Sử 11 Chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực

Trần Hà Ly

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng bảy 2022
28
48
6
19
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bằng những sk lịch sử của phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối tk XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết ngừơi Nam đánh Tây”.
 
  • Love
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Bằng những sk lịch sử của phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối tk XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết ngừơi Nam đánh Tây”.
Trần Hà LyCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Ngoài các cách trên bạn có thể tham khảo thêm cách này của mình nha! Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!

- Nhận định trên là đúng vì ông đã khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thống yêu nước nhân dân ta đã chứng minh như thế.
* Mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Đà Nẵng, nhân dân đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
+ Nam Định: đốc học Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường giết giặc=> đã buộc địch phải chuyển kế hoạch và tấn công vào Gia Định.
*Gia Định: Do vấp phải sự kháng cự của quân dân ta nên mãi tới ngày 16-2- 1859 mới vào được thành, các đội dân binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch buộc Pháp phải phá huỷ thành rút xuống chiến tàu.
*Miền Đông Nam Kì:
Khi Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long… Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa binh Trương Định, Trần Thiện Chính, chiến đấu rất anh dũng lập nhiều chiến công. Ngày 10 -12- 1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Et pê răng trên sông Vàm Cỏ Đông, làm nức lòng quân ta.
- Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5 -6- 1862, ra lệnh nhân dân giải tán nghĩa binh chống Pháp mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định, ông chống lại lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình tây đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.
- Một số sỹ phu yêu nước thể hiện thái độ bất hợp tác với Pháp bằng phong trào “tị địa”.
*Miền Tây Nam Kì:
+ Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn, một số văn thân, sỹ phu tìm đường ra Bình Thuận nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Một số tiếp tục bám đất, bám dân tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp.
+ Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động ở Bến Tre
+ Đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị dung ngòi bút của mình tố cáo quân cướp nước.
Dù thất bại nhưng cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Kì nói chung, của nhân dân 3 tỉnh miền Tây nói riêng, là những biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
*Mặt trận Bắc Kì:
- Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ nhất 1873: 100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của viên Chưởng Cơ đã chiến đấu anh dũng, hy sinh đến người cuối cùng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai đã anh dũng hy sinh bảo vệ thành Hà Nội.
Khi Thành bị chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sỹ phu văn thân đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp.
-Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận Cầu Giấy lần 1 (1873), khiến nhân dân ta vô cùng phấn khởi, làm cho Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
-Pháp đánh Bắc Kì lần 2 nhân dân Hà Nội và Bắc Kì tiếp tục kháng chiến, giành thắg lợi trận Cầu Giấy lần 2 (1883).
* Khi triều đình đầu hàng:
- Phong trào Cần Vương bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình (1886 – 1887), Bãi Sậy (1883 – 1892), Hương Khê ( 1885 – 1896).
- Phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913). Các cuộc đấu tranh của đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số.
Ý Nghĩa: - thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình

Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/


Chúc bạn có một ngày tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Bằng những sk lịch sử của phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến cuối tk XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết ngừơi Nam đánh Tây”.
Trần Hà LyCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Ngoài các cách trên bạn có thể tham khảo thêm cách này của mình nha! Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
MB:GT vài nét về NTT và những lần kháng chiến của ông
Vào vđ Khi bị thực dân Pháp bắt ra chém NTT đã có 1 câu nói rất nổi tiếng"Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết ngừơi Nam đánh Tây”
TB
:Chứng minh câu nói của NTT qua các mặt trận
+Mặt trận Đà Nẵng : Ngay khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện "vườn không nhà trống"
+Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, các đội khỏi nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt ddihjch
+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công
Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhân Tuất ( 1862-1864)..
+Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền..lãnh đạo nhân dân đánh giặc
Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...
+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
=> Các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, ý chí bất khuất bất chấp mọi thủ đoạn đàn áp của thực dân Pháp và sự hèn nhát của triều đình, đúng như câu nói của Nguyễn Trung Trực.
KB:Khẳng định lại vấn đề
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^
 
Top Bottom