Sử 8 Chủ nghĩa đế quốc

H

hoaelly_99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:
đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Anh,Pháp,Đức,Mĩ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.
câu 2:
nếu nguyên nhân,tác dụng,nội dung của cuộc duy tân Minh Trị.
câu 3:
hãy kể về các nước Đông Nam Á.
câu 4:
nêu nguyên nhân,diễn biến,kết cục.tính chất của cuộc chiến trah thế giới thứ nhất.
 
Last edited by a moderator:
M

maidoany_nhi

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Anh,Pháp,Đức,Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
* Anh
- Kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp ở Anh phát triển chậm đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Tuy nhiên Anh vẫn dẫn đầu thế giới về các lĩnh vực xuất khẩu tư bản, thương mại, dịch vụ.
- Chính trị: Anh là nước quân chủ lập hiến.
- Chính sách ưu tiên: Xâm lược thuộc địa.
+ Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
* Pháp, Đức, Mỹ ( dựa vào phía trên làm )
câu 2:
nếu nguyên nhân,tác dụng,nội dung của cuộc duy tân Minh Trị.

Trong Sách Giáo Khoa có đầy đủ. bạn liệt kê ý chính ra.
câu 3:hãy kể về các nước Đông Nam Á.
Trong Sách Giáo Khoa có đầy đủ. bạn liệt kê ý chính ra.
câu 2: nếu nguyên nhân,tác dụng,nội dung của cuộc duy tân Minh Trị.
* Mục đích: Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
=> Cuối thể kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản Công Nghiệp.
câu 4:nêu nguyên nhân,diễn biến,kết cục.tính chất của cuộc chiến trah thế giới thứ nhất.
* Nguyên nhân:
- Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản cuối thể kỉ XiX- đầu thế kỉ XX.
- Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
-> Hình thành 2 khối quân sự đối lập:
+ Khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.
+ Khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.
- Hai khối ra sức chạy đua vũ trang để thanh toán địch thủ dành thuộc địa.
* Diễn biến:
- Phe Liên minh châm ngòi lửa chiến tranh.
<> Giai đoạn 1 (1914-1916)
- Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm tiêu diệt Pháp chớp nhoáng, Pari bị uy hiếp.
- Giai đoạn 1 ở thế cầm cự.
<> Giai đoạn 2 (1917-1918)
- Từ Mùa Xuân năm 1917, phe Hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại, đầu hàng .
- Ngày 11-11-1918, Đức đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh.
* Kết cục: ( SKG)



Nguồn: Tự liệt kê từ sách giáo khoa. :D
Thân ~ Nhi
 
S

saolaibuon

câu 1: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Anh,Pháp,Đức,Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
* Anh
- Kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp ở Anh phát triển chậm đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Tuy nhiên Anh vẫn dẫn đầu thế giới về các lĩnh vực xuất khẩu tư bản, thương mại, dịch vụ.
- Chính trị: Anh là nước quân chủ lập hiến.
- Chính sách ưu tiên: Xâm lược thuộc địa.
+ Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
* Pháp, Đức, Mỹ ( dựa vào phía trên làm )
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

4.Chiến tranh thế giới thứ nhất:
Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ thứ XIX đầu thế kỉ XX, những mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo - Hung đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch nhau : khối liên minh Đức - Áo - Hung và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga. Cuộc đấu tranh giữa hai khối dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Diễn biến:
Thế chiến thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, mặt trận phía Đông và mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkans: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
Chiến tranh thế giới có thể chia làm hai giai đoạn :
- Giai đoạn đầu 1914-1916, nói chung ưu thế thuộc về phe Đức-Áo .
- Trong giai đoạn thứ hai 1917-1918, ưu thế chuyển sang phe Hiệp ước.
Kết quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.
Tính chất,ý nghĩa:
Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
 
D

deadguy

Chủ nghĩa đế quốc là sự thành lập và duy trì một nền kinh tế, văn hóa, lãnh thổ bất bình đẳng giữa những quốc gia và thường là hình thức của các đế quốc dựa trên sự thống trị và lệ thuộc. Thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc thường đề cập đến những lãnh thổ địa lý và chính trị
chủ ngiã đế là kẻ thù chung của nhân dân TG, là kẻ chủ mưu gây ra các cuộc chiến tranh TG, và là kẻ thù nguy hiểm đối với hòa bình an ninh và tiến bbộ XH
+++, Đặc điểm:
Tập trung sản xuất và tập trung tư bản đến mức tạo thành những tổ chức lũng đoạn.
+ Thực chất độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản kếch xù
+ Mục đích là lợi nhuận độc quyền.
+ Độc quyền không làm mất đi cạnh tranh mà trái lại làm cạnh tranh gay gắt thêm.
+ Đây là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế TBCN.

Xuất khẩu TB: Là xuất khẩu vốn và kĩ thuật vào các nước đang có nhu cầu phát triển.
+ Hình thức: cho vay, viện trợ hoặc đầu tư trực tiếp.
+ Mục đích: là để nô dịch và bóc lột kinh tế dẫn đến các nứớc nhập khẩu trở thành phụ thuộc cả kinh tế lần chính trị.
Hình thành các khối liên minh TB lũng đoạn quốc tế phân chia thị trường thế giới.
+ Mục đích : Hình thành các mối liên minh này để đảm bào lợi nhuận và bóc lột nhân dân thế giới
Nguyên nhân bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới.

Các cường quốc đế quốc đấu tranh với nhau để phân chia và phân chia lại lãnh thổ thế giới.
+ Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh.
+ Đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, các nước đế quốc đã hoàn thành phân chia lãnh thổ thế giới và bước vào đấu tranh gay gắt để phân chia lại.
Các cường quốc đấu tranh để phân chia lại lãnh thổ thế giới.
Bản chất kinh tế của CNĐQ là độc quyền
- Bản chất chính trị của CNĐQ là phản dân chủ, hiếu chiến
- Các nước đế quốc luôn mâu thuẫn gay gắt với nhau.
 
Top Bottom