Sử 8 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên toàn thế giới

Hiển Mũi rất to

Học sinh mới
Thành viên
12 Tháng chín 2018
8
4
6
22
Hà Nội
THPT Hoài Đức A
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong vấn đề dân tộc và dân chủ, Cách mạng tư sản còn bộc lộ nhiều hạn chế, trước hết đa số quần chúng nhân dân không được hưởng quyền tự do dân chủ cũng như không được tham gia bàn bạc các công việc chung. Điều này được thể hiện qua số người tham gia bầu cử, hoạt động chính trị quan trọng của nhà nước tư sản. Tại Hà Lan, sau cuộc cách mạng, số người có đủ tư cách cử tri chỉ chiếm 0,2% dân số. Ở nước Anh, con số này chỉ 3,6% (khoảng 50.000 người) vào thời điểm cách mạng kết thúc [7].

Ở Mỹ, sau cuộc Chiến tranh giành độc lập, dân số của quốc gia tư sản đầu tiên ở Tây bán cầu có khoảng 3.000.000 người nhưng số cử tri tham gia bầu cử chỉ có 120.000 người. Đa phần nhân dân, chủ yếu người nô lệ da đen, người da đỏ, người da trắng nghèo không hội đủ tư cách cử tri.
Ngay cả, đối với Cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII vốn được xem vĩ đại nhất thời Cận đại song số lượng cử tri có đủ tư cách tham gia vào đời sống chính trị đất nước không đáng kể. Điều này do chính quyền tư sản (phái Lập hiến) đã ban hành đạo luật chia công dân nước Pháp dựa trên tiêu chí tài sản, thành 2 loại “công dân tích cực”“công dân tiêu cực” (22-12-1789) [8].
Ngoài hạn chế nêu trên, mỗi cuộc cách mạng tư sản đều tồn tại nhiều hạn chế, như ở Nederland, các mạng chỉ giành được thắng lợi ở nửa nước. Tuy thành lập chính thể cộng hòa nhưng người đứng đầu nhà nước vẫn nằm trong tay một dòng họ duy nhất – Orania, nắm giữ chức vụ hết đời này sang đời khác trong một thời gian khá dài.
Ở Anh, tính bảo thủ của cách mạng tư sản Anh được thể hiện rõ nét qua việc không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Trái lại, giai cấp tư sản Anh sau khi giành được chính quyền thì đoạt luôn cả ruộng đất, nền sở hữu phong kiến về ruộng đất chuyển sang nền đại sở hữu tư sản mà không về tay nông dân. Về chính quyền, giai cấp tư sản cũng không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong kiến để thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến.
Ở Mỹ, sau cuộc chiến tranh giành độc lập, ruộng đất nằm trong tay tư sản và chủ nô. Chế độ nô lệ không bị xóa bỏ. Việc duy trì chế độ nô lệ đồn điền đã tác động rất lớn trong việc kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Mỹ. Hệ quả của nó là dẫn đến việc đấu tranh giữa giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc và giới chủ đồn điền miền Nam. Cuộc đấu tranh đó đã kéo dài gần một thế kỷ và kết thúc vào năm 1865 bằng thắng lợi của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc qua cuộc Nội chiến gay go, ác liệt.
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế của nó. Là cuộc cách mạng tư sản không hề có ý định tiêu diệt chế độ bóc lột nên cuộc cách mạng tư sản Pháp vẫn tiếp tục duy trì chế độ tư hữu mà tư hữu ở đây dành cho giai cấp tư sản.
Riêng ở 3 nước: Đức, Italy và Nhật, tính chất không triệt để của cách mạng tư sản được phản ánh qua việc duy trì sự thống trị của giai cấp quý tộc phong kiến và những đặc quyền quý tộc. Ở Nhật Bản đã không thủ tiêu ngay sở hữu phong kiến về ruộng đất để giải phóng nông dân mà ngược lại mặc nhiên thừa nhận những quan hệ sở hữu ruộng đất cũ ở nông thôn. Đây chính là điều làm cho nền công nghiệp của Nhật Bản không theo kịp tiến độ của nền kinh tế công thương nghiệp. Hơn nửa, tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Nhật đã để lại cho nước Nhật những hậu quả làm cho nước Nhật phát triển theo con đường đặc biệt để trở thành một nước đế quốc phong kiến quân sự.
Ở Đức, sau cách mạng vẫn duy trì chế độ quân chủ và tàn dư phong kiến ở nông thôn, bảo đảm địa vị thống trị của nhà nước quân chủ địa chủ quý tộc Phổ. Con đường thống nhất đã đem lại kết quả tai hại đối với quần chúng nhân dân. Sự thống nhất bằng con đường phản dân chủ “từ trên xuống” đã là cho nước Đức trở thành dinh lũy phản động, là nguồn gốc quan trọng nhất của chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và lò lửa của các cuộc chiến tranh sau này.
Ở Italy, giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng không dám thật sự liên minh với giai cấp nông dân mà lại liên minh với giai cấp quý tộc tư sản hóa. Phái tư sản tự do luôn luôn tìm cách thỏa hiệp với bọn phong kiến lỗi thời và thế lực phản động bên ngoài để hạn chế phong trào của nhân dân. Ngay những người dân chủ tư sản cũng không triệt để giải quyết yêu cầu của quần chúng nhân dân về ruộng đất, không cương quyết giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng và để mọi thành quả cách mạng rơi vào tay phái tự do. Chính vì vậy, triều đại Savoir và liên minh đại tư sản – quý tộc hóa do Victor Emmanuel và Cavour đại diện đã giành quyền thống trị Italy, sớm chấm dứt tiến trình cách mạng, duy trì nhiều tàn tích phong kiến trong chế độ kinh tế và chính trị ở Italy.
Ở Trung Quốc, cuộc cách mạng Tân Hợi vẫn còn hạn chế là do giai cấp tư sản non yếu, dao động, thỏa hiệp với các lực lượng phản cách mạng. Đường lối, chủ trương của Đồng minh hội còn thiếu chính xác, có những điểm mơ hồ chưa giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân. Lực lượng phản cách mạng còn mạnh, chúng cấu kết với đế quốc để đàn áp cách mạng.
Có thể khẳng định rằng Cách mạng tư sản thời cận đại mang lại quyền lợi cho một ít số người còn đại bộ phận quần chúng nhân dân, những người mà ngày hôm qua vốn là đồng minh của giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng thì quyền lợi của họ không được tính tới. Do đó, về nguyên tắc và bản chất, Cách mạng tư sản khác hẳn cách mạng vô sản: sự phân biệt của hai loại cách mạng này là “sợi chỉ đỏ xuyên qua thời đại”. Bàn về các cuộc Cách mạng tư sản thời Cận đại, trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, lãnh tụ Hồ Chí Minh, viết: “Cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” [9]. Chỉ có cuộc cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo mới đáp ứng được nguyện vọng của đa số quần chúng lao động bị áp bức.
Do nhận thức được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu nước đúng cho dân tộc – không theo Cách mạng tư sản mà đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chúng ta vững tin vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã xác định và kiên trì thực hiện đến thắng lợi.
 
Top Bottom