Văn 7 Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý :" Uống nước nhớ nguồn ".

Narika_Sono

Học sinh
Thành viên
27 Tháng một 2020
16
17
21
17
Nam Định
THCS Lê Đức Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Mở bài :
Dân tộc Việt Nam có muôn vàn đạo lý tốt đẹp như : "Lá lành đùm lá rách" , "Thương người như thể thương thân" , "Tôn sư trọng đạo".... . Một trong những đạo lý thiêng liêng, đáng trân trọng từ ngàn đời nay được ông cha ta lưu giữ qua câu tục ngữ :"Uống nước nhớ nguồn". Đó là một truyền thống, đạo lý đúng đắn, tốt đẹp.
b) Thân bài :
* Giải thích câu tục ngữ :
- Câu tục ngữ nêu lên một bài học, lẽ sống, nhân cách cao đẹp của con người : đó là lòng biêt ơn. Ta được uống những ngụm nước ngon, ngọt, mát lành, phải biết nguồn nước ấy từ đâu chaty tới.
- Qua câu tục ngữ đó, ông cha ta muốn khuyên con n(gười ta phải biết ơn người đã giúp đỡ mình.
- Biết ơn, đền ơn, nhớ ơn là bản sắc văn hóa Việt Nam.

* Dẫn chứng :
- Thực tế đã chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc thấm nhuần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn":
+) Truyền thống tốt đẹp ấy thể hiện ở lòng biết ơn, thờ kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Chúng ta phải nhớ ngày giỗ tổ vì đó là thể hiện lòng biết ơn cội nguồn.
+) "Uống nước nhớ nguồn" còn được thể hiện ở việc tổ chức các lễ hội truyền thống hằng năm như : Lễ hội đền Gióng, Lễ hội đền Hùng.... . Việc tổ chức các lễ hội đó chứng tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những người có công lớn trong việc khai sinh, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp này.
+)"Uống nước nhớ nguồn" - nhớ ơn và đền ơn còn được thể hiện ở việc biết ơn, tôn kính Bác Hồ, những anh hùng liệt sĩ, những người có công trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Hằng năm, cứ đến ngày 27-7, nhân dân cả nước lại hướng về Bác, các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng để dâng những nén hương thành kính để biết ơn những việc làm cao cả. Những việc làm đó tuy nhỏ nhưng thể hiện tấm lòng thành kính, đền ơn của toàn thể người dân Việt Nam.
+) Một trong những việc làm thể hiện lòng biết ơn nữa là : học trò biết ơn thầy cô giáo. Việc học tập, biết ơn thầy cô giáo còn được ghi trong sử sách, ca dao : "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" , "Không thầy đố mày làm nên".... . Lòng biết ơn thầy cô giáo không chỉ thể hiện trong sự tôn kính mà còn trong việc học tập : học giỏi, chăm ngoan để trả ơn thầy cô.
* Liên hệ bản thân :
Là học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hơn ai hết, chúng ta phải học, phải có lòng biết ơn, đền ơn thầy cô giáo, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể như : ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô, học hành tiến bộ, tất cả những điều đó chính là việc chúng ta đã sống theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
c) Kết bài :
Trải qua hàng nghìn năm nhưng câu tục ngữ vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó. Câu tục ngữ không chỉ là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp mà còn là bài học cho mỗi chúng ta trong cách ứng nhân xử thế. Xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn khi mỗi con người sống theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

 
Top Bottom