- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 25
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CHỨC NĂNG VĂN HỌC
Lý luận văn học lâu nay thường xác định chức năng văn học trên ba phương phương diện: nhận thức, giáo dục; dự báo và thẩm mỹ. Đây được xem là ba chức năng chủ yếu của văn học. Nhưng với tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ độc đáo. Xuất thân từ những đặc trưng của chất liệu văn học. Bản thân các tác phẩm thường hiện ra như một cấu trúc nghệ thuật phức tạp, đa diện, đa tầng và hoàn toàn không đơn nghĩa. Chính vì vậy đứng trước mỗi tác phẩm thì mỗi người đọc lại chịu sự tác động khác nhau trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ khác nhau. Chính vì vậy ngoài bốn chức năng cơ bản trên chúng ta có thể tìm thấy thêm hàng loạt các chức năng cơ bản khác. Đôi khi, trong những điều kiện sáng tác và tiếp nhận, chúng có thể thay thế vai trò của một số chức năng truyền thống ví dụ như chức năng dự báo xã hội, giải trí – thư giãn, định hướng tư tưởng, định giá và phân loại đạo đức, tổ chức và liên kết xã hội,... Thực tế tiếp nhận cho thấy rằng sự tác động các tác phẩm văn học tới người đọc là sự tổng hợp nhiều yếu tố chức năng đan cài, xuyên thấu vào nhau.
Tác phẩm văn học chỉ thực sự tồn tại khi nó được đọc và chỉ phát huy chức năng của nó khi thâm nhập vào ý thức của người đọc. Tuy nhiên sự tiếp nhận mỗi đọc giả mỗi thời đại lại khác nhau. Vì vậy vấn đề chức năng văn học cần được xem xét không chỉ về ý nghĩa, tác dụng đối với độc giả mà còn đối với bản thân người cầm bút.
1. Chức năng thẩm mĩ
Mĩ học cổ điển xác định phạm trù thẩm mĩ cơ bản như: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Mĩ học cận hiện đại bổ sung thêm hàng loạt phạm trù mới nhằm nắm bắt đầy đủ và sâu sắc hơn những phạm trù mới, những thuộc tính đa dạng của đời sống nghệ thuật như: cái xinh xắn, cái hài hòa, cái anh hùng,... Thẩm mĩ là một phạm trù tổng hợp, bao quát các đặc tính thẩm mĩ tồn tại khách quan trong thiên nhiên, đời sống và nghệ thuật. Lấy cái đẹp làm bản giá trị cơ bản, cái thẩm mĩ là đặc tính phổ quát trong các hiện tượng thẩm mĩ vốn đa dạng và hấp dẫn trong đời sống cũng như trong văn học nghệ thuật.
Có ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa chức năng thẩm mĩ với các chức năng khác cũng giống như là mối quan hệ của “thượng tầng kiến trúc” với cơ sở hạ tầng tác phẩm. Sáng tác văn học là nơi mà chức năng thẩm mĩ có ý nghĩa như là điểm xuất phát và cũng là mục đích đi tới của tác phẩm. Do vậy, sự tác động của thẩm mĩ tới độc giả sẽ là sự tác động toàn diện trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Văn học không chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của cong người mà thông qua đó còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, tức là giúp phát triển ở con người khả năng hành động và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Khi nói rằng nghệ thuật làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người, cũng có nghĩa là nó giúp cho con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn trong nhận thức và cảm nhận thế giới quanh mình.
2. Giáo dục nhận thức
Văn học đưa chúng ta tới những chân trời hiểu biết mới, giúp ta hiểu thêm trong cuộc sống con người trong hiện tại và cả trong quá khứ, sự hiểu biết rộng lớn vượt qua rào cản quốc gia. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn về không - thời gian. Điều này giúp độc giả được sống dài hơn, sống nhiều hơn qua cuộc sống của nhân vật, số phận, tính cách khác nhau trong các tác phẩm. Thông qua các tác phẩm, kinh nghiệm của mỗi cá nhân được rút ra từ sự trao đổi, tiếp thu, trải nghiệm những cảnh sống, những cuộc sống được mô tả cụ thể, sinh động trong tác phẩm. Việc này tạo ra sự chuyển hóa tích cực từ những kinh nghiệm gián tiếp, trừu tượng thành kinh nghiệm cá nhân trực tiếp. Văn học đóng vai trò như một phương tiện tăng cường vốn tri thức và kinh nghiệm sống của con người, và như vậy nâng cao năng lực của con người trong mọi hoạt động thực tiễn. Đặc biệt là giá trị nhận thức của văn học không chỉ bộc lộ trên bề rộng của tri thức văn hóa, khoa học, mà quan trọng hơn là chiều sâu của những khám phá thẩm mĩ về con người.
Tác dụng nhận thức của văn học được thể hiện trong hoạt động sáng tác của nhà văn. Bởi vì sáng tác tự nó đã là một hoạt động nhận thức chủ động và đầy sức sáng tạo, nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khám phá của nhà văn. Sáng tác của họ chính là quá trình sát hạch bản thân, kiểm nghiệm lại tri thức, hiểu biết về mình. Sáng tác là nơi nhà văn tự phát hiện mình.
Mọi hoạt động thực tiễn của con người đều có tác dụng mở rộng tri thức, kinh nghiệm vì vậy đều mang chức năng giáo dục nhận thức. Tồn tại và phát triển như một hoạt động nhằm hiểu biết, khám phá, sáng tạo xã hội, văn học nghệ thuật thể hiện rõ ưu thế của nó.
3. Chức năng dự báo
Nhờ năng lực ước đoán, tưởng tượng và sự nhạy cảm trước mọi biến động của thời đại, nhiều nhà văn đã có những dự cảm trước những điều đó khi cuộc sống của mình vẫn trong trạng thái ổn định. Nhà văn sẽ không đóng khung cuộc sống trong cái nhìn tĩnh quan mà luôn nhìn nhận, đánh giá trong sự vẫn động và phát triển. Yếu tố dự báo như là một phẩm chất đặc biệt của văn học. Tuy nhiên, mức độ dự báo, tính chất và nội dung dự báo không phải là như nhau trong mỗi trào lưu văn học. Tính dự báo của văn chươn cũng chính vì thế xuất hiện, hình thành và phát triển từ văn học dân gian cho đến hiện đại. Theo nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, chức năng dự báo trong văn xuôi đang phát triển rầm rộ, phản ảnh nhiều khía cạnh của xã hội, nhưng dự báo như thế nào là tùy thuộc vào từng nhà văn.