Chứng minh

N

nhotngot1984

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1,CM "cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể"
Đề 2,CM "đoàn kết là một nét đẹp truyền thống của dân tộc việt nam"
Đề 3,CM "lòng kiên trì nhẫn nại là một trong yếu tố quan trọng giúp học sinh học giỏi"
Đề 4,CM "Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là tác phẩm có giá trị hiện thực rất sâu sắc.
Đề 5,"người kinh đô thăng long xưa từng tự hào về truyền thống văn hóa của mình,nên dân gian đã lưu truyền câu ca dao:"chẳng thơm cũng thể hoa nhài/dẫu không thanh lịch cũng người tràng an"Em hãy giải thích và cảm nghĩ của em về bài trên.
Đề 6,"người kinh đô thăng long xưa từng tự hào về truyền thống văn hóa của mình,nên dân gian đã lưu truyền câu ca dao:"chẳng thơm cũng thể hoa nhài/dẫu không thanh lịch cũng người tràng an"Em hãy chứng minh câu trên.

Ai giúp mình,mình sẽ thaks.
 
H

huuthuyenrop2

Người xưa nói quả không sai: Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày

Suốt một đời bà đã tần tảo sớm hôm để nuôi con con mình khôn lớn. Công việc chính của bà là buôn bán nhỏ. Bà dậy từ 2 giờ sáng để đúc bánh bèo đến 5 giờ bà mua hàng khô: cá khô, ớt , muối .......... gói thành những gói nhỏ đem vào buôn đổi lấy gạo đem về nuôi 2 con, công việc tuy vất vả nhưng bà luôn nở nụ cười trên môi vì hai con trai của bà khôn lớn, khỏe mạnh. Thời gian dần trôi nay bà đã già tuổi cũng đã cao, 2 con bà đã có vợ, người con út nhanh nhẹn nên cuộc sống cũng có phần sung túc, người con cả cuộc sống cũng bình yên no đủ, bà cũng hãnh diện với đời vì cháu khỏe mạnh, con hạnh phúc. Đây cũng là lúc bà được đền áp công ơn bằng tấm lòng hiếu thảo của con và cháu mình nhưng cuộc đời thật oái oăm hiếu thảo đâu không thấy mà con cháu xa lánh, hắt hủi vì tuổi bà càng cao thì bà lại lẫn, bà đi suốt ngày mà không biết đường về, cả nhà, cả xóm cứ liên tục ngày đi tìm bà có lúc 2 đến ba lần, thật khổ cho người già, vì vậy cho nên con bà đã hết cách và tìm một giải pháp mà ai nhìn thấy cũng phải ứa nơớc mắt là lấy dây xích bà lại.Hàng xóm này ngày khuyên can gia đình kông nên làmnhư ậy nhưng họ không nghe và nagỳ nào bà cũng ngồi bên chiếc ghế gỗ, bên cạnh gốc cây xoài tay bị xích, bà cầm xích ngồi chơi. Bà ơi sao bà tội thế, giá bà mà là bà cháu thì cháu sẽ dồn hết tình cảm của cháu để chăm sóc bà những ngày còn lại, nhưng cháu chỉ là hàng xóm cháu chỉ biết an ủi, cho bà đồ ăn ngon khi cháu có và ngày ngày nói chuyện chia sẻ cùng bà, cháu cũng sẽ khuyên con bà hết lời để họ yêu quý và chăm sóc bà tốt hơn.
Tôi cầu mong trên đời này tất cả những người là con là cháu hãy sống thật xứng đáng, thật hiếu thảo với ông bà cha mẹ mình đừng để thời gian trôi qua rồi hối tiếc.
 
M

monokuru.boo

Bài 2

" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Bài làm

"Đoàn kết là sức mạnh vô địch" - điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh:

" Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Câu ca dao đã cho ta một bài học quí báu và thực tế lịch sử của nước nhà cũng đã chứng minh được lời dạy trên.
Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù có to lớn đến đâu thì cái cây ấy cũng lẻ loi, chỉ là một nét rất nhỏ mong manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thànhg một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có gì lay chuyển được.

Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết, sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời.

Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc chắn chúng ta không quên được câu chuyện "Bó đũa": Nếu lấy ra từng chắc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế.

Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyên trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên ... đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấuchống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trẻ, già, gái, trai, ... cùng nhau góp sức chung vai gánh vác. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng ... coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đaòn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước.

Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dựng nước nữa. Những công trình vỡ đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương án xây dựng đất nước ... không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước.

Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, "chị ngã em nâng", thì đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước.

Tóm lại, câu ca dao là một lời dạy, một bài học quí báu: Sức mạnh của đoàn kết là vô địch. Cho nên đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần hiểu rõ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
_Nguồn: Internet
 
Last edited by a moderator:
M

monokuru.boo

Bài 4

Sống chết mặc bay! là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918. Tác phẩm được giới thiệu một cách ấn tượng với người đọc: Dưới tiêu đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của Phạm Quỳnh, câu chuyện trải dài suốt ba cột báo.
Sự canh tân của truyện ngắn Sống chết mặc bay! không chỉ ở nội dung và các chi tiết miêu tả rất đắt, mà còn ở hình thức thể hiện mới mẻ. Thay vì bắt đầu bằng lời giới thiệu chính thức như các tác phẩm văn xuôi cổ điển, Sống chết mặc bay! mở đầu với đoạn mô tả trực tiếp những gì đang diễn ra, như một lát cắt vào giữa câu chuyện, điển hình cho "một lối văn mới": Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....
Phạm Duy Tốn cũng đặc biệt thành công trong việc mô tả hai hình ảnh tương phản đối lập gay gắt: những người nông dân vất vả, hoảng hốt và hoàn toàn tuyệt vọng trước thiên tai; còn viên quan sở tại an nhàn, hưởng thụ, mặc kệ số phận dân đen: Than ôi! Cứ như cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập thì đố ai bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch...
Bùi Xuân Bào cho rằng Phạm Duy Tốn đã nhái lại truyện Le partie de billard của Alphonse Daudet xuất bản năm 1873. Tác phẩm này tả lại cảnh viên tướng chỉ huy chơi bi-a trong khi binh lính dầm mưa dãi gió ngoài mặt trận. Tuy nhiên, giáo sư Schafer khẳng định nhiều khả năng Sống chết mặc bay! được lấy cảm hứng từ chính những trải nghiệm của Phạm Duy Tốn với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì mà ông từng mô tả trong bài báo nổi tiếng Hoạn nạn tương cứu, chứ không phải là sự sao chép từ văn chương Pháp.
Truyện ngắn Sống chết mặc bay! đã được đưa vào chương trình giảng dạy bộ môn văn học ở cấp giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
M

monokuru.boo

Bài 5

Hiện nay khá phổ biến câu thơ:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Theo lý giải của bài viết này thì Tràng An là ở Ninh Bình chứ không phải ở Hà Nội, vậy tại sao người Hà Nội lại sử dụng 2 câu thơ đó trong mục đích tuyên truyền nhỉ? Có nên mở thêm một bài viết "người Tràng An" vì theo tìm kiếm thì khá thông dụng?. Còn trên 1 diễn đàn thì có cách giải thích sau:

Kinh đô Hoa Lư xưa là một trung tâm văn hóa lớn, là nơi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo, là loại hình văn hóa dân gian đặc sắc kết tinh trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Hoa Lư có một vai trò lịch sử vô cùng đặc biệt khi gắn với tên tuổi và sự nghiệp 3 vị vua khai sáng 3 triều đại với những chuyển biến trọng đại của dân tộc Việt Nam: thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm và hình thành thủ đô mới Thăng Long - Hà Nội. Người Ninh Bình luôn tự hào được sinh ra trên mảnh đất cố đô văn hiến. Nét đẹp tinh hoa văn hóa Hoa Lư cũng được kế thừa và phát triển rực rỡ tới Thăng Long. Dù không còn là kinh đô, nơi hội tụ những tinh hoa của dân tộc nữa nhưng những giá trị văn hóa phi vật thể của cố đô vẫn còn đó, người ta vẫn tự hào và nhắc nhở nhau bằng những câu thơ tuy mang tính hoài niệm nhưng đầy tự hào dân tộc:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An!

Ngược dòng lịch sử trở về với thế kỷ X, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách của một vương triều bề thế, không chấp nhận xưng Vương và quốc hiệu đô hộ phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng cũng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình. Nhà Đinh chính là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Việt Nam. Từ năm Thái Bình 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến Hoa Lư dâng sản vật của nước họ. Kết mối giao thương. Từ đó, tinh hoa văn hóa đô thành của Hoa Lư được hình thành và phát huy văn hiến. Nhưng ai đó sẽ hỏi rằng, vậy danh xưng “Người Tràng An” xuất hiện khi nào? Thực chất người Tràng An “xịn” lại không phải để chỉ người Việt Nam. Tràng An (còn được gọi là Trường An hay Trường Yên vì đều có nghĩa là “muôn đời bình yên”) là Cố đô vĩ đại nhất bên Trung Hoa. Theo các tài liệu điển lễ, sách phong của Trung Quốc thì câu này nói nên niềm tự hào của người dân Cố đô Tràng An (Tây An – Trung Quốc) dẫu không phải là người thủ đô vẫn là người “tiền thủ đô” hay là người “cố đô”. Có thể giải nghĩa câu nói trên chính là danh xưng của người cố đô trong văn hóa giao tiếp với người thủ đô, khi họ muốn gợi đến những giá trị đằm sâu trong cội nguồn lịch sử dân tộc.

Trong đền Vua Đinh, trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống khai bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”. Đây là câu đối do người đời sau thể hiện lại nhưng tác giả của nó thì lại là một võ tướng thời Đinh là Nguyễn Bặc sáng tác. Ông cũng là một trong 7 vị quan trung thần của Vua Đinh, đã cùng gắn bó từ thưở hàn vi cho tới khi băng hà và là thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Vua Đinh Tiên Hoàng chỉ xưng kinh đô Hoa Lư là ngang ngửa với Tràng An. Khi đất nước đã bình ổn, phát triển trên vị thế mới. Lý Thái Tổ không xưng ngang như vậy nữa mà đặt hẳn Hoa Lư là Tràng An, đổi kinh đô mới Đại La thành Thăng Long, đổi quê hương Cổ Pháp thành Thiên Đức. (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy địa danh Tràng An thứ 2 trên thế giới chính là Hoa Lư. Thành Tràng An của Việt Nam cũng mênh mông trùng núi nhưng xét về địa lý thì 2 kinh thành này không hoàn toàn giống nhau. Tràng An phương Bắc có thế đứng ở kinh thành phóng tầm mắt bốn phương còn Tràng An đất Việt lại có thế núi trong sông, sông trong núi, có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. (Hiện nay, các công trình kiến trúc của 2 địa danh Tràng An này đều có những nét khá tương đồng. Tràng An của Việt Nam có những di tích khá cổ kính: Phủ Đột là nơi thờ 2 giám quan nhà Đinh đã canh gách tại khu vực này; Đền Trần: là nơi thờ trung vương tướng Trần Quý Minh, viên tướng trấn ải Sơn Nam; Phủ Khống: là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà. Tại đây còn cây thị nghìn năm tuổi mà quả có 2 loại: 1 tròn và 1 dẹt.)

Nhưng nếu tính người vận dụng 2 câu thơ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” đầu tiên ở Việt Nam thì có lẽ đó là Nguyễn Công Trứ - người có công lớn chiêu dân khai hoang lập ấp vùng đất mới Kim Sơn (Ninh Bình). Nguyễn Công Trứ đã mở đầu bài hát nói (ca trù) bằng hai câu thơ đó. Nhưng Nguyễn Công Trứ lại không phải người Ninh Bình hay Hà Nội mà là người Hà Tĩnh trong bài hát nói có cụm từ cố đô. Có thể tác giả muốn nói nên một nỗi hoài niệm của người dân Hà Nội khi “quê hương” mình không còn là thủ đô nữa chăng? Nhưng đó là bối cảnh khi mà Huế là thủ đô, còn khi Hà Nội đã trở lại vị thế thủ đô thì câu thơ đó không còn ý nghĩa nữa, hiện nay, trên các diễn đàn, người “Hà Nội” đang muốn “trả” danh xưng đó về cho cố đô Tràng An – Hoa Lư. Bởi đất cố đô bao giờ cũng phát triển đi sau thủ đô, duy chỉ có 1 thứ đi trước đó là bề dày văn hiến. Điều độc đáo là 2 câu thơ không chỉ nói lên niềm tự hào hoài cổ của cố đô mà nó còn đề cao nét tinh hoa văn hóa của thủ đô - những vùng đất từng là nơi sinh sống của các bậc quân vương. Trong bối cảnh hiện tại, nếu người Hà Nội cứ xưng là “người Tràng An” thì không còn phù hợp. Đương nhiên trong 4 kinh đô VN thì hai kinh đô Hoa Lư và Thăng Long mới được hiểu là Tràng An - cố đô vĩ đại nhất Trung Hoa. Hiểu được gốc gác 2 câu thơ ấy mới thấy được nét tinh hoa trong vận dụng câu từ trong thơ ca dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, câu thơ đó ngoài vẻ tự tôn còn có chút “hớ” ở trong đó. Tại sao phải tự nhận mình là “chẳng thơm” và “không thanh lịch?” Và tại sao cứ phải nhận mình là người cố đô bên Tàu? Nên chăng đổi hai câu thơ đó thành:

Vừa thơm lại thoảng hương nhài
Vừa mang thanh lịch, lại người Tràng An!

Có ý kiến cho rằng việc Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành Trường Yên là có ý ca ngợi tiền nhân Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam độc lập xứng đáng là một Tần Thuỷ Hoàng nữa của Thế giới. Theo lý giải của các sử gia, 2 vị hoàng đế này có khá nhiều nét tương đồng: Tên gọi Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có ý nghĩa là hoàng đế đầu tiên. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế mở nền chính thống đầu tiên của Việt Nam, Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Thời gian ở ngôi hoàng đế đều là 12 năm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 - 210 TCN). Cả hai đều có vương hiệu: Thuỷ Hoàng là Tần Vương, Tiên Hoàng là Vạn Thắng Vương. Đinh Tiên Hoàng xây dựng thành Hoa Lư bằng cách nối lại các dãy núi đá trong tự nhiên bằng tường thành nhân tạo, Tần Thuỷ Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng bằng cách nối lại các đoạn thành sẵn có của các nước chư hầu. Cả hai đều lập đô ở những vùng núi non Tràng An hiểm trở, cùng trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt các thế lực cát cứ phân tán (thống nhất giang sơn) để lập nên một đất nước thống nhất, chuyển đổi chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền.Tuy nhiên cả 2 đều bạc mệnh - khi mất đều đương quyền hoàng đế, người kế tục sự nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần.
 
M

monokuru.boo

Bài 6

Câu ca dao:Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" Gồm hai vế và có thể được hiểu là thơm như hoa nhài và thanh lịch như người Tràng An. Hai vế ấy đặt cạnh nhau cho phép người ta suy ra đức tính thanh lịch của người Tràng An được ví như hương thơm của hoa nhài. Và cũng còn một cách hiểu khác nữa là người Tràng An ắt phải thanh lịch, cũng như hoa nhài ắt phải thơm, như một lẽ tự nhiên.
Tuy nhiên, điều làm cho không ít người băn khoăn, thắc mắc ở đây không phải là các phẩm chất, đức tính hay hương vị của người Tràng An và hoa nhài. Cái chính là người Tràng An ở đâu mà gắn bó mật thiết với đức tính thanh lịch, như một sự tất yếu không thể phủ nhận được, giống như mùi thơm của hương hoa nhài vậy.
Lần tìm, truy nguyên nghĩa của cụm từ Tràng An, có nhiều cách giải thích khác nhau. Tràng An hay Trường An vốn là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất Trung Quốc: Triều đại Tiền Hán từ năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 8 sau Công nguyên và triều đại nhà Đường từ năm 618 đến năm 907 đều thuộc vùng Tây An. Cụm từ trên vừa có nghĩa chỉ một vùng đất cố đô xưa của Trung Quốc, vừa có nghĩa chỉ tính chất muôn đời bình yên của các triều đại ấy. Từ “Tràng” ở đây chỉ là cách nói chệch và viết chệch của từ “Trường”. Tương tự như vậy, từ “An” cũng là cách nói chệch và viết chệch của từ “Yên” mà thôi. Trong trường hợp này, sự nói chệch và viết chệch của hai từ trên đều vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Với nghĩa danh từ, thì Tràng An là một cụm từ ghép cố định, chỉ một địa danh. Còn với nghĩa tính từ thì Tràng An là cụm từ ghép không cố định, gồm hai tính từ độc lập: “tràng” có nghĩa là dài, lâu bền, còn “an” có nghĩa là bình yên, an lành. Ghép hai tính từ ấy lại cho ta một cụm từ có nghĩa kép là sự bình yên lâu dài.
Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn người dân Việt Nam ta, chủ yếu là người Hà Nội, thường hiểu hai từ “Tràng An” như là cụm từ dùng để chỉ thủ đô Hà Nội. Về khía cạnh lịch sử thì có lẽ lại không hoàn toàn như thế. Từ thế kỷ X, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 xứ quân, thu giang sơn về một mối và lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh. Cùng với việc đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt, vua Đinh Tiên Hoàng lấy Hoa Lư, quê hương của mình làm kinh đô và lấy niên hiệu riêng là Thái Bình, với tư cách là một triều đại độc lập, xưng Đế chứ không chấp nhận xưng Vương và quốc hiệu đô hộ phương Bắc. Từ năm Thái Bình thứ nhất, 976, thuyền buôn của nước ngoài đến kinh đô Hoa Lư dâng sản vật, kết mối giao thương về kinh tế và văn hóa. Từ đó, tinh hoa văn hóa đô thành của Hoa Lư được hình thành và phát triển.Thế nhưng, người Tràng An “xịn” lại không phải là người Việt Nam, mà là người dân cố đô của hai triều đại nói trên ở bên Trung Hoa cổ đại. Tuy ngày nay có thể họ không còn là người dân thủ đô, nhưng ít ra cũng đã có một thời là người dân kinh đô, tức là “tiền thủ đô” hay còn gọi là người “cố đô”. Đây là cách danh xưng, mang theo niềm kiêu hãnh, tự hào của người cố đô trong văn hóa giao tiếp với muôn dân thiên hạ, khi họ muốn gợi đến những giá trị văn hóa- lịch sử nằm ẩn sâu từ trong cội nguồn, tiềm thức của dân tộc.
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ
Ngày nay khi đến thăm đền Vua Đinh ở cố đô Hoa Lư, ai cũng có thể thấy trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh là người đầu tiên mở ra nền chính thống cho nước Đại Cồ Việt. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo/ Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”, tạm dịch nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy”. Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm kinh đô. Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vôi vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10 mét. Khu kinh thành này nằm trọn ở ba thôn thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay.
Khi đất nước bình yên và phát triển trên vị thế mới, Lý Thái Tổ đã đặt tên cố đô Hoa Lư là Tràng An và đổi kinh đô Đại La thành Thăng Long. Như vậy địa danh Tràng An thứ 2 trên thế giới chính là Hoa Lư. Sau này có người cho rằng việc Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành Tràng An là có ý ca ngợi tiền nhân Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Trong suốt thời gian trị vì, nơi đây dưới 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư đương nhiên trở thành trung tâm văn hoá, kinh tế và chính trị của cả nước. Thời đó, luật pháp chưa phát triển, kẻ nào ăn cắp thì bị chặt tay, tên nào giết người thì ném cho hổ báo xơi. Suốt gần nửa thế kỷ phồn hoa đô thị, muôn dân trăm họ đã không còn nạn 12 xứ quân hoành hành, không còn nạn ngoại bang phương Bắc xâm lược, mọi người đều được sống trong yên bình và no đủ. Thời ấy kinh đô Hoa Lư thật đẹp, người ta thương yêu, đùm bọc lấy nhau, cư xử lễ nghĩa, không có trộm cắp, cướp bóc, đến mức không nhà nào cần phải khóa cửa cả ban ngày lẫn ban đêm. Cuộc sống diễn ra trong cảnh thanh bình, nên người ta thường ví kinh đô Hoa Lư như kinh thành Trường An hay Tràng An ở phương Bắc. Từ thời ấy, người dân Hoa Lư đã thuộc lòng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Ở thủ đô Hà Nội, sau thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta cùng chung tay xây dựng lại đất nước trong hòa bình. Hà Nội ngày nay và kinh thành Thăng Long xưa mãi vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước. Người dân thủ đô luôn ý thức rất rõ điều đó và đã tìm ra cho mình một cách ứng xử văn hóa rất đặc trưng, xứng đáng với truyền thống của người Tràng An xưa. Đây cũng là thời kỳ, người dân Hà Nội thi nhau truyền tụng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Câu ca trên chỉ nói lên một phẩm chất thanh lịch trong toàn bộ cách ứng xử của người dân kinh đô Hoa Lư xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nhưng đấy lại là một phẩm chất tối quan trọng, tạo nên nét đặc trưng, khu biệt trong đời sống văn hóa của người dân kinh đô- thủ đô với các vùng miền khác trong cả nước.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ nay, nhất là từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế, sự giao thương buôn bán, làm ăn với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau, cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền diễn ra mau lẹ hơn. Ngoài những yếu tố tích cực do sự giao lưu kinh tế và văn hóa mang lại, nhiều cách ứng xử đã dần làm phôi pha đi những nét đẹp thanh lịch vốn có của người dân thủ đô.

Thiết nghĩ, chúng ta đang tiến gần đến đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, mỗi người, dù là sinh ra và lớn lên ở đâu, nếu là người Việt Nam cũng cần biết trân trọng và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn truyền thống thanh lịch của người dân thủ đô có nghìn năm văn hiến, trong văn hóa ứng xử.

Nguồn http://vi.wikipedia.org
 
L

lamnun_98

5:tham khảo

Kể từ khi đọc được mấy bài bút chiến cách đây chừng 10 năm trên một tờ báo Hà Nội về tính hợp lý của câu ca dao:
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Tôi đã nuôi một băn khoăn: phải chăng câu ca dao này có điều không ổn? Còn ý kiến của các bạn?


Tôi ủng hộ Giáo sư ngôn ngữ Bùi Hiền, cho rằng: câu ca dao trên có nhiều điểm phi lý...
Do khả năng hạn chế, tư liệu chưa tập hợp đủ nên tôi vẫn chưa viết được ý kiến của mình... Thời gian khiến tôi không còn nhớ những lý lẽ mà GS Hiền đưa ra để bác bỏ lập luận của một cụ về hưu bảo vệ câu ca dao trên.
Một lần, trong cuốn "Hà Nội thanh lịch" của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy, thấy ông giải thích việc người ta dùng chữ "Tràng An" để chỉ Hà Nội, đại ý là: kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê nằm trên địa phận xã Trường Yên. Khi vua Lý Thái Tổ rời đô về Long Đỗ - Thăng Long, nhiều người, chủ yếu là quý tộc, từ Hoa Lư đi theo và trở thành một bộ phận dân cư quan trọng của Thăng Long... Chữ Trường Yên cũng được đọc là Tràng An.

Thứ nữa, Tràng An là kinh đô thời cực thịnh của nhà Đường - Trung Quốc, nước ta có đến 1000 năm Bắc thuộc, trong văn học xưa các văn nhân hay lấy những điển tích, điển cố của Trung Quốc. Tự ví thủ đô của mình với Tràng An cũng là một cách tự hào...

Tôi có đọc trong một cuốn sách cũ của Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên câu ca dao:
"Chẳng thanh cũng thể hoa mai (nhài)
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng kinh"

Thiết nghĩ, câu này có lẽ chuẩn hơn. "Chẳng thanh cũng thể...", "chẳng lịch cũng thể...", câu ca dao tách từ ghép"thanh lịch"làm 2: "thanh" và "lịch" để tạo thành một hiệu quả tu từ, như muốn nói: Đấy, hoa mai (tạm chỉ dùng dị bản này) có "thanh" không? - Ai đó bảo "không thanh", chẳng gì đấy cũng là hoa mai! Hoa mai không chỉ là loài hoa báo xuân đặc trưng Phương Nam, hoa mai trong văn chương còn tượng trưng cho cốt cách, phẩm chất người "quân tử".

Cũng hiểu như thế, người Thượng kinh - người Hà Thành có "lịch" không? - Ai đó bảo "không lịch", chẳng gì đấy cũng là người của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến! Chữ "lịch" ở đây có thể được hiểu là: lịch duyệt, lịch sự (chữ "lịch sự" được nhà văn Vũ Ngọc Phan dùng trong một dị bản: "dẫu không lịch sự cũng người Tràng An), lịch thiệp, lịch lãm...

Chúng ta hãy xem lại câu: "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" - đây không còn là một thủ pháp tu từ, đúng như nhà phê bình Vương Trí Nhàn đã viết: đây là cách nói lấy được!
Vì không còn là thủ pháp tu từ nên "dẫu không thanh lịch" đặt trên miệng của một người "không lịch" là kiểu cãi cùn: "Ừ đấy, tôi thế đấy! Tôi có thể lưu manh, trộm cắp, đĩ điếm, bất lương... nhưng tôi vấn cứ là... người Hà Nội. Làm gì được tôi?"

Đó chính là sự phi lý thứ nhất trong câu "Dẫu không thanh lịch...". Đó chính là sự phi lý thứ nhất trong câu "Dẫu không thanh lịch...".
(còn tiếp)
 
L

lamnun_98

Tiếp(do đọ dài bài k cho phép)

Trước khi nói đến "nghi vấn" tiếp theo, tôi xin bổ sung đôi chút về phép tu từ sử dụng trong câu ca dao trên:

- Cách nói: "chẳng....... cũng thể/ chẳng........ cũng thể" được sử dụng nhiều trong ca dao Việt Nam, ví dụ:
"Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây"

"Chẳng vui cũng thể hội Thầy
Chẳng đẹp cũng thể Hồ Tây xứ Đoài"

"Chẳng ngon cũng thể cam sành
Chẳng hay cũng thể sanh thành mẹ cha"

"Chẳng thơm cũng thể là hoa
Chẳng lịch cũng thể con nhà trâm anh"

"Chẳng gì cũng thể là vàng
Chẳng gì cũng thể là nàng vợ anh"

Dùng 2 vế câu có tính chất tương đương như trên có thể gồm biện pháp "ngắt từ ghép" hoặc sử dụng các từ tương đương, như:

"Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày"

"Trai tài, gái sắc / Trai thanh, gái lịch/ Nam thanh nữ tú"
......
Thực ra, câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" không phải là trường hợp duy nhất mà 2 vế có sự tương đương về ý nhưng không tương đương về từ ngữ, ví dụ: "Chẳng ngon cũng bánh lá dong / Tuy rằng xấu xí cũng dòng con quan", hoặc: "Không ngon cũng bánh lá dong / Dù em có dại cũng dòng con quan"...
Tuy nhiên tôi cho rằng những câu kiểu đó dù được coi là "ca dao" nhưng là cách diễn đạt tam sao thất bản kiểu "văn nói", không có gì đáng gọi là "tu từ", nó đầy tính "chầy cối" hoặc như là "nói dỗi".

Có thể câu "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" ra đời sau này và nay được dùng nhiều do Nhạc tính của nó - những chữ "dẫu", "thanh lịch", "Tràng An" nghe nhẹ nhàng, dễ nghe nên dễ nhớ?
 
L

lamnun_98

4:tham khảo

Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

Nguồn VanHocVn.Com
 
Top Bottom