Toán 8 Chứng minh tam giác đều

thuong.emc@gmail.com

Học sinh
Thành viên
8 Tháng bảy 2019
104
22
26
Quảng Ngãi
THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác ABC đều. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Gọi M là 1 điểm nằm trên cạnh BC(M không trùng với B, C). Gọi I, H, K lần lượt là trung điểm của MA, MB, MC. vẽ MP vuông góc AB tại P và MQ vuông góc AC tại Q. Chứng minh:
a) tam giác PID đều
b) O là trung điểm của PQ
 

Quân (Chắc Chắn Thế)

Trùm vi phạm
Thành viên
18 Tháng chín 2017
1,266
2,329
261
19
Hà Nội
Trường Mần Non
Cho tam giác ABC đều. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Gọi M là 1 điểm nằm trên cạnh BC(M không trùng với B, C). Gọi I, H, K lần lượt là trung điểm của MA, MB, MC. vẽ MP vuông góc AB tại P và MQ vuông góc AC tại Q. Chứng minh:
a) tam giác PID đều
b) O là trung điểm của PQ
Cho hỏi nhẹ 1 câu
O ở đâu vậy?
Và đề còn câu nào nữa không?
 
  • Like
Reactions: Tungtom

Tungtom

King of Mathematics
Thành viên
7 Tháng sáu 2019
507
1,461
171
Thanh Hóa
Trường THPT Nông Cống 2
Mình nhìn hình của bạn @Quân (Chắc thế) rối quá nên vẽ lại :p, và đây mới là câu a thôi nha :D
upload_2019-7-26_11-56-7.png
Nối A với D. Vì D là đường trung tuyến của tam giác ABC, mà tam giác ABC đều nên AD đồng thời là tia phân giác của [tex]\widehat{BAC}[/tex] và cũng là đường cao.
[tex]\Rightarrow \widehat{BAD}=\frac{1}{2}\widehat{BAC}=60^o.\frac{1}{2}=30^o[/tex] .
Vì AD là đường cao nên [tex]AD\perp BC\Rightarrow \widehat{ADB}=90^o[/tex] hay [tex]\widehat{ADM}=90^o[/tex].
Xét[tex]\Delta ADM[/tex] vuông tại D có I là trung điểm cạnh huyền AM nên DI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng 1 nửa cạnh huyền
[tex]\Rightarrow DI=\frac{1}{2}AM=AI=IM[/tex] (1)
[tex]DI=AI\Rightarrow[/tex] [tex]\Delta AID[/tex] cân tại I[tex]\Rightarrow \widehat{IAD}=\widehat{IDA}\Rightarrow \widehat{IAD}+\widehat{IDA}=2.\widehat{IAD}[/tex] .(2)
Vì [tex]\widehat{DIM}[/tex] là góc ngoài tại đỉnh I của [tex]\Delta DIA\Rightarrow \widehat{DIM}=\widehat{IAD}+\widehat{IDA}=2.\widehat{IAD}[/tex].
Phần này mình ngại gõ nên viết như sau, vì nó chứng minh giống phần trên thôi, chỉ khác tam giác:
Đối với [tex]\Delta MPA[/tex] thì cũng là tam giác vuông nên [tex]IP=IA=IM[/tex](3) và[tex]\widehat{PIM}=\widehat{IAP}+\widehat{IPA}[/tex]=[tex]=2.\widehat{IAP}[/tex](4)
Từ (1) và (3)[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]ID=IP[/tex][tex]\Rightarrow \Delta DIP[/tex] cân tại I(5)
Cộng theo từng vế của (2) và (4) ta được:[tex]\widehat{DIM}+\widehat{PIM}[/tex]=[tex]2.\widehat{DAI}+2.\widehat{PAI}=2.(\widehat{DAI}+\widehat{PAI})=2.\widehat{BAD}=2.30^o=60^o[/tex] hay [tex]\widehat{DIP}=60^o[/tex](6)
Từ (5) và (6)[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]\Delta PID[/tex] đều.
Chúc bạn học tốt!^^
 
Last edited:
Top Bottom