T
trinhluan
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Từ một lá thư, lại nghĩ đến nhân cách nhà giáo
Hình ảnh em Huỳnh Thị Ngọc Trâm vẫn còn ám ảnh dư luận chưa dứt.
(Dân trí) - Ngày 30/9/2007, trên website của Bộ GD-ĐT, em Trần Nguyễn Đăng Vinh, tân sinh viên trường ĐH Mở TPHCM đã gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân những tâm sự hết sức xúc động trước cái chết của một học sinh lớp mà em chưa từng quen biết:
“…Khi toàn thể học sinh của đất nước nô nức niềm vui được đến trường thì ngay tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cậu học sinh Nguyễn Hà Thanh Tùng đã ra đi mãi mãi.
Thưa ngài, dẫu nơi em đang sống và học tập và nơi ra đi của Tùng là cả một quãng đường xa rất xa, và dẫu cho rằng giữa em và cậu học trò ấy không hề có một mối quan hệ nào nhưng em thật sự thấy đau nhói khi đọc trên báo Hoa Học Trò về cái chết của cậu bé ấy.
Thưa ngài, có một câu hỏi em luôn trăn trở sau khi đọc xong bài báo ấy rằng cái chết của cậu học sinh ấy là do đâu? Do những căng thẳng dồn dập từ gia đình từ học tập? Nhưng có phải là quá đáng lắm không khi cho rằng nguyên nhân chính là do tác động của chính những thầy cô của ngôi trường mà Tùng đã theo học?
Kính thưa ngài Bộ trưởng, em xin được trích một đoạn trong bài báo ấy: "...các bạn lớp 8A6 rơm rớm: "Đầu tiên là chuyện cô giáo chủ nhiệm LTH tát bạn ngay giữa sân trường đúng hôm khai giảng vì bạn ấy không có khăn quàng đỏ. Sau đó một tuần tức là khi năm học mới đã bắt đầu được một tuần, Tùng nhận được một tin sét đánh nữa - thực ra bạn đã bị ở lại lớp".
Thưa ngài, em nghĩ con người ta dẫu hiền lành dẫu có sức chịu đựng đến đâu đi nữa hẳn cũng sẽ có một mức chịu đựng nhất định của mình. Nhất là đối với một học sinh chỉ mới 14 tuổi như vậy, thì tất cả những gì cậu bé phải trải qua là một điều quá lớn.
Chỉ một cái khăn quàng đỏ liệu có hội đủ điều kiện để một cô giáo chủ nhiệm hành xử như vậy với học trò của mình không? Và liệu rằng một giáo viên có cần dửng dưng đến mức có thể nói với học trò mình một câu rằng: "Thôi cầm cặp về đi sáng thứ hai tuần sau xuống lớp 7A học" để xin lỗi em ấy khi thầy cô có sơ sót không?
Em chắc rằng cái chết của Tùng không những gợi lên cho em mà cho cả những ai quan tâm với giáo dục rằng lỗi tại ai? Tại nhà trường, tại thầy cô hay đơn giản chỉ tại bản thân cậu học trò ấy không may mắn mà thôi?...”
Thời gian gần đây, hiện tượng thầy cô giáo đánh học trò khiến dư luận lại một lần nữa băn khoăn về đạo đức nghề giáo và đặt ra câu hỏi: Đến bao giờ thì chấm dứt nạn bạo hành trường học? Đến bao giờ phụ huynh học sinh mới được yên tâm khi cho con tới trường?
Tưởng chừng sau vụ việc em Huỳnh Thị Ngọc Trâm ở Đồng Tháp bị ép cung đến mức rơi vào hoảng loạn thì tình trạng bạo lực học đường xuất phát từ nhà giáo sẽ giảm; thầy cô sẽ coi đó là tấm gương để tránh khỏi những sai lầm. Nhưng thật đáng buồn là tình trạng này vẫn liên tục xảy ra.
Cuối tháng Tư vừa rồi, chỉ vì học sinh Trần Thị Ngọc quên sổ làm điểm thi đua của lớp thấp mà cô giáo Trương Thị Phương ở Vũ Thư, Thái Bình đã bắt 32 em học sinh trong lớp tát em, khiến em phải nhập viện.
Và cũng chỉ cách đây vài ngày, tại Quảng Nam, vì em Đoàn Thị Kim Hường học sinh lớp 5 không thuộc bài môn Toán mà thầy Nguyễn Văn Lợi đã đánh và tát em, khiến em phải nhập viện vì có những dấu hiệu bất thường.
Sau những sự bất bình, đến lúc này không ai đọc những tin này mà không cảm thấy day dứt và chạnh lòng. Trong đội ngũ những người được xã hội tôn là “thầy” vẫn còn có nhiều người không xứng đáng với niềm tin yêu đó.
Hình ảnh em Huỳnh Thị Ngọc Trâm vẫn còn ám ảnh dư luận chưa dứt.
(Dân trí) - Ngày 30/9/2007, trên website của Bộ GD-ĐT, em Trần Nguyễn Đăng Vinh, tân sinh viên trường ĐH Mở TPHCM đã gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân những tâm sự hết sức xúc động trước cái chết của một học sinh lớp mà em chưa từng quen biết:
“…Khi toàn thể học sinh của đất nước nô nức niềm vui được đến trường thì ngay tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cậu học sinh Nguyễn Hà Thanh Tùng đã ra đi mãi mãi.
Thưa ngài, dẫu nơi em đang sống và học tập và nơi ra đi của Tùng là cả một quãng đường xa rất xa, và dẫu cho rằng giữa em và cậu học trò ấy không hề có một mối quan hệ nào nhưng em thật sự thấy đau nhói khi đọc trên báo Hoa Học Trò về cái chết của cậu bé ấy.
Thưa ngài, có một câu hỏi em luôn trăn trở sau khi đọc xong bài báo ấy rằng cái chết của cậu học sinh ấy là do đâu? Do những căng thẳng dồn dập từ gia đình từ học tập? Nhưng có phải là quá đáng lắm không khi cho rằng nguyên nhân chính là do tác động của chính những thầy cô của ngôi trường mà Tùng đã theo học?
Kính thưa ngài Bộ trưởng, em xin được trích một đoạn trong bài báo ấy: "...các bạn lớp 8A6 rơm rớm: "Đầu tiên là chuyện cô giáo chủ nhiệm LTH tát bạn ngay giữa sân trường đúng hôm khai giảng vì bạn ấy không có khăn quàng đỏ. Sau đó một tuần tức là khi năm học mới đã bắt đầu được một tuần, Tùng nhận được một tin sét đánh nữa - thực ra bạn đã bị ở lại lớp".
Thưa ngài, em nghĩ con người ta dẫu hiền lành dẫu có sức chịu đựng đến đâu đi nữa hẳn cũng sẽ có một mức chịu đựng nhất định của mình. Nhất là đối với một học sinh chỉ mới 14 tuổi như vậy, thì tất cả những gì cậu bé phải trải qua là một điều quá lớn.
Chỉ một cái khăn quàng đỏ liệu có hội đủ điều kiện để một cô giáo chủ nhiệm hành xử như vậy với học trò của mình không? Và liệu rằng một giáo viên có cần dửng dưng đến mức có thể nói với học trò mình một câu rằng: "Thôi cầm cặp về đi sáng thứ hai tuần sau xuống lớp 7A học" để xin lỗi em ấy khi thầy cô có sơ sót không?
Em chắc rằng cái chết của Tùng không những gợi lên cho em mà cho cả những ai quan tâm với giáo dục rằng lỗi tại ai? Tại nhà trường, tại thầy cô hay đơn giản chỉ tại bản thân cậu học trò ấy không may mắn mà thôi?...”
Thời gian gần đây, hiện tượng thầy cô giáo đánh học trò khiến dư luận lại một lần nữa băn khoăn về đạo đức nghề giáo và đặt ra câu hỏi: Đến bao giờ thì chấm dứt nạn bạo hành trường học? Đến bao giờ phụ huynh học sinh mới được yên tâm khi cho con tới trường?
Tưởng chừng sau vụ việc em Huỳnh Thị Ngọc Trâm ở Đồng Tháp bị ép cung đến mức rơi vào hoảng loạn thì tình trạng bạo lực học đường xuất phát từ nhà giáo sẽ giảm; thầy cô sẽ coi đó là tấm gương để tránh khỏi những sai lầm. Nhưng thật đáng buồn là tình trạng này vẫn liên tục xảy ra.
Cuối tháng Tư vừa rồi, chỉ vì học sinh Trần Thị Ngọc quên sổ làm điểm thi đua của lớp thấp mà cô giáo Trương Thị Phương ở Vũ Thư, Thái Bình đã bắt 32 em học sinh trong lớp tát em, khiến em phải nhập viện.
Và cũng chỉ cách đây vài ngày, tại Quảng Nam, vì em Đoàn Thị Kim Hường học sinh lớp 5 không thuộc bài môn Toán mà thầy Nguyễn Văn Lợi đã đánh và tát em, khiến em phải nhập viện vì có những dấu hiệu bất thường.
Sau những sự bất bình, đến lúc này không ai đọc những tin này mà không cảm thấy day dứt và chạnh lòng. Trong đội ngũ những người được xã hội tôn là “thầy” vẫn còn có nhiều người không xứng đáng với niềm tin yêu đó.