Chứng minh văn học tinh thần yêu nước thể hiện trong văn học trung đại (lớp 8)

A

annhi1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chứng minh văn học tinh thần yêu nước thể hiện trong văn học trung đại (lớp 8) vd như trong bài chiếu dời đô , hịch tướng sĩ , nước đại việt ta ,... Sử dụng luận điểm và làm rõ luận điểm giúp . Viết bài văn rõ ràng . thanks nhé :)
 
N

nhoxedkjd

Điểm chung của ba tác phẩm này là lòng yêu nước, đây cũng là tư tưởng lớn trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV bạn ơi. Mình phân tích cho bạn 3 ý lớn trong lòng yêu nước được thể hiện trong 3 tác phẩm nhé.

Cả 3 tác phẩm này đều thể hiện tình yêu nước rất sâu đậm bạn nhé

* Đọc kỹ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân.. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.

- Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Đây không phải là việc làm tùy tienj, theo ý riêng của mình để thỏa mãn thói chơi ngông với đời, cũng không phải là lợi ích cá nhân, gia tộc. Đó là nghĩ cho nước, cho dân...

- Tình cảm này còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của đời Trần: Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm họa xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối...." Càng nghĩ việc quân việc nước, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng.

- Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm. Nó không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lẽ sống cúa ông, thành lý tưởng mà ông tôn thờ: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

Những tấm lòng vì nước vi dân ấy khiến ta xiết bao cảm phục và xúc động.

* Tình cảm yêu nước không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triể thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường:

- Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. (dẫn chứng)

- Ở Trần Hưng Đạo lại biểu hiện bằng ý chí quyết chiến, chiến thắng quân giặc, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước "dẫu cho trăm thân này...." Ông khéo động viên khích lệ tướng sĩ, chỉ ra nỗi nhục và phê phán thói thờ ơ, ham chơi. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

- Còn đối với Nguyễn Trãi, khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc. "Như nươc đại việt.... đời nào cũng có".

*Càng yêu nước bao nhiêu càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu :

- Tuy nhà Lí còn non trẻ nhưng từ sâu thẳm trái tim Lí Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn dòm ngó nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù.

- Trần Hưng Đạo khẳng định với tướng sĩ rằng "có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai" và rồi xã tắc sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân hạnh phúc.

- Niềm tự hào còn biểu hiện tập trung cao độ hơn trong tác phẩm của Nguyễn Trãi.

Kết luận: Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng văn chương cổ đại này vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân VN.



Nguon: http://az24.vn/hoidap/Long-yeu-nuoc...-Nuoc-Dai-Viet-ta-d2889745.html#ixzz2RFtB7KHv
 
N

nhoxedkjd

Ba tác phẩm này đều có những điểm tương đồng và giống nhau ở hình thức, thể tài và nội dung bạn ạ. Bạn tham khảo nhé. Phân tích theo ý, không phân tích theo từng tác phẩm bạn nha. Mỗi ý đưa ra lấy dẫn chứng từ 3 tác phẩm đã cho.

Điểm giống nhau của ba văn bản này là:

- Đều được viết theo thể văn nghị luận.
- Đều thuộc Nghị luận trung đại.
- Đều có sự kết hợp yếu tố biểu cảm.

Điểm tương đồng của 3 văn bản này là:

- Đều thể hiện một khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền.
- Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
- Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược.



Nguon: http://az24.vn/hoidap/Long-yeu-nuoc...-Nuoc-Dai-Viet-ta-d2889745.html#ixzz2RFtLeJXy
 
Top Bottom