H
hung.nguyengia2013@yahoo.com.vn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hôm qua trên khắp các mặt báo tràn ngập thông tin về việc hai cô bảo mẫu ở Thủ Đức (Sài Gòn) bạo hành trẻ mầm non.
Các phóng viên báo Tuổi Trẻ đã kiên trì theo dõi khá lâu để có một đoạn phóng sự khiến dư luận phẫn nộ.
Trên mạng xã hội hàng loạt status và comment đòi phải trừng trị hai bảo mẫu kia thật nghiêm minh.
Phản ứng thường thấy của những người lớn khi trẻ con bị bạo hành đó là đòi đánh đập, xé xác, bắt những con người dã man kia phải hứng chịu những hình phạt như họ đã làm với con trẻ.
Phản ứng khác hơn một chút có người đưa ra giải pháp khác là nên đưa con đến các nhà trẻ tốt hơn, tin tưởng hơn với giá cao hơn.
Vấn đề chúng ta cần bình tĩnh xem xét nghiêm túc rằng đây không phải là lần đầu tiên vấn nạn trẻ mầm non bị bạo hành nhức nhối trên mặt báo.
Đã có bao nhiêu lần bạo hành xảy ra, đã bao nhiêu lần trẻ con bị ngược đãi?
Hành vi sử dụng bạo lực để nuôi dạy trẻ của mẹ con bà Quản Thị Kim Hoa đã bị phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai ghi hình và phát sóng vào ngày 15/1/2008, gây bức xúc dư luận cả nước. Kết quả mức án 18 tháng tù giam có làm giảm đi nạn bạo hành trẻ mầm non không?
Xin thưa là không.
Mới nhất là ngày 16/11/2013, cháu bé 18 tháng tuổi Đỗ Ngọc Long đã bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ xách ngược lên doạ khi cháu không chịu ăn và làm té xuống sàn, sau đó lại bị đạp liên tiếp vào bụng dẫn đến tử vong.
Chúng ta phẫn nộ, chúng ta sục sôi khi đọc tin nhưng chúng ta ngồi im để sự phẫn nộ ấy trôi qua như một tiếng chặc lưỡi.
Chưa bao giờ chúng ta - những người lớn, những người đã, đang và sẽ làm cha làm mẹ nghĩ đến việc lên tiếng để yêu cầu phải có thay đổi từ hệ thống giáo dục – nguồn gốc chính dẫn đến tình trạng rối ren và ảnh hưởng đến tương lai của con cái chúng ta.
Xem xét kỹ lại các tình huống đã xảy ra những vụ bạo hành thương tâm, đa phần là ở các nhà trẻ tư, nơi có nhiều công nhân nghèo xa quê sinh sống.
Chúng ta – những người lớn, chưa một lần nghiêm túc nghĩ đến việc lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của thế hệ tương lai.
Năm 2008, báo Sài Gòn Tiếp Thị có đăng bài “Khi sữa mẹ còn chảy ròng ròng trên ngực áo” của nhà báo Trung Hồ. Và đến nay lời đề nghị “Thưa ông bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, xin hãy ra ngay một lệnh buộc các trường mầm non nhận ngay các cháu kể từ bốn tháng tuổi, khó khăn nếu có sẽ cùng tìm ra cách giải quyết” của nhà báo này đã rơi vào quên lãng.
Đã có lúc nào chúng ta, những người lớn nghĩ rằng mình sẽ phải lên tiếng để yêu cầu các cơ quan chức năng phải nghiêm túc giải quyết vấn đề nhận giữ trẻ ngay khi các bà mẹ kết thúc giai đoạn nghỉ thai sản quay lại làm việc chưa?
Chúng ta phẫn nộ vì sự tàn ác của các bảo mẫu nhưng có lúc nào chúng ta thật sự quan tâm đến việc các khu công nghiệp có công nhân nghèo xa quê phải có các nhà trẻ được đăng ký và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống công quyền chưa?
Có nhiều cha mẹ quan tâm đến chất lượng và sự quản lý đào tạo ở các nhà trẻ của các cơ sở tôn giáo nhưng ít biết rằng các cơ sở này rất khó khăn khi muốn cấp phép hoạt động bình thường như bao cơ sở khác. Và chúng ta sẽ phải làm gì nếu muốn lựa chọn những trường học như thế này cho con cái chúng ta?
Chúng ta phẫn nộ để làm gì? Cần bao nhiêu lần chúng ta phẫn nộ nữa để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ mầm non?
Chính chúng ta - những người lớn cũng có lỗi vì không bảo vệ được trẻ em khỏi sự bạo hành này.
Chúng ta phẫn nộ mỗi ngày khi có sự việc xảy ra, nhưng lại chấp nhận sống chung với nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ ấy chỉ vì nó chưa đụng chạm đến con em mình. Đó là một hình thức dạy dỗ con em chúng ta trở nên ích kỷ với cuộc sống xung quanh.
Chúng ta phẫn nộ khi thấy trẻ con bị đánh, người dân bị án oan 10 năm vì bức cung, người lao động nghèo bị bóp cổ, tham nhũng tràn lan trong xã hội.. Và chúng ta phẫn nộ trong im lặng bởi nó chưa đụng chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng mắt thường.
Và mọi thứ cứ lặng lẽ trôi qua như một ấm nước sôi sùng sục rồi trở nguội, không có gì thay đổi. Vậy thì chúng ta phẫn nộ để làm gì?
Đã đến lúc đừng để sự phẫn nộ của chúng ta dần trở nên một phản ứng bình thường và vô cảm nếu chúng ta muốn mọi thứ thay đổi thật sự.
Nguồn: mạng Internet
Các phóng viên báo Tuổi Trẻ đã kiên trì theo dõi khá lâu để có một đoạn phóng sự khiến dư luận phẫn nộ.
Trên mạng xã hội hàng loạt status và comment đòi phải trừng trị hai bảo mẫu kia thật nghiêm minh.
Phản ứng thường thấy của những người lớn khi trẻ con bị bạo hành đó là đòi đánh đập, xé xác, bắt những con người dã man kia phải hứng chịu những hình phạt như họ đã làm với con trẻ.
Phản ứng khác hơn một chút có người đưa ra giải pháp khác là nên đưa con đến các nhà trẻ tốt hơn, tin tưởng hơn với giá cao hơn.
Vấn đề chúng ta cần bình tĩnh xem xét nghiêm túc rằng đây không phải là lần đầu tiên vấn nạn trẻ mầm non bị bạo hành nhức nhối trên mặt báo.
Đã có bao nhiêu lần bạo hành xảy ra, đã bao nhiêu lần trẻ con bị ngược đãi?
Hành vi sử dụng bạo lực để nuôi dạy trẻ của mẹ con bà Quản Thị Kim Hoa đã bị phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai ghi hình và phát sóng vào ngày 15/1/2008, gây bức xúc dư luận cả nước. Kết quả mức án 18 tháng tù giam có làm giảm đi nạn bạo hành trẻ mầm non không?
Xin thưa là không.
Mới nhất là ngày 16/11/2013, cháu bé 18 tháng tuổi Đỗ Ngọc Long đã bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ xách ngược lên doạ khi cháu không chịu ăn và làm té xuống sàn, sau đó lại bị đạp liên tiếp vào bụng dẫn đến tử vong.
Chúng ta phẫn nộ, chúng ta sục sôi khi đọc tin nhưng chúng ta ngồi im để sự phẫn nộ ấy trôi qua như một tiếng chặc lưỡi.
Chưa bao giờ chúng ta - những người lớn, những người đã, đang và sẽ làm cha làm mẹ nghĩ đến việc lên tiếng để yêu cầu phải có thay đổi từ hệ thống giáo dục – nguồn gốc chính dẫn đến tình trạng rối ren và ảnh hưởng đến tương lai của con cái chúng ta.
Xem xét kỹ lại các tình huống đã xảy ra những vụ bạo hành thương tâm, đa phần là ở các nhà trẻ tư, nơi có nhiều công nhân nghèo xa quê sinh sống.
Chúng ta – những người lớn, chưa một lần nghiêm túc nghĩ đến việc lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của thế hệ tương lai.
Năm 2008, báo Sài Gòn Tiếp Thị có đăng bài “Khi sữa mẹ còn chảy ròng ròng trên ngực áo” của nhà báo Trung Hồ. Và đến nay lời đề nghị “Thưa ông bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, xin hãy ra ngay một lệnh buộc các trường mầm non nhận ngay các cháu kể từ bốn tháng tuổi, khó khăn nếu có sẽ cùng tìm ra cách giải quyết” của nhà báo này đã rơi vào quên lãng.
Đã có lúc nào chúng ta, những người lớn nghĩ rằng mình sẽ phải lên tiếng để yêu cầu các cơ quan chức năng phải nghiêm túc giải quyết vấn đề nhận giữ trẻ ngay khi các bà mẹ kết thúc giai đoạn nghỉ thai sản quay lại làm việc chưa?
Chúng ta phẫn nộ vì sự tàn ác của các bảo mẫu nhưng có lúc nào chúng ta thật sự quan tâm đến việc các khu công nghiệp có công nhân nghèo xa quê phải có các nhà trẻ được đăng ký và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống công quyền chưa?
Có nhiều cha mẹ quan tâm đến chất lượng và sự quản lý đào tạo ở các nhà trẻ của các cơ sở tôn giáo nhưng ít biết rằng các cơ sở này rất khó khăn khi muốn cấp phép hoạt động bình thường như bao cơ sở khác. Và chúng ta sẽ phải làm gì nếu muốn lựa chọn những trường học như thế này cho con cái chúng ta?
Chúng ta phẫn nộ để làm gì? Cần bao nhiêu lần chúng ta phẫn nộ nữa để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ mầm non?
Chính chúng ta - những người lớn cũng có lỗi vì không bảo vệ được trẻ em khỏi sự bạo hành này.
Chúng ta phẫn nộ mỗi ngày khi có sự việc xảy ra, nhưng lại chấp nhận sống chung với nguyên nhân gây ra sự phẫn nộ ấy chỉ vì nó chưa đụng chạm đến con em mình. Đó là một hình thức dạy dỗ con em chúng ta trở nên ích kỷ với cuộc sống xung quanh.
Chúng ta phẫn nộ khi thấy trẻ con bị đánh, người dân bị án oan 10 năm vì bức cung, người lao động nghèo bị bóp cổ, tham nhũng tràn lan trong xã hội.. Và chúng ta phẫn nộ trong im lặng bởi nó chưa đụng chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng mắt thường.
Và mọi thứ cứ lặng lẽ trôi qua như một ấm nước sôi sùng sục rồi trở nguội, không có gì thay đổi. Vậy thì chúng ta phẫn nộ để làm gì?
Đã đến lúc đừng để sự phẫn nộ của chúng ta dần trở nên một phản ứng bình thường và vô cảm nếu chúng ta muốn mọi thứ thay đổi thật sự.
Nguồn: mạng Internet
Last edited by a moderator: