Văn Chữ người tử tù- Văn 11

Trần Thị Hoa

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
192
67
116
23
Công ti S.M
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Cho mk hỏi nếu như đề như vậy thì ta có phân tích cảnh cho chữ: giải thích cảnh xưa nay chưa từng có với phần ngệ thuật đối lập không ??? Hay chỉ phân tích 3 vẻ đẹp của Huấn Cao???
Giúp mk với ajj
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Đề: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Cho mk hỏi nếu như đề như vậy thì ta có phân tích cảnh cho chữ: giải thích cảnh xưa nay chưa từng có với phần ngệ thuật đối lập không ??? Hay chỉ phân tích 3 vẻ đẹp của Huấn Cao???
Giúp mk với ajj
Có, nhưng không phải là phân tích chi tiết "cảnh xưa nay chưa từng có" mà là qua chi tiết, hoàn cảnh đó, làm nổi bật vẻ đẹp gì của Huấn Cao
 
  • Like
Reactions: Trần Thị Hoa

Lê Hoàng Đức Barcelona

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng mười 2014
427
259
194
Quảng Bình
THPT Đồng Hới
bạn cứ phân tích như bình thường thôi, nhưng không cần phải quá chi tiết, mà chỉ phân tích những chi tiết có Huấn Cao thôi, vì đề bài yêu cầu là phân tích nhân vật Huấn Cao
 

Hà Nguyệt Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2017
47
10
51
23
b tham khảo thử nha:
Vang bóng một thời là tác phẩm được xem gần tới sự toàn thiện toàn mỹ đã khẳng định phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa uyên bác. CNTT là một trong những tác phảm làm nên tên tuổi của Nguyên Tuân. Sừng sững giữa VBMt là ông HC trong CNTT. Trong truyện tác giả không chỉ ca ngợi cái đẹp mà cái đẹp còn có khả năng cảm hóa con người. Tư tưởng này tập trung qua nhân vật HC. Nv ấy để lại dư âm dư vang về một thời đã qua mà nay chỉ còn vang bóng. Vẻ đẹp của HC với tài hoa, khí phách và thiên lương tỏa rạng. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng danh sĩ Cao Bá Quát mà tài năng thơ văn và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa. Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu , tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn. Huấn Cao mang vẻ đẹp của một con người có khí phách, có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiến có trên đời. Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Là kẻ chọc trời khuấy nước có hoài bão tung hoành, ngay cả cảnh chết chém ông còn chả sợ. Vì vậy trong những ngày cuối cùng ở nhà lao đợi ra pháp trường, khí phách ấy càng tỏ ra cứng cỏi hơn bao giờ hết: mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây ”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ …”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. HC là người có thiên lương tỏa sáng. Theo quan niệm của Nguyễn Tuân thiên lương được xem là cái tâm tốt tự nhiên của con người. Trước hết HC là người có thiên lương trong sáng. Ông coi thường danh lợi, trọng nghía khinh tài. Ông chú trọng cái tâm. Theo quan niệm cái tâm đó chính là tâm hồn. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”. Cho người tri kỉ trước khi đi vào cõi chết. Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. HC còn khuyên dạy quản ngục những điều hay lẽ phải, đạo lí làm người. Đặc biệt ở nhân vật này còn mang vẻ đẹp của sự cảm hóa lòng người, vẻ đẹp ấy được hội tụ và tỏa sáng trong đem cho chữ. Trật tự nhà lao bị phá vỡ, tử từ thành người cho chữ giáo huấn quản ngục bài học đạo lí, khuyên quản ngục về quê để giữ được thiên lương.Sự hội tụ tài năng, khí phách và thiên lương đã cho ra đời một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Trước khi bước vào cõi chết ông để lại cái đẹp cho đời và người bất tử hóa cái đẹp ấy chính là viên quản ngục. Trong đêm cho chữ nhân cách HC sừng sững hiên ngang bất khuất, không gian thời gian nhường chỗ cho sáng tạo nghệ thuật. Hc là biểu tượng cho sự chiến thắng cái tài cái đẹp trước cái pahfm tục tầm thường. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắ cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi. Nt đặt nv HC và quản ngục trong tình huongs độc đáo eosl le. Chỉ khi vào nhà ngục và cho chữ viên quản ngục trong đêm cuois cùng ta mới thấy được cái đẹp cái lớn trong con người HC; đẹp về tài năng, lớn về nhân cách. Tg khắc họa thành công nv HC với những nét đối lập: giữa lạnh lùng khinh bạc ở bên ngoài và nội tâm biết quí trọng người yêu cái đẹp bên trong, đói lập giữa người tử tù và nghệ sĩ: nv sd ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại để phục chế lại cảnh cho chữ và vẻ đẹp uy nghiêm của HC trong cảnh cho chữ. Đồng thời qua hình tượng ông Huấn NT kđ và ca ngợi cái đẹp. Đặt nv vào hc đương thời việc nhà văn ca ngợi HC có tâm, khí phách là một ẩn dụ kín đáo để ông gởi gắm lòng kính trọngđối với những con người dám xả thân vì giang sơn tổ quốc. Giọng văn trang trọng, ngôn ngữ taì hoa phù hợp cảm xúc ca ngợi những con người như HC. Ở Huấn Cao hội tụ nhiều vẻ đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là ánh lên vẻ đẹp của cái “tài”, cái “tâm”, cái “khí phách” và sức cảm hóa lòng người ở con người này. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Trong truyện HC phải dùng cái tâm, cái đẹp để cảm hóa quản ngục. Ta thấy sừng sững một nhân cách HC. Nhân cách ấy là bài học muôn đời “uy vũ bất năng ức”. Cái đẹp có sức mạnh riêng làm nhân đạo hóa con người, làm thanh sạch tâm hồn con người. Bài học cho muôn đời là hãy giữ lấy nhân cách con người dù bất kì hc nào.
 
  • Like
Reactions: Trần Thị Hoa

tôi là ai?

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng tám 2017
1,831
1,479
224
Hà Nam
THCS dành cho hs cá biệt
Đề: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Cho mk hỏi nếu như đề như vậy thì ta có phân tích cảnh cho chữ: giải thích cảnh xưa nay chưa từng có với phần ngệ thuật đối lập không ??? Hay chỉ phân tích 3 vẻ đẹp của Huấn Cao???
Giúp mk với ajj
+là một người có tài hoa
+có khí phách anh hùng
+có thiên lương trong sáng
 
  • Like
Reactions: yo=ona

Hà Nguyệt Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng ba 2017
47
10
51
23
b tham khảo thử nha:
Vang bóng một thời là tác phẩm được xem gần tới sự toàn thiện toàn mỹ đã khẳng định phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa uyên bác. CNTT là một trong những tác phảm làm nên tên tuổi của Nguyên Tuân. Sừng sững giữa VBMt là ông HC trong CNTT. Trong truyện tác giả không chỉ ca ngợi cái đẹp mà cái đẹp còn có khả năng cảm hóa con người. Tư tưởng này tập trung qua nhân vật HC. Nv ấy để lại dư âm dư vang về một thời đã qua mà nay chỉ còn vang bóng. Vẻ đẹp của HC với tài hoa, khí phách và thiên lương tỏa rạng. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng danh sĩ Cao Bá Quát mà tài năng thơ văn và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa. Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu , tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn. Huấn Cao mang vẻ đẹp của một con người có khí phách, có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiến có trên đời. Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Là kẻ chọc trời khuấy nước có hoài bão tung hoành, ngay cả cảnh chết chém ông còn chả sợ. Vì vậy trong những ngày cuối cùng ở nhà lao đợi ra pháp trường, khí phách ấy càng tỏ ra cứng cỏi hơn bao giờ hết: mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây ”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ …”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. HC là người có thiên lương tỏa sáng. Theo quan niệm của Nguyễn Tuân thiên lương được xem là cái tâm tốt tự nhiên của con người. Trước hết HC là người có thiên lương trong sáng. Ông coi thường danh lợi, trọng nghía khinh tài. Ông chú trọng cái tâm. Theo quan niệm cái tâm đó chính là tâm hồn. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”. Cho người tri kỉ trước khi đi vào cõi chết. Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. HC còn khuyên dạy quản ngục những điều hay lẽ phải, đạo lí làm người. Đặc biệt ở nhân vật này còn mang vẻ đẹp của sự cảm hóa lòng người, vẻ đẹp ấy được hội tụ và tỏa sáng trong đem cho chữ. Trật tự nhà lao bị phá vỡ, tử từ thành người cho chữ giáo huấn quản ngục bài học đạo lí, khuyên quản ngục về quê để giữ được thiên lương.Sự hội tụ tài năng, khí phách và thiên lương đã cho ra đời một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Trước khi bước vào cõi chết ông để lại cái đẹp cho đời và người bất tử hóa cái đẹp ấy chính là viên quản ngục. Trong đêm cho chữ nhân cách HC sừng sững hiên ngang bất khuất, không gian thời gian nhường chỗ cho sáng tạo nghệ thuật. Hc là biểu tượng cho sự chiến thắng cái tài cái đẹp trước cái pahfm tục tầm thường. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắ cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi. Nt đặt nv HC và quản ngục trong tình huongs độc đáo eosl le. Chỉ khi vào nhà ngục và cho chữ viên quản ngục trong đêm cuois cùng ta mới thấy được cái đẹp cái lớn trong con người HC; đẹp về tài năng, lớn về nhân cách. Tg khắc họa thành công nv HC với những nét đối lập: giữa lạnh lùng khinh bạc ở bên ngoài và nội tâm biết quí trọng người yêu cái đẹp bên trong, đói lập giữa người tử tù và nghệ sĩ: nv sd ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại để phục chế lại cảnh cho chữ và vẻ đẹp uy nghiêm của HC trong cảnh cho chữ. Đồng thời qua hình tượng ông Huấn NT kđ và ca ngợi cái đẹp. Đặt nv vào hc đương thời việc nhà văn ca ngợi HC có tâm, khí phách là một ẩn dụ kín đáo để ông gởi gắm lòng kính trọngđối với những con người dám xả thân vì giang sơn tổ quốc. Giọng văn trang trọng, ngôn ngữ taì hoa phù hợp cảm xúc ca ngợi những con người như HC. Ở Huấn Cao hội tụ nhiều vẻ đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là ánh lên vẻ đẹp của cái “tài”, cái “tâm”, cái “khí phách” và sức cảm hóa lòng người ở con người này. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Trong truyện HC phải dùng cái tâm, cái đẹp để cảm hóa quản ngục. Ta thấy sừng sững một nhân cách HC. Nhân cách ấy là bài học muôn đời “uy vũ bất năng ức”. Cái đẹp có sức mạnh riêng làm nhân đạo hóa con người, làm thanh sạch tâm hồn con người. Bài học cho muôn đời là hãy giữ lấy nhân cách con người dù bất kì hc nào.
nếu bạn có dùng bài này thì bạn chịu khó tách ra giúp mình nha tại mình gửi fb cho con e để nó lưu lại năm sau nên k có tách các phần ra đc. Bài này mình có tham khảo trên mạng 1 ít + kiến thức của mình nữa nha
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
bạn tham khảo nhé !
hữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc được in trong tập “ Vang bóng một thời’’ của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1940. Tấp truyện được xem là :”một văn phẩm đạt gần tới sự toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Một trong những làm nên giá trị của tác phẩm là ở đó tác giả đã xây dựng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng nhân vật hết sức độc đáo.

Tác giả Nguyễn Tuân (1910-1987) là nhà văn nổi tiếng trước CM tháng Tám, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ônng viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng là truyện ngắn và tùy bút. Trước CM thág Tám ông viết xoay quay 3 đề tài . Đề tài về cái tôi của chủ nghĩa xê dịch, cái tôi hưởng thụ trụy lạc và cái đẹp ngày xưa nổi tiếng một thời nay không còn nữa chỉ vang bóng lại. Sau Cách mạng tháng Tám ông viết phục vụ CM.
Tác phẩm Chữ người tử tù lúc đầu có tên là dòng chữ cuối cùng được đăng trên Tạp Chí Tao Đàn (1938). Vế sau tác giả đổi tên la Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời (1940).Chữ người tử tù là chữ viết của người có tội bị giam trong ngục. Ở tác phẩm, tác giả ca ngợi thú chơi chữ có tính truyền thống văn hóa, ca ngợi nhứng con người biết chơi , dám chơi đồng thời qua đó thể hiện tấm lóng yêu nước của nhân vật HC.
Trước một xã hội “ Tây Tàu nhố nhăng’’, Hán học suy vi ,mâu thuẫn xã hội gay gắt.Dường như con người ta muốn buông xuôi tắt cả. Thế nhưng "Thời thế tạo anh hùng" vẫn còn một số người, đại diện cho nhũng nho sĩ cuối mùa, nhũng con người tài hoa bất đắc chí muốn lấy cái “ tôi” tài hoa , ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp , thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy , nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Huấn Cao vốn là người văn võ song toàn, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp.Ngừoi tỉnh Sơn ai cúng biết Huấn Cao có tài viết chữ đẹp và rất nhanh, ngoài ra ông còn có tài bẻ khóa nữa. Huấn Cao bị nhà nước thực dân ghép vào tội đại nghịch nên bị bắt giam chờ ngày về kinh chịu tội. Trong những ngày bị giam giữ cuối đời, Huấn Cao vẫn toát lên vẻ đẹp hiên ngang , bình tĩnh và sáng suốt của 1 ngừơi anh hùng . Qua đó mới thấy được vẻ đẹp tài hoa, khí phách , khí tiết của Huấn Cao .
Tài viết chữ đẹp của Huân Cáo đươc mọi ngừơi kính nể. Bởi lẻ, cái hiếu thẩm mỹ của người xưa về viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý. Huấn Cao viết chữ Hán đẹp, người ta xem những tác phẩm của ông như là những tác phẩm nghệ thuật để trang trí trong nhà . Ở trong truyện, Nguyễn Tuân không trực tiếp miêu tả vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao mà thông qua nhân vật Viên Quản ngục để làm bật lên cái tài viết chữ đẹp của ông. Viên quản ngục là một người rành chơi chữ, khi biết Huấn Cao sắp được giải đén nhà lao của mình , viên quản ngục đâm chiêu lưỡng lự, tìm cách đối xử với Huấn Cao như thế nào cho đúng. Lão ái mộ Huấn Cao đến mức xuống nước biệt đãi cơm , rượu , thịt cho Huấn Cao. Dù biết đó là việc hết sức nguy hiểm và nếu có người tố giác sẽ khiến viên quản ngục mất việc, hơn nữa là mất mạng nhưng lão vẫn bất chấp , đã thế còn bị Huấn Cao khinh bạc đủ điều: “ Ngươi hỏi ta muốn j, ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng đặt chân đến đây nữa”.
Viên Quản ngục nhịn nhục vì ông biết rằng:” Chữ HC đẹp lắm , vuông lắm có được chữ HC treo trong nhà là một vật báu ở trên đời”.
Vì sao Viên Quản Ngục lại chịu nhịn nhục và bất chấp nguy hiểm để biệt đãi HC. Phải chăng trước vẻ lạnh lùng , ngang tàn của một người anh hùng khiến VQN có thái độ đặc biệt như vậy. Không , mà vì VQN rất trân trọng , khâm phục, yêu quí cái tài viết chữ đẹp của HC.
Qua sở thich của VQN, ta thấy nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa của HC. VÌ chữ đẹp của HC mà VQN có thể sẵn sàng chịu nhịn nhục, chịu bị HC trách mắng đủ điều và hơn nữa bất chấp cả tính mạng.
Bên cạnh vẻ đẹp tài hoa , HC cò toát lên vẻ đẹp nhân cách, cái nhân cách cao đẹp chiếu sáng cả cuộc đời ông. Ông không luồn cúi, chịu cảnh cá chậu chim lồng mà đi làm giặc chốg lại triều đình. Điều này khiến ông hơn người
Nhân cách ấy còn được thể hiện khi ông bị giải tới nhà lao. Nhà lao là nơi cái nơi tối tăm, xiềng xích bủa vây , tra tấn con người ta về mặt thể xác lẫn tâm hồn. Thế nhứng với HC khi giải tới nhà lao ông vẫn hiên ngang, cổ mang gông tử tù bước vào ngục tử tội chờ chết mà ông vẫn không hề biết sợ.
Cái hình ảnh của người anh hùng tuy thất thế mà vẫn hiên ngang ấy khiến người ta phải ngưỡng mộ. Đó là nhân cách của con người:” bần tiện, bất năng di, phú quí bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”. Bước vào nhà lao trước đông đảo bọn cai tù mặt nhìn soi mói như ăn tươi , nuốt sống . Nhưng như vậy cúng chẳng khiến HC bận tâm và cảm thấy sợ sệt một chút nào cả, ông lạnh lùng bảo 5 người cùng xích chung trong cùng một cái thang gông:”Rệp cắn tôi , đỏ cả cổ lên rồi, phải dỗ gông đi”. HC Cao cùng 5 người thúc thang gông xuống trong lúc bọn cai tù đe dọa châm biếm :” Các ngươi chỉ phải tập thêm nữa …cho mấy hèo bây giờ”.Nhưng HC vẫn thản nhiên: “ Khom mình cúi thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng”. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh , đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt, riêng HC vẫn lạnh lùng bình thản như không.
Không chỉ có vậy nhân cách của HC còn được thể hiện khi VQN xuống tận buồng giam thăm và nói HC “ Ngươi cần j xin cho biết rồi sẽ liệu”. Nếu một người không có khí phách chắn hẳn sẽ năn nỉ van xin hay cảm ơn. Nhưng với HC thì không đời nào, ông không vì rượu thit mà lung lạc tinh thần. HC nói: “ Ngươi hỏi ta muốn j, ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng đặt chân đến đay nữa”.Bất chấp sau câu nói ấy HC có thể sẽ làm VQN tức giận và không được ăn ngon như trước hay bị một trân đòn nhưng HC vẫn nói . Đó là khí phách của của một người có bản lĩnh kiên cường .
HC còn bật lên vẻ đẹp khí tiết nữa.Đối vơi Hc tiền bạc, uy vũ sức mạnh không làm lung lạc tinh thần:” ta không vì tiền bạc , quyền thế mà ép mình viết chữ cho ai bao giờ”. Nhưng khi được Viên Thơ kể lại về sự tình của VQN, HC đã nhận thức được một tâm hồn trong sáng của VQN, người yêu cái đép, vì cái đẹp mà bất chấp nguy hiểm.VQN thật sự la ngườt tốt, xh rối ren khiến lão lạc vào đám cặn bã này thôi , khiến HC không nhận ra: “…nào ta có biết …Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng thiên hạ”. Đúng là HC dù là con người lạnh lùng, mạnh mẽ , cứng đầu lúc nhận ra con người thực của VQN , Quản ngục chỉ là cái áo khoác bên ngoài còn thực chất lão là người tốt , không mưu mô , xảo quyệt như trc đây HC đâ nghĩ .Trước thái độ chân thành cũng như tình cảm của VQN đối với mình khiến HC mềm lòng cảm động và quyết đjnh cho chữ VQN.
Đêm hôm ấy, HC đã cho chữ VQN, một trong những cảnh tượng xưa nay chưa từng có. HC sàng tạo trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: đêm khuya , trong căn phòng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện , đất bừa bãi phân nhện và phân gián, người sáng tạo ra cái đẹp , cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích mà lại là người tự do và đầy uy quyền nhất. Người đọc không chỉ thấy đây là cảnh tượng cho chữ mà là cảnh truyền ngôi thụ giáo. Đẹp hơn nữa, HC còn tguyết giáo cho VQN cải tà quy chánh . VQN cảm động vài người tù một vài, chắp tay nói một câu mà nước mắt rỉ vàokẽ miệng làm cho nghẹn ngào:”Kẻ mê mụi này xin bái lĩnh “ Đó là vẻ đẹp khí tiết của một nhân cách cao thượng và ở khả năng cảm hóa con người của HC.

Nguyễn Tuân đã khắc họa nhân vật Huấn Cao thật tài tình , ở nhân vật này người đọc không chỉ thấy sự tài hoa của người nghệ sĩ mà còn là một con người có khí phách , khí tiết cao đẹp.Đó cũng là ước muốn của Nguyễn Tuân cũng như cái nhìn của ông : người nghệ sĩ không chỉ có tài mà còn phải có tâm có nhân cách đẹp.Vì vậy tác giả xây dựng nhân vật HC nhú tấm gương sáng để các thế hệ sau có cái nhìn về cái đẹp tài hoa và cái đẹp trong nhân cách, khí tiết và để lại cho người đọc một sự yêu mến , một sự ngưỡng mộ. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã để lại ho nền văn học Việt Nam một tác phẩm đầy chất nhân văn .
nguồn:HMF​
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
cảnh cho chữ là mang 1 phần vẻ đẹp cho sự thiên lương thôi ak
còn vẫn còn phai phân tích thêm
uh đúng rồi, nhưng bạn ý đang muốn hỏi là có cần phân tích chi tiết cảnh cho chữ ko, và anh bảo là có, nhưng qua chi tiết đó, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp gì của Huấn Cao
Các vẻ đẹp khác thể hiện ở các phần khác của câu chuyện, chúng ta phân tích theo trình tự câu chuyện để thấy được vẻ đẹp đó
Cảnh cho chữ là nơi hội tụ và thăng hoa ngòi bút Nguyễn Tuân nên cần tập trung chi tiết này
 
Top Bottom