chữ người tử tù 2 đề ai vào giúp Chữ người tử tù thông qua cảnh cho chữ

T

thanhtinqn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn TuânĐề 2 : Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù thông qua cảnh cho chữ
 
T

thuha_148

Đề 1
Sống giữa buổi giao thời của hai thời đại , con người ta như có một sự chuyển biến thật khác lạ . Con người bị giằng xé bở hai xã hội Tây – Tàu lẫn lộn nhố nhăng , họ cảm thấy phẫn uất với xã hội đương thời . Là một con người khác với mọi người , Nguyễn Tuân đam mê chủ nghĩa xê dịch , ông thích đi khắp nơi và tìm cảm hứng mới cho nghiệp văn chương của mình.Và Nguyễn Tuân , với ngòi bút sắc sảo của một nhà văn , đã thể hiện thật sâu sắc những điều ông muốn bày tỏ với xã hội đương thời thông qua tác phẩm “ Chữ người tử tù “ . Thông qua hai hình tượng , viên quản ngục và người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao , nhà văn đã phác hoạ lên ở “ Chữ người tử tù “ về chân dung của những con người lương thiện bị chà đạp trong cuộc sống hiện tại, về vẻ đẹp của một trang anh hùng nghĩa sĩ tài hoa nghệ sĩ .

Nguyễn Tuân đã rất thành công khi miêu tả nhân vật quản ngục , một con người dù sống trong lòng quân địch , ngày ngày tiếp mặt với chúng nhưng vẫn giữ trong tâm hồn , trong lòng mình tính lương thiện và yêu thương con người .Cũng như bao con người khác , viên quản ngục cũng có những ước mơ riêng cho bản thân mình , cũng thần tượng một người như ai . Đó là “ Huấn Cao ? Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh , rất đẹp “ . Ông vẫn thầm ngưỡng mộ con người này bởi tài năng thiên bẩm ấy của một con người . Ông hâm mộ Huấn Cao và chỉ mình Huấn Cao mà thôi . Đối với riêng Huấn Cao thì quản ngục tỏ lòng thành kính sâu sắc , bở vì theo ông , Huấn Cao là một hiện tượng có tính chất siêu phàm mà ông chỉ được quyền hâm mộ từ phía xa mà thôi . Ông thấy người ta nói với nhau rằng “ Mọi người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn “ . Trong lòng viên quản ngục , Huấn Cao ở một vị trí vô cùng trang trọng , vị trí cao quý nhất trong suốt cuộc đời ông . Ông tôn kính Huấn Cao , gọi Huấn Cao nhưng không dùng tên mà dùng “ danh ” . để tỏ lòng rõ sự tôn trọng của mình đối với người nghệ sĩ tài hoa ấy . Quản ngục hâm mộ một con người , dám chống lại triều đình . Những hành động “ bẻ khoá “ , “ vượt ngục “đều góp phần tô điểm thêm vào bức chân dung ngoạ hình Huấn Cao , một con người khao khát tự do , không chịu rành buộc bởi bất cứ sự khuôn phép nào cả . Điều đó càng khiến cho quản ngục thêm trân trọng Huấn Cao . Nguyễn Tuân , dùng những thủ pháp chọn lọc từ ngữ điêu luyện , lựa ra những từ ngữ mang tính tượng hình tượng trưng để làm nổi bật len tính cách và tâm trạng viên quản ngục . Những hình ảnh đó biến đổi liên tục không ngừng nghỉ , cũng như sự lo lắng , buồn vui của viên quản ngục khi nghĩ về Huấn Cao . Ngục quan là một chức vị tuy không to nhưng cũng thuộc vào hành quan ., một quan chức trong cái buổi giao thời . Sự chuyển giao từ một xã hội phong kiến lụi tàn “ như một cái đèn dễ leo lét “ sang một xã hội khác , không chắc đã tốt đẹp hơn hiện giờ . Viên quản ngục với “ khuôn mặt nghĩ ngợi “ và “ băn khoăn ngồi bóp thái dương ‘ , trầm tư suy nghĩ . Vì thế , chắc hẳn rằng , ông đã phải suy tính nhiều lắm . Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh “ khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú “ thật tinh tế , khéo léo . Uyển chuyển trong lời nói cũng là một nét nghệ thuật độc đáo mà ta cũng thường thấy ở Nguyễn Tuân . Chỉ bằng hình ảnh con song , nhà văn đã thể hiện sự cô đơn , tù túng như bị giam cầm trong cõi lòng viên quản ngục . Cái nhà tù đó , trói chặt những ước mơ , những hoài bão một thời của ông . Ông buồn lắm , ông cảm thấy mệt mỏi , tâm trạng chán nản , muốn trút bỏ mọi gánh nặng công việc đang đè trên đôi vai mình . Khung cảnh tối , cùng tâm trạng sầu thảm , như đã hình thành nên trong tác phẩm một khối đen , thật tối , mang chút hỗn mang và lẫn lộn . Nó khiến cho người đọc như lạc vào một thế giới quan mang nhiều gam tối , khó nhìn rõ , huyền ảo . Tâm trạng của viên quản ngục cứ thay đổi theo thời gian. Đến khi ông mường tưởng ra cảnh Huấn Cao bị hành hình như “ một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ “thì ông cảm thấy lo lắng . Cái tâm trạng sầu não khi nào giờ đây đã không còn nữa , thế vào đó là một sự lo lắng đến tột cùng . Lúc này , “ viên quản ngục ngắn đầu , lấy que hương khêu thêm một con bấc . Ba cái tim bấc được chụm lại , cháy bùng to lên “ . Ba cái tim bấc tượng trưng cho nhiều điều . Nó tuợng trưng cho sự chán chuờng xen lẫn mệt mỏi cùng với chức vụ quản ngục . Hay phải chăng hình ảnh ba cái tim còn đại diện cho những con người , những nỗi thống khổ và những sự cả nghĩ cho một tương lai mịt mờ , u ám của xã hội nửa Tây , nửa Tàu . Hoặc rằng ba trái tim đó là trái tim của “ viên quản ngục “ , trái tim Huấn Cao , và trái tim của thầy thơ lại , những trái tim tìm thấy ở nhau một điểm chung nào đó mà chỉ có họ mới biết , mới nhận ra . Giờ đây lại ngắc đầu lên , viên quản ngục thấy lóe lên một tia hy vọng khi Huấn Cao chuẩn bị vào tù , và như thế , ông đã có thêm một người bạn . Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng viên quản ngục là kẻ gàn dở hay bất lương , vì nếu đã coi Huấn Cao như thần tượng hay gần gũi như một người bạn thì phải muốn tốt cho bạn , chứ chẳng ai muốn bạn vào tù cả . Nhưng , mỗi thời đại mỗi khác , cuộc sống không tìm ra đường thoát chỉ biết quẩn quanh với những gì đơn giản và tẻ nhạt , viên quản ngục thực sự muốn tìm một người ban tâm giao thật sự . Vì vậy , Huấn Cao là người thích hợp nhất . Bởi vì “ khi nghĩ đến Huấn Cao , ông thấy lòng mình như dịu lại “ , thư thái hơn , thanh thản hơn , như lúc ban đầu . Ông hy vọng một điều gì đó rất cao cả , đó là việc được Huấn Cao cho chữ . Trong không gian tối tăm của viên quản ngục , Nguyễn Tuân đã bất ngờ thắp sáng lên ngọn lửa của niềm khát khao cháy bỏng của một con người bấy lâu nay bị vùi lấp dưới những điều xấu xa của xã hội . Một ánh sáng , một ngọn lửa phát ra từ chính viên quản ngục . Đó chính là tâm lòng thiện lương , nghĩ về cái tốt . Cành ở trong bóng tối thì ngọn sáng phát ra từ viên quản ngục càng rực rỡ hơn , ngọn sáng của tấm lòng lương thiện ,yêu quý cái đẹp và biết trân trọng những giá trị cao đẹp của cuộc sống . Hơn thế nữa , Nguyễn Tuân còn xây dựng nhân vật thầy thơ lại , “ một kẻ kính mến khí phách “ , một kẻ biết tiếc , biết trọng người tài bên viên quản ngục , càng làm tô đậm , rõ nét hơn những gì trong sáng , tốt đẹp nhất trong con người quản ngục . . Hay như lời của Nguyễn Tuân “ Trong hoàn cảnh đề lao , người ta sống bằng sự tàn nhẫn , bằng lừa lọc , tính cách dịu dàng à lòng biết giá người , biết trong người ngay của viên quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ “
Ngày gửi: 27/09/2008 - 14:04
 
T

thuha_148

Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là một vẻ đẹp của con người tài hoa. Ông có tài viết chữ đẹp. Trong thị hiếu thẩm mĩ của người xưa, ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý. Chơi chữ đẹp là một thứ chơi thanh tao. Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời. "Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Đẹp đến mức người ta xem"có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời"
Chữ đẹp, hay cái tài ấy là sự thể hiện của một nhân cách cao đẹp:"Những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đơì người".
Chính cái tài hoa của Huấn Cao đã khiến những người như viên cai ngục
càng kính nể!Sự kính nể của viên cai ngục càng cho thấy cái tài và cái tâm của Huấn cao. viên cai ngục đã biết nghưỡng vọng trước cái tài hoa của một con người. Vơí viên cai ngục, Huấn Cao không còn là một người tù, mà là một con người tài hoa.
Huấn Cao còn là một nhân cách đẹp. cái nhân cách cao đẹp ấy chiếu sáng toàn bộ cuộc đời ông. ông không vào luồn ra cúi, không chịu cảnh cá chậu chim lồng mà đi "làm giặc" chống lại triều đình. Cái chí bình sinh ấy khiến cho ông hơn người.
Khi bị bắt ông vẫn hiên ngang. Cổ mang gông tử tù, bước vào ngục tử tội chờ chết mà ông vẫn không hề biết sợ. cái hình ảnh của người anh hùng tuy thất thế mà vẫn hiên ngang ấy, khiến con ngườita kính trọng. ông đúng là một nhân cách lí tươỉngmà con người từ ngàn đơì nay vẫn ngưỡng vọng. Đó là nhân cách của một con người"bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất nàng khuất".
Nhưng con người không biết sợ là gì ấy, lại biết sợ trước tấm lòng con người. Khi Huấn Cao còn coi viên quản ngục là quản ngục, ông đã tỏ thái độ cố tình khinh bạc đến mức tàn nhẫn:"Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây", đừng tới quấy rầy. Nhưng khi hiểu rằng, quản ngục chỉ là cái áo khoác, đấy thực chất là một tấm lòng biết quý trọng cái đẹp, cái tài, biết trân trọng cái tốt lành, trong sạch thì ông Huấn Cao đổi ngay thái độ. Ông ân hận nói"TA cảm cái tâm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"
Ông đã quyết định cho chữ ngưuơì quản ngục. Con người suốt đơì không mấy khi cho chữ ấy \, trong những phút giây cuói cùng của đời mình đã dành để viết những chữ vuông vắn cho người coi tù...."
 
T

traimangcaugai

ĐỀ 2:

Có những tác phẩm văn chương khiến ta sững sờ trước cáu đẹp, trước tài năng. Có những đoạn văn là ta ngạc nhiên trước một nhân cách cao cả, một bút pháp tinh luyện. Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà giam ở cuối thiên truyện"Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân(NT) là một trong số không nhiều những trường hợp như thế.
Có lẽ không ngân ngại khi khẳng định rằng CNTT là một tỷonh những áng văn vào hàng đẹp nhất của văn học hiện đại Việt Nam, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của NT.Nơi đây kết tinh lí tưởng thẩm mĩ, phong cách nghệ thuật độc đáo của một nghệ sĩ lớn.
Cố truyện của CNTT được xây dựng trên một cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người cũng thật khác thường.Là kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối, quản ngục lại rất khao khát ánh sáng của chữ nghĩa. Kẻ ấy đã gặp được một người viết chữ nổi tiếng mà mình vốn nghe danh, vốn tôn kính lâu nay. Lẽ ra đây phải là cuộc hội ngộ tương đắc giữa những kẻ biệt nhỡn liên tài. Song thật oái ăm, hai nhân cách khác thường này lại gặp nhau nơi nhà ngục tử tù và cuộc gặp gỡ ấy trở thành cuộc chạm trán giữa một người tử tù và một viên quan coi ngục.
Huấn Cao càng lạnh lùng, càng tỏ ra bất cần thì viên quản ngục lại càng cháy bỏng cái sở nguyện được chữ."Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời". Bởi tâm niệm ấy, ông ta thêm nhú nhường, nhã nhặn ngay cả khi bị HC xua đuổi. NT thật khéo tạo tình huống kịch và nhanh chóng đẩy nó đến cao trào. Nút kịch được thắt lại ở chi tiết quản ngục bỗng nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ thượng thư giữa một buổi chiều lạnh. Ngày mai, sớm tinh mơ, sẽ có người đến lĩnh tù. Pháp trường lập ở trong Kinh.Đến đây, người đọc băn khoăn trươc câu hỏi: Liệu hco đến khi từ giã cõi đời, HC có hiểu được tấm lòng tốt của quản ngục hay ko? Cái ước nguyện thiết tha, chính đáng của quản ngục có được HC chấp thuận chăng?
Đặt trong dòng cốtỏtuyện. kết cấu của tác phẩm, cảnh cho chữ trong nhà giam có vai trò"cởi nút", giải toả. Từ đây nổi bật lên vẻ đẹp kì vĩ của các nhân vật, nổi bật lên lí tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ NT.
Ngòi bút nhà văn như vẽ, như khắc để tô đậm"một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đã bao giờ có chưa cảnh cho chữ"bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián"?Đã bao gìơ có chưa ánh sáng để viết chữ toả ra từ một bó đuốc tẩm dầu, khói bốc mù mịt khiến mọi người dụi mắt lia lịa? Vào cái đêm khuya hôm ấy, trong trại giam tuỉnh Sơn quả đã diễn ra một sự kiện đáng ghi tạc trọn đời với ba tấm lòng cao cả trong thiên hạ
Trong thời gian, không gian, ánh sáng xưa nay chưa từng có, tư thế củangười cho chữ cũng xua nay chưa từng có. Người cho chữ cổ vẫn đeo gông, chân vẫn vướng xiềng. Những thứ gông xiềng quái ác ấy đối với một tử ù pahỉ chăng lúc này NT không muốn cởi ra để càng tô dậm lên vẻ đẹp tư thế hiên gnang, hành động nhĩa hiệp, thiêng liêng của Huấn Cao? HC lúc này đâu còn là kẻ tử ù. Lúc này chor có tấm lòng biệt nhỡn liên tài đang rung cảm với những nét chữ vuông vắn trên tấm lụa trắng ting còn nguyên vẹn lân hồ.

 
T

traimangcaugai

Suốt từ đầu truyện tới lúc này, tuy là một kẻ tử tù đấy nhưng HC có bao giờ chịu ở "bậc dưới" mà luôn hiên ngang, coi cái chết nhẹ tựa lông hông và ông còn coi thườg những người như quản ngục(lúc đó ông chưa nhận ra đwocj tấm lòng của quản ngục)Nhưng khi đã nhận ra một tâm hồn coa đẹp giưa vũng bùn nhơ nhớt của hệ thống nàh tù phong kiến thì ông không ngần ngại cho chữ. Điều nay thể hiện một đức tính cao đẹp nơi HC: luôn quý trọng những tấm lòng trong thiên hạ.Tấm lòng này còn thể hiện qua hành động của HC trứoc khi cất lời dặn dò viên quản ngục. Hỹa chú ý giọng điệu của lời khuyên. Vừa có tư thế, vừa có giọng điệu của một người bề trên song chủ yếu ở đây chính là cử chỉ, là lờilẽ của một tấm lòng bè bạn. Không muốn thấy người sắp nghe ở tư thế quỳ lạy nên HC"buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy" rồi mới"đỉnh đạc bảo". Tôn trọng người khác cũng chính là tự tôn trọng mình vậy. Bằng cử chỉ ấy , người tử tù đã tự nâng cao phẩm chất văn hoá, tinh thân fnghĩa hiệp ngời sáng ở mình.
Lời HC khuyên quản ngục hay chính là lời NT muốn nhắn gửi tới người đời lúc bấy giờ. Muốn chơi chũ, phải giữ lấy thiên lương. trong môi trương của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại bền vững.Chữ nghĩa và thiên lương không htể chung sống với lũ người quay quắt nơi chốn ngục tù đen tối, tàn bạo. Lời khuyên của HC đầy ngụ ý, đầy sức gợi. Cho đến khi sắp từ giã cõi đời, HC càng tha thiết mong ước người còn sống snág ra cái lẽ :Cái gốc của chữe ngiã cính là thiên lương.
HC chết nhưng chữ HC còn. Hành động và lời dạy của HC đã cảm hoá đwocj viên quản ngục. Chi tiết kết thúc cảnh cho chữ càng gợi không khí lắng đọng, thiêng liêng làm sao.!
Xây dựng hình tượng HC, NT đã dựa vào nguyên mấu nhân vật lịch ử Cao Bá Quát. Trong thực tế lịch sử, CBQ đã bỏ mình nơi chiến địa trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến. Nhưng NT đã "kéo dài" cuộc đời CBQ, biến vị anh hìng-nghệ sĩ này thành một kẻ tử ùt để từ đó tạo nên một cuộc gặp gỡ thú vị, một cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có. Sáng tạo này là chỗ gửi gắm lí tưởng thẩm mĩ của NT. Bút pháp tương phản đã được nhà văn vận dụng rất thành công để khắc hoạ nổi bật cảnh tượng độcđáo, hình tuoqngj nhân vật đẹp đẽ, sáng ngời. Sức mạnh của tài năng, của nhân cách cao cả được ngời sángt rên" nền tối" của một không gian thời gian khác thường.
Cảnh cho chữ cuối thiên truyện là một két thúc có hậu. Noa giúp người đọc thêm yêu mến một nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc. Nó gieo vào lòng ta một niềm tin và sự bất diệt của thiên lương. Noa làm ngời sáng lên hình tượng nhân vật HC, người anh hùng đầy lòng nghĩa hiệp, khí phách hiên ngang.
 
Top Bottom