F
freeme
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Các bạn thân mến,
Tôi vô tình tôi đọc được một topic diễn đàn Những Ước Mơ Xanh - một CLB tình nguyện khá mạnh ở Tp.HCM và rất cảm kích trước hoàn cảnh khó khăn của một cô bé bán vé số 8 năm trời mà không mua nổi một chiếc xe đạp để đi học, ngày nào cũng phải dậy từ 4h sáng đi bộ tới trường, hết giờ học phải đi bán vé số nuôi mẹ bị bịnh. 8 năm mỗi ngày đều đi bộ hơn chục cây số tới trường mà vẫn không nản chí, nghị lực của em nhỏ thật đáng khâm phục các bạn ạ.
Chỉ sợ một ngày nào đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn và em cũng không đủ kiên trì để theo đuổi việc học tập này nữa thì thật đáng tiếc.
Hiện nay cộng đồng đang huy động sự đóng góp về tiền để mua xe đạp cho em, cũng như sách vở, quần áo cũ... để giúp em có 1 trung thu và năm học mới hạnh phúc.
Tôi đăng lại bài này lên đây để mong chia sẻ với mọi người và hy vọng chúng ta có thể giúp em nhỏ có một chiếc xe để tới trường. Các bạn có thể vào link này ở diễn đàn nhunguocmoxanh.org để xem thêm nha bạn.
http://diendan.nhunguocmoxanh.org/goc-nhin-tinh-nguyen-vien/f64/cung-gop-cho-co-be-ban-ve-so-dang-thuong-chiec-xe-dap-toi-truong/t6819.html#entry39071
------------------
NGHỊ LỰC CỦA EM
Là một học sinh lớp 9 nhưng dáng người em còn thấp bé hơn các em lớp 6 mới vào trường. Đó là em Trần Thị Bội Tuyền học sinh lớp 9A3 trường THCS TT Ba Chúc – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. Nhà ở tận Sóc Tức cách xa trường trên 10 cây số nhưng hàng ngày em phải dậy thật sớm để lội bộ đến trường học, trên đường đi gặp xe người quen em quá giang, có hôm không quá giang được xe em phải vừa đi, vừa chạy mới kịp đến trường trong giờ học. Tính ra trong 8 năm trời, em đã đi bộ gần 60,000 cây số để tới trường
Khó khăn chồng chất khó khăn.
Thuộc diện nghèo nhất nhì trong xã, cha em làm thuê mướn theo mùa vụ, mẹ thì bệnh triền miên. Tuy vậy, nhưng em không hề nghĩ đến chuyện nghĩ học dù chỉ một ngày, thành tích học tập của em cũng tiến bộ theo từng năm học. Nếu như năm học lớp 6 em chỉ đạt học lực loại Trung Bình, đến năm lớp 7 em đã cố gắng vươn lên được loại Khá và năm lớp 8 vừa qua em đã xuất sắc đạt loại Giỏi. Tuy nhiên cuộc sống không bao giờ êm đềm và những khó khăn thì hầu như cứ dồn xuống gia đình nhỏ bé của em.
Em Tuyền tranh thủ nấu nồi cháo cho mẹ trước thi đi bán vé số (Ảnh: Phạm Thông)
Vào một ngày trời mưa tầm tả em đi học về, nhà trống hoắc, trống hươ, gọi cha không nghe, tìm mẹ không gặp, em chỉ thấy một mảnh giấy để lại trên giường “Mẹ con bệnh trở nặng ba phải chở đi cấp cứu ở bệnh viện huyện, con ở nhà tự nấu cơm ăn rồi học bài” Căn bệnh u xơ tử cung buộc mẹ em phải mổ lần thứ hai, thế là ba phải ở lại bệnh viện chăm sóc mẹ, em ở nhà chỉ 1 mình, sáng đi học trưa về em vào trong sóc xem có ai mướn gì thì làm nấy để kiếm tiền mua gạo nấu cơm. Tuy khó khăn như vậy nhưng quyết tâm đi học không bao giờ vụt tắt trong em và để có tiền giúp đỡ gia đình cũng như để tự nuôi bản thân đi học em đã đến đại lý xin nhận vé số đi bán, thế là hàng ngày ngoài giờ học với một xấp vé số trên tay em đi khắp nơi rao bán, có hôm đến 8 – 9 giờ tối em mới về đến nhà, cơm nước xong là em quay ra học bài có khi đến tận khuya, vậy mà chỉ 4 giờ sáng là em đã dậy tranh thủ đi học sớm để có thể quá giang được ai đó đến trường.
Ước mơ nhỏ bé có thành hiện thực?
Tôi đưa em về nhà lúc 11 giờ trưa ngày 16/8/2010, ba em đi gánh lúa mướn chưa về, mẹ em cũng vừa ở bệnh viện về được 2 ngày nên còn rất yếu. Vừa về đến nhà em đã vội vã vào bếp vo gạo bắt cơm lên rồi cho mẹ uống thuốc. Qua trao đổi với chị Trần Thị Hiện (mẹ em Tuyền). Tôi được biết chị phải đi mổ lần này nửa là lần thứ 2 do căn bệnh u xơ tử cung và do biến chứng của lần mổ trước. Chị nói: “nhà nghèo, túng thiếu mà tôi lại bệnh hoài, ba nó đi làm mướn được bao nhiêu đều phải lo thuốc thang cho tôi hết, mới vừa rồi, hai vợ chồng tằn tiện để dành được gần 1 triệu định đi mua chiếc xe đạp cho con nhỏ đi học, nhưng chưa kịp mua thì bệnh tôi trở nặng nên lo thuốc thang cũng hết luôn”.
Em Tuyền chăm sóc mẹ (Ảnh: Phạm Thông)
Vừa nói chuyện với tôi chị vừa khóc, trong khi em Tuyền vừa nấu cơm vừa tranh thủ xem lại bài mới vừa học ở trường, để một chút còn phải đi bán vé số.
Chị kể: “Con nhỏ có hiếu lắm, trong bửa cơm có con cá, miếng rau nó đều gắp cho tôi, còn nó chỉ ăn cơm với nước mắm nên thầy thấy đã 14 tuổi rồi mà nó còn nhỏ xíu vậy đó, thấy vậy chứ nó siêng lắm, trong sóc ai kêu cái gì nó cũng làm, hồi trước có tiền là nó để dành để mua tập viết phục vụ việc học, còn bây giờ được bây nhiêu là đưa cho ba nó, nó kêu “để dành mua thuốc cho má” . Nó nói nó cố gắng học thật gỏi để sao này đi thi làm bác sĩ đi trị bệnh miễn phí cho những người nghèo như mẹ hiện giờ vậy”.
Tranh thủ học bài mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Phạm Thông)
Lúc này em Tuyền đã nấu xong nồi cháo cho mẹ, em đỡ mẹ ngồi dậy vừa thổi vừa đút cháo cho mẹ. Tôi quay qua bắt chuyện với em. Tôi hỏi: Em vừa học vừa phải chăm sóc mẹ và còn phải đi bán vé số nửa thời gian đâu em học bài? Em nói: Bán vé số xong tối về con mới học.
Tôi hỏi tiếp: Em có mơ ước gì cho tương lai của mình không?
Em vừa nói vừa khóc: Con ước cho mẹ con mau hết bệnh, chứ giờ nhìn thấy mẹ con vật vã vì những cơn đau con buồn lắm.
Đút cháo cho mẹ xong em tất bật chuẩn bị đi bán vé số, tôi cũng từ giã hai mẹ con em tôi về mà lòng thầm mong cho cuộc sống em đỡ bộn bề vất vả và ước mơ nhỏ bé của em sớm trở thành hiện thực.
Phạm Văn Thông – GV. Trường THCS TT Ba Chúc
THÔNG TIN NHÂN VẬT
Họ tên học sinh:Trần Thị Bội Tuyền
Thuộc tỉnh/thành: An Giang
Trường: Trường THCS TT Ba Chúc
Lớp: 9A3
Địa chỉ liên hệ: Ấp Sóc Tức – xã Lê Trì – Tri Tôn – An Giang
Tôi vô tình tôi đọc được một topic diễn đàn Những Ước Mơ Xanh - một CLB tình nguyện khá mạnh ở Tp.HCM và rất cảm kích trước hoàn cảnh khó khăn của một cô bé bán vé số 8 năm trời mà không mua nổi một chiếc xe đạp để đi học, ngày nào cũng phải dậy từ 4h sáng đi bộ tới trường, hết giờ học phải đi bán vé số nuôi mẹ bị bịnh. 8 năm mỗi ngày đều đi bộ hơn chục cây số tới trường mà vẫn không nản chí, nghị lực của em nhỏ thật đáng khâm phục các bạn ạ.
Chỉ sợ một ngày nào đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn và em cũng không đủ kiên trì để theo đuổi việc học tập này nữa thì thật đáng tiếc.
Hiện nay cộng đồng đang huy động sự đóng góp về tiền để mua xe đạp cho em, cũng như sách vở, quần áo cũ... để giúp em có 1 trung thu và năm học mới hạnh phúc.
Tôi đăng lại bài này lên đây để mong chia sẻ với mọi người và hy vọng chúng ta có thể giúp em nhỏ có một chiếc xe để tới trường. Các bạn có thể vào link này ở diễn đàn nhunguocmoxanh.org để xem thêm nha bạn.
http://diendan.nhunguocmoxanh.org/goc-nhin-tinh-nguyen-vien/f64/cung-gop-cho-co-be-ban-ve-so-dang-thuong-chiec-xe-dap-toi-truong/t6819.html#entry39071
------------------
NGHỊ LỰC CỦA EM
Là một học sinh lớp 9 nhưng dáng người em còn thấp bé hơn các em lớp 6 mới vào trường. Đó là em Trần Thị Bội Tuyền học sinh lớp 9A3 trường THCS TT Ba Chúc – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. Nhà ở tận Sóc Tức cách xa trường trên 10 cây số nhưng hàng ngày em phải dậy thật sớm để lội bộ đến trường học, trên đường đi gặp xe người quen em quá giang, có hôm không quá giang được xe em phải vừa đi, vừa chạy mới kịp đến trường trong giờ học. Tính ra trong 8 năm trời, em đã đi bộ gần 60,000 cây số để tới trường
Khó khăn chồng chất khó khăn.
Thuộc diện nghèo nhất nhì trong xã, cha em làm thuê mướn theo mùa vụ, mẹ thì bệnh triền miên. Tuy vậy, nhưng em không hề nghĩ đến chuyện nghĩ học dù chỉ một ngày, thành tích học tập của em cũng tiến bộ theo từng năm học. Nếu như năm học lớp 6 em chỉ đạt học lực loại Trung Bình, đến năm lớp 7 em đã cố gắng vươn lên được loại Khá và năm lớp 8 vừa qua em đã xuất sắc đạt loại Giỏi. Tuy nhiên cuộc sống không bao giờ êm đềm và những khó khăn thì hầu như cứ dồn xuống gia đình nhỏ bé của em.
Em Tuyền tranh thủ nấu nồi cháo cho mẹ trước thi đi bán vé số (Ảnh: Phạm Thông)
Vào một ngày trời mưa tầm tả em đi học về, nhà trống hoắc, trống hươ, gọi cha không nghe, tìm mẹ không gặp, em chỉ thấy một mảnh giấy để lại trên giường “Mẹ con bệnh trở nặng ba phải chở đi cấp cứu ở bệnh viện huyện, con ở nhà tự nấu cơm ăn rồi học bài” Căn bệnh u xơ tử cung buộc mẹ em phải mổ lần thứ hai, thế là ba phải ở lại bệnh viện chăm sóc mẹ, em ở nhà chỉ 1 mình, sáng đi học trưa về em vào trong sóc xem có ai mướn gì thì làm nấy để kiếm tiền mua gạo nấu cơm. Tuy khó khăn như vậy nhưng quyết tâm đi học không bao giờ vụt tắt trong em và để có tiền giúp đỡ gia đình cũng như để tự nuôi bản thân đi học em đã đến đại lý xin nhận vé số đi bán, thế là hàng ngày ngoài giờ học với một xấp vé số trên tay em đi khắp nơi rao bán, có hôm đến 8 – 9 giờ tối em mới về đến nhà, cơm nước xong là em quay ra học bài có khi đến tận khuya, vậy mà chỉ 4 giờ sáng là em đã dậy tranh thủ đi học sớm để có thể quá giang được ai đó đến trường.
Ước mơ nhỏ bé có thành hiện thực?
Tôi đưa em về nhà lúc 11 giờ trưa ngày 16/8/2010, ba em đi gánh lúa mướn chưa về, mẹ em cũng vừa ở bệnh viện về được 2 ngày nên còn rất yếu. Vừa về đến nhà em đã vội vã vào bếp vo gạo bắt cơm lên rồi cho mẹ uống thuốc. Qua trao đổi với chị Trần Thị Hiện (mẹ em Tuyền). Tôi được biết chị phải đi mổ lần này nửa là lần thứ 2 do căn bệnh u xơ tử cung và do biến chứng của lần mổ trước. Chị nói: “nhà nghèo, túng thiếu mà tôi lại bệnh hoài, ba nó đi làm mướn được bao nhiêu đều phải lo thuốc thang cho tôi hết, mới vừa rồi, hai vợ chồng tằn tiện để dành được gần 1 triệu định đi mua chiếc xe đạp cho con nhỏ đi học, nhưng chưa kịp mua thì bệnh tôi trở nặng nên lo thuốc thang cũng hết luôn”.
Em Tuyền chăm sóc mẹ (Ảnh: Phạm Thông)
Vừa nói chuyện với tôi chị vừa khóc, trong khi em Tuyền vừa nấu cơm vừa tranh thủ xem lại bài mới vừa học ở trường, để một chút còn phải đi bán vé số.
Chị kể: “Con nhỏ có hiếu lắm, trong bửa cơm có con cá, miếng rau nó đều gắp cho tôi, còn nó chỉ ăn cơm với nước mắm nên thầy thấy đã 14 tuổi rồi mà nó còn nhỏ xíu vậy đó, thấy vậy chứ nó siêng lắm, trong sóc ai kêu cái gì nó cũng làm, hồi trước có tiền là nó để dành để mua tập viết phục vụ việc học, còn bây giờ được bây nhiêu là đưa cho ba nó, nó kêu “để dành mua thuốc cho má” . Nó nói nó cố gắng học thật gỏi để sao này đi thi làm bác sĩ đi trị bệnh miễn phí cho những người nghèo như mẹ hiện giờ vậy”.
Tranh thủ học bài mọi lúc mọi nơi (Ảnh: Phạm Thông)
Lúc này em Tuyền đã nấu xong nồi cháo cho mẹ, em đỡ mẹ ngồi dậy vừa thổi vừa đút cháo cho mẹ. Tôi quay qua bắt chuyện với em. Tôi hỏi: Em vừa học vừa phải chăm sóc mẹ và còn phải đi bán vé số nửa thời gian đâu em học bài? Em nói: Bán vé số xong tối về con mới học.
Tôi hỏi tiếp: Em có mơ ước gì cho tương lai của mình không?
Em vừa nói vừa khóc: Con ước cho mẹ con mau hết bệnh, chứ giờ nhìn thấy mẹ con vật vã vì những cơn đau con buồn lắm.
Đút cháo cho mẹ xong em tất bật chuẩn bị đi bán vé số, tôi cũng từ giã hai mẹ con em tôi về mà lòng thầm mong cho cuộc sống em đỡ bộn bề vất vả và ước mơ nhỏ bé của em sớm trở thành hiện thực.
Phạm Văn Thông – GV. Trường THCS TT Ba Chúc
THÔNG TIN NHÂN VẬT
Họ tên học sinh:Trần Thị Bội Tuyền
Thuộc tỉnh/thành: An Giang
Trường: Trường THCS TT Ba Chúc
Lớp: 9A3
Địa chỉ liên hệ: Ấp Sóc Tức – xã Lê Trì – Tri Tôn – An Giang
Last edited by a moderator: