Toán 8 Chứng minh tam giác đồng dạng.

loimnpm@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
48
5
21

01662618484

Học sinh mới
Thành viên
1 Tháng ba 2019
4
0
1
Cô hướng dẫn con bài này được không?
1) Hình thang ABCD (AB//CD) có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Vẽ đường thẳng qua O và song song với 2 đáy cắt các cạnh bên AD, BC theo thứ tự tại M và N.
a) CM: OA.OD = OB.OC
b) CM: OM = ON
c) CM: 2/MN=1/AB+1/AG
2) Cho hình bình hành ABCD. Đường thẳng a đi qua A lần lượt cắt BD, BC, DC theo thứ tự tại E, K, G. Chứng minh rằng:
a) AE^2 = EK.EG
b) 1/AE=1/AK+1/AG.
Thầy ở trường sắp kiểm tra rồi cô
 

shorlochomevn@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng chín 2018
847
2,251
256
Bắc Ninh
trường THCS Song Liễu
Cho tam giác ABC cân tại A. H là trung điểm của BC. I là hình chiếu của H lên AC, O là trung điểm HI. Chứng minh: tam giác BIC đồng dạng với tam giác AOH.
dễ dàng chứng minh góc AHO = góc BCI (cùng phụ góc IHC)
gọi K là trung điểm IC
-Xét tam giác BIC => HK là đường trung bình tam giác BIC => HK//BI
-Xét tam giác HIC => OK là đường trung bình tam giác HIC => OK//HC
mà HC vuông góc AH (quên...dễ dàng chứng minh AH vuông góc BC do tam giác ABC cân tại A trung tuyến AH)
=> OK vuông góc AH
-Xét tam giác AHK có HI và OK là 2 đường cao mà HI cắt OK tại O
=> O là trực tâm => AO vuông góc HK
=> AO vuông góc BI
gọi AH giao BI tại F
gọi AO giao BI tại N
mà góc FAN+góc AFN+góc ANF=góc BFH+góc FBH+góc FHB=180 (định lý)
=> góc FAN=góc FBH
=> tam giác BIC đồng dạng tam giác AOH (g.g)
 

shorlochomevn@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng chín 2018
847
2,251
256
Bắc Ninh
trường THCS Song Liễu
Cô hướng dẫn con bài này được không?
1) Hình thang ABCD (AB//CD) có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Vẽ đường thẳng qua O và song song với 2 đáy cắt các cạnh bên AD, BC theo thứ tự tại M và N.
a) CM: OA.OD = OB.OC
b) CM: OM = ON
c) CM: 2/MN=1/AB+1/AG
2) Cho hình bình hành ABCD. Đường thẳng a đi qua A lần lượt cắt BD, BC, DC theo thứ tự tại E, K, G. Chứng minh rằng:
a) AE^2 = EK.EG
b) 1/AE=1/AK+1/AG.
Thầy ở trường sắp kiểm tra rồi cô
1, a,-Xét tam giác AOB có: AB//CD (tứ giác ABCD là hình thang)
áp dụng định lý Ta-lét có:
[tex]\frac{OA}{OC}=\frac{OB}{OD}=> OA.OD=OB.OC[/tex]
b, -Xét tam giác ABD có: OM//AB, áp dụng hệ quả định lý Ta-lét có:
[tex]\frac{MO}{AB}=\frac{DO}{DB}[/tex]
-Xét tam giác BCD có: ON//CD, áp dụng định lý Ta-lét có:
[tex]\frac{DO}{DB}=\frac{NC}{BC}[/tex]
-Xét tam giác ABC có: ON//AB, áp dụng hệ quả Ta-lét có:
[tex]\frac{NC}{BC}=\frac{ON}{AB}\\\\ =>\frac{OM}{AB}=\frac{ON}{AB}=>OM=ON[/tex]
c, theo phần b, có: [tex]\frac{MO}{AB}=\frac{OD}{BD}\\\\ \frac{ON}{CD}=\frac{BO}{BD}\\\\ => \frac{MO}{AB}+\frac{ON}{CD}=\frac{OD+OB}{BD}=1\\\\ <=> \frac{2MO}{AB}+\frac{2ON}{CD}=2\\\\ <=> \frac{MN}{AB}+\frac{MN}{ON}=2\\\\ => đpcm[/tex]
2, a, -Xét tam giác AED có: AD//BK, áp dụng định lý Ta-lét, có:
[tex]\frac{AE}{EK}=\frac{DE}{EB}[/tex]
-Xét tam giác DEG có: DG//AB, áp dụng định lý Ta-lét, có:
[tex]\frac{EG}{AE}=\frac{ED}{EB}[/tex]
[tex]=> \frac{AE}{EK}=\frac{EG}{AE} => AE^2=EK.EG[/tex]
b, -Xét tam giác AED có: AD//BK, áp dụng định lý Ta-lét, có:
[tex]\frac{AE}{AK}=\frac{DE}{DB}[/tex]
-Xét tam giác DEG có: DG//AB, áp dụng định lý Ta-lét, có:
[tex]\frac{AE}{AG}=\frac{EB}{BD}[/tex]
[tex]=> \frac{AE}{AK}+\frac{AE}{AG}=1 => đpcm[/tex]
 

loimnpm@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười hai 2017
48
5
21
Cảm ơn bạn nhé. Mà xin lỗi cho mình hỏi tí ạ.
mà góc FAN+góc AFN+góc ANF=góc BFH+góc FBH+góc FHB=180 (định lý)
=> góc FAN=góc FBH
=> tam giác BIC đồng dạng tam giác AOH (g.g)
Đoạn ấy mình vẫn chưa hiểu lắm. bạn có thể giải thích rõ hơn được không ạ?
 

shorlochomevn@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng chín 2018
847
2,251
256
Bắc Ninh
trường THCS Song Liễu
Cảm ơn bạn nhé. Mà xin lỗi cho mình hỏi tí ạ.
mà góc FAN+góc AFN+góc ANF=góc BFH+góc FBH+góc FHB=180 (định lý)
=> góc FAN=góc FBH
=> tam giác BIC đồng dạng tam giác AOH (g.g)
Đoạn ấy mình vẫn chưa hiểu lắm. bạn có thể giải thích rõ hơn được không ạ?
đoạn nào nhỉ???
câu đầu là định lý tổng 3 góc trong 1 tam giác
câu 2 có 2 góc F đối đỉnh; góc N=gó H=90 (cmt)
=> 2 góc còn lại = nhau
lại có: góc AHO=góc ICB (cùng phụ góc IHC)
=> 2 tam giác đồng dạng trường hợp g.g
 
Top Bottom