chứng minh câu nói của Bác Hồ

S

subon

Theo Bác, muốn xây dựng một con người tồn tại và phát triển trở thành nhân tố có ích cho xã hội thì cần phải giáo dục con người toàn diện về cả tài lẫn đức. Tài ở đây muốn nói về trình độ kiến thức chuyên môn, biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn làm cho ích nước lợi dân.
Người có đạo đức cách mạng theo Bác là phải đạt tiêu chuẩn dựa trên đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và có phương thức lề lối làm việc lấy nhân, trí, nghĩa, dũng, tín làm gốc. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho đạo lý làm người thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó. Bởi vì “ thiếu lương tâm, khoa học chỉ là mối hại cho tâm hồn”.
Vì vậy, tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác đã trở thành nền tảng đạo đức và là kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam và chúng ta cho chúng ta ngày nay, nhất là đất nước ta trên đà phát triển hội nhập thế giới thì càng cần phải nhận thức được đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không đức sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn là con sâu mọt, con chuột đục khoét nền xã của đất nước làm hại dân, hại nước hại cả bản thân mình. Còn nếu chỉ có đức mà không có tài cũng chẳng khác gì người vô dụng mà thôi.
Do đó, để đưa đất nước tiến lên dân giàu nước mạnh vì độc lập tự do và hội nhập thế giới, trong mỗi chúng ta ai cũng cần phải tự trau dồi, rèn luyện tu dưỡng bản thân mà xây được một mà xây được bờ đê đạo đức để điều khiển, thì trí tuệ, tài năng sẽ là nguồn lực đưa đất nước ngang tầm thế giới trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trái lại nó sẽ như thác nước không có gì ngăn chặn sự nghèo nàn, lạc hậu.
_______________________________

Tôi là 1 E.L.F
 
S

selenagomez_98

E.l.f

Bạn ơi, có thể viết chi tiết hơn đc ko. thứ 4 phải nạp rồi.

Em chú ý viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
S

selena142

các pạn ui giúp mình với.chứng minh câu nói của Bác Hồ : "có tài mà ko có đức là người vô dụng, có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó"
:-SS:p:(:confused::eek::rolleyes::|
^
^
^
phía trên cũng là fan Sel hử?

Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.

Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.

Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được.

Ngày trước trong cuộc kháng chiến chống pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng một số nhà khoa học khác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý, xa rời điều kiện sống, nghiên cứu lý tưởng nơi xứ người để khăn gói trở về quê hương, chấp nhận gian khổ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Những đóng góp của họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đó là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Có thể nói chúng ta không thiếu những người tài nhưng chưa có nhiều những người dám tình nguyện, chấp nhận gian khổ để lao vào khó khăn cống hiến sức mình. Những vùng sâu vùng xa còn vắng những cán bộ khoa học, những bác sĩ, kỷ sư giỏi, trong khi tại các thành phố lớn số lượng những người này có lúc dư thừa. Thiết nghĩ đây cũng là một sự lãng phí nguồn lực.

Có những người hôm nay dám chấp nhận khó khăn thiếu thốn để lao động, gầy dựng thì mới có những điều kiện tốt cho những thế hệ tài năng mai sau làm việc. Nếu ai cũng muốn đến nơi có điều kiện tốt để làm việc thì những nơi khó khăn ấy sẽ khó mà phát triển. Cái vòng lẩn quẩn của việc sử dụng nhân lực còn lâu mới được tháo gỡ.
Phải có đầy đủ hai phần Tài và Ðức, con người mới có giá trị biết tạo ý nghĩa cho cuộc sống, để được mọi người tin tưởng yêu thương. Nhờ đó mà tâm hồn ta vui thỏa, trí ta mở mang, ta yêu đời sống, biết trọng kỷ luật, gìn giữ tôn ti trật tự v.v. . .

Có tài sẻ được đời trọng dụng; có đức sẻ được người mến phục. Nhờ đó mà ta có uy tín ta sẻ tự tin, sống hòa mình với mọi người. Người có đủ tài và đức sẽ không mặc cảm, đố kỵ, luôn biết tự kiềm chế, nhân nhượng, bao dung người; biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người để khuyến khích, tán dương khi người có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp d0ở khi người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Tài và Ðức rất cần thiết trong đời sống. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Ðức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo,giúp người mà không phách lối, khoe khoang; không khắt khe xét nét người, không lấy mình làm khuôn mẫu bắt người phải dập theo, luôn bình đẳng và công bình với mọi người.

+) Tài và đức là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời.Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ nhân dân mà chỉ mưu cầu lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Con người ta không thể sống một mình, không thể tách rời khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân, nhân loại. Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại. Người không có đức là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại mang đến cho gia đình, xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, có khát vọng hành đồng vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực kém thì những ý định tốt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống con người. Rõ ràng là giá trị con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.
+) Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.
Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.
Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân. Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được. Ngày trước trong cuộc kháng chiến chống pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng một số nhà khoa học khác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý, xa rời điều kiện sống, nghiên cứu lý tưởng nơi xứ người để khăn gói trở về quê hương, chấp nhận gian khổ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Những đóng góp của họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đó là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Có thể nói chúng ta không thiếu những người tài nhưng chưa có nhiều những người dám tình nguyện, chấp nhận gian khổ để lao vào khó khăn cống hiến sức mình. Những vùng sâu vùng xa còn vắng những cán bộ khoa học, những bác sĩ, kỷ sư giỏi, trong khi tại các thành phố lớn số lượng những người này có lúc dư thừa. Thiết nghĩ đây cũng là một sự lãng phí nguồn lực. Có những người hôm nay dám chấp nhận khó khăn thiếu thốn để lao động, gầy dựng thì mới có những điều kiện tốt cho những thế hệ tài năng mai sau làm việc. Nếu ai cũng muốn đến nơi có điều kiện tốt để làm việc thì những nơi khó khăn ấy sẽ khó mà phát triển. Cái vòng lẩn quẩn của việc sử dụng nhân lực còn lâu mới được tháo gỡ.
2 đoạn đấy, trích thôi, đầu óc khôg đú đc :))
 
T

thuyhoa17

các pạn ui giúp mình với.chứng minh câu nói của Bác Hồ : "có tài mà ko có đức là người vô dụng, có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó"

- "Có tài mà ko có đức là người vô dụng": tài năng của 1 con người đó là điều cần thiết, đi ra đời, bước vào xã hội luôn luôn cần đến kiến thức , và việc thu nhận kiến thức đó mục đích chính để làm gì, để cho con người ta biết cách ứng xử với những người xung quanh, cho mình 1 vốn kiến thức cần thiết để mà bương chải vứoi cuộc sống và khẳng định mình, và cao hơn đó là giúp ích cho đất nước. Nhưng nếu như con người ta có 1 lượng kiến thức tốt, vững và vượt hơn hản mọi người, nhưng liệu người đó có biết vận dụng những kiến thức đó để làm những việc tốt, để giúp ích cho xã hội nếu con người đó chỉ là một kẻ ko có chút ít gì về đạo đức, sử dụng kiến thức của mình vào những việc vô bổ và ko giúp ích được gì cho xã hội. Xin thưa là những con người có tài mà vô đức đó chỉ là nhưũng kẻ vô dụng.
- "có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó": không chỉ là cần có đọa đức, đọa đức là nên tảng của mỗi con người, mà bên cạnh đó, muốn giúp ích được cho xã hội thì cũng cần có 1 lượng kiến thức để làm được những điều mà mình mong muốn. Thực sự là khó khăn để thực hiện được những điều cần làm nếu như ko có 1 lượng kiến thức đủ vững.
\Rightarrow Cần trung hòa giữa 2 điều đó thì mới làm nên đc những điều có ích, mới là 1 người thanh niên có lý tưởng.

- Dẫn chứng trong cuộc sống:
+ Người giỏi tin học, người siêu máy tính nhưng chỉ là một tên lợi dụng tài năng của mình để làm việc xấu, có hại cho đất nước, cho những người xung quanh, thì đó cũng chỉ là 1 kẻ vô dụng.
+...

\Rightarrow Người có tài chính là người biết vận dụng những kiến thức cần thiết của mình để làm những điều có ích cho xã hội, cho cộng đồng và cho mọi ngừoi.

 
S

selenagomez_98

ọe toàn văn mẫu
hix
chẳng có ai tự làm được ak
mình chỉ thanks ai tự làm thui hjhj
 
B

bangtam81

ok
tự làm nè
mỗi con người đều có cái dức cái tài của mình
nhưng cái đó tùy thuộc vào họ
trải qua cuộc sống thì sẽ biết tào đức là như thế nào
tài là tài năng của con người nhưng đức cũng quan trọng có tài mà làm chuyện xấu xa
thì là kẻ vô dụng
mà người kia có đức mà tài tài năng của họ hạn hẹp thì làm chuyện gì cũng trở nên khó khăn đối với họ
 
B

bangtam81

ukm
tất nhiên là mình biết
nhưng mình chỉ làm cái sườn thôi chứ bạn tự phân tích ra làm chứ
thông cảm nha mình hok viết nhiều được
 
C

caothu2010alhp

Để trở thành người có ích cho xã hội,chúng ta cần có những phẩm chất nào ? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả ? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh,những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài” và “đức”.Trong ý kiến của Bác,”tài” chính là tài năng,là kiến thức,là hiểu biết,là kĩ năng,kĩ xảo,là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất;đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,những tình huống phức tạp.

“Đức” chính là đạo đức,là tư cách tác phong,là lòng nhiệt tình,là những khát vọng “chân,thiện,mĩ…”.Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,dám đấu tranh với sai lầm,sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.Có “tài mà không có đức là người vô dụng”,bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.Người ta không thể sống một mình,càng không thể tách rời gia đình,bạn bè,giai cấp,dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.Nếu có tài,họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình.Người có tài mà phản bội Tổ quốc,đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng” mà còn có tội.Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.”Có đức”,tức là có khát vọng hành động,cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực.Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.Thiếu tài năng,người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.”Đức” và “tài” bổ sung,hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch,rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu,là yếu tố quyết định.Chính vì thế,thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”,thiếu “tài”,người ta “làm việc gì cũng khó”.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể,giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất củ mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích,chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai,ngay từ tuổi học sinh,chúng em phải không ngừng học tập,tu dưỡng.Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước..
;);););););););););););););););)
 
C

caothu2010alhp

Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.

Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.

Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được.

Ngày trước trong cuộc kháng chiến chống pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng một số nhà khoa học khác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý, xa rời điều kiện sống, nghiên cứu lý tưởng nơi xứ người để khăn gói trở về quê hương, chấp nhận gian khổ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Những đóng góp của họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đó là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Có thể nói chúng ta không thiếu những người tài nhưng chưa có nhiều những người dám tình nguyện, chấp nhận gian khổ để lao vào khó khăn cống hiến sức mình. Những vùng sâu vùng xa còn vắng những cán bộ khoa học, những bác sĩ, kỷ sư giỏi, trong khi tại các thành phố lớn số lượng những người này có lúc dư thừa. Thiết nghĩ đây cũng là một sự lãng phí nguồn lực.

Có những người hôm nay dám chấp nhận khó khăn thiếu thốn để lao động, gầy dựng thì mới có những điều kiện tốt cho những thế hệ tài năng mai sau làm việc. Nếu ai cũng muốn đến nơi có điều kiện tốt để làm việc thì những nơi khó khăn ấy sẽ khó mà phát triển. Cái vòng lẩn quẩn của việc sử dụng nhân lực còn lâu mới được tháo gỡ.
Phải có đầy đủ hai phần Tài và Ðức, con người mới có giá trị biết tạo ý nghĩa cho cuộc sống, để được mọi người tin tưởng yêu thương. Nhờ đó mà tâm hồn ta vui thỏa, trí ta mở mang, ta yêu đời sống, biết trọng kỷ luật, gìn giữ tôn ti trật tự v.v. . .

Có tài sẻ được đời trọng dụng; có đức sẻ được người mến phục. Nhờ đó mà ta có uy tín ta sẻ tự tin, sống hòa mình với mọi người. Người có đủ tài và đức sẽ không mặc cảm, đố kỵ, luôn biết tự kiềm chế, nhân nhượng, bao dung người; biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người để khuyến khích, tán dương khi người có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp d0ở khi người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Tài và Ðức rất cần thiết trong đời sống. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Ðức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo,giúp người mà không phách lối, khoe khoang; không khắt khe xét nét người, không lấy mình làm khuôn mẫu bắt người phải dập theo, luôn bình đẳng và công bình với mọi người.
 
Top Bottom