ballistic Kiss)
  • Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Yubari Nhật Bản
  • Giải Kim Mã: đạo diễn võ thuật xuất sắc nhất (phim Twins Effect) 13/12/2003
  • Diễn viên ấn tượng nhất (MTV bầu chọn 2004)
  • Giải thành tựu suất xắc Remy X.O (2004)
(Theo Wiki)
 
C

congchuatuyet_2009

Phim mới Diệp Vấn của Chân Tử Đan rất hay.
Đánh Vịnh Xuân rất thật :x. K bit chê làm sao :)
 
Top Bottom