- 8 Tháng năm 2019
- 1,998
- 4,049
- 461
- 19
- Đà Nẵng
- THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hi mọi người đã trở lại chuyên mục luyện tập các đơn vị kiến thức Văn học, ngày hôm nay sẽ là chủ đề quen thuộc nhưng có rất nhiều thành viên, học sinh đã mắc lỗi sai trong việc nhận dạng và phân loại. Cùng ôn tập đón Trung Thu nhé!
BÀI TẬP ÁP DỤNG
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Phương thức biểu đạt là gì?
Phương thức biểu đạt là cách thức, phong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu,… để biểu đạt thái độ, tình cảm và ý nghĩa nhất định nào đó. Thông qua phương thức này, chúng ta còn truyền tải được thông điệp đối với người đọc, người nghe 1 cách rõ ràng.
Thông thường, trong một văn bản là đoạn trích, tác phẩm, một bài báo, một cuốn tạo chí, một lá đơn tường trình, một lá thư hỏi thăm,... tác giả đêu sử dụng nhiều phương thức biểu đạt kết hợp với nhau tạo nên tính đa dạng phương thức, giàu ngữ điệu, tình cảm, bộc bạch được những suy nghĩ, thái độ, cảm xúc cá nhân, đan xen việc thông báo, trình bày những thông tin thiết yếu.
2. Phương thức biểu đạt chính và nếu các phương thức biểu đạt
a. Phương thức biểu đạt chính:
Phương thức biểu đạt là cách thức, phong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu,… để biểu đạt thái độ, tình cảm và ý nghĩa nhất định nào đó. Thông qua phương thức này, chúng ta còn truyền tải được thông điệp đối với người đọc, người nghe 1 cách rõ ràng.
Thông thường, trong một văn bản là đoạn trích, tác phẩm, một bài báo, một cuốn tạo chí, một lá đơn tường trình, một lá thư hỏi thăm,... tác giả đêu sử dụng nhiều phương thức biểu đạt kết hợp với nhau tạo nên tính đa dạng phương thức, giàu ngữ điệu, tình cảm, bộc bạch được những suy nghĩ, thái độ, cảm xúc cá nhân, đan xen việc thông báo, trình bày những thông tin thiết yếu.
2. Phương thức biểu đạt chính và nếu các phương thức biểu đạt
a. Phương thức biểu đạt chính:
- Câu hỏi nhận biết tiêu biểu trong đề thi đọc hiểu đó là "Nêu phương thức biểu đạt chính/ Trình bày phương thức biểu đạt chính qua đoạn trích trên''
- Phương thức biểu đạt chính là cách thức sử dụng ngôn ngữ đặc trưng, chủ yếu, có tính xuyên suốt, được các phương thức biểu đạt khác bổ trợ để làm nổi bật lên phong cách ngôn từ đó.
b. Nêu các phương thức biểu đạt có trong đoạn trích/ văn bản đọc hiểu
- Khi gặp câu lệnh này, mọi sự đoán định về phương thức biểu đạt bị xóa mờ dần vì ta không chỉ nêu 1 phương thức, mà có thể là 2, là 3, là 4 phương thức khác nhau tùy vào ngôn ngữ tác giả sử dụng.
3. Các phương thức biểu đạt
- MIÊU TẢ:
Miêu tả là phương thức dùng ngôn ngữ nhằm khiến cho người nghe, người đọc có thể hình dung cụ thể sự vật, sự việc được nhắc đến. Thông qua cách nói, cách viết miêu tả, người nghe, người đọc hình dung sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt. - TỰ SỰ
Tự sự là phương thức dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc có trình tự và dẫn tới kết thúc. Bên cạnh truyền tải nội dung câu chuyện, tự sự còn khắc hoạ tính cách nhân vật. Thông qua đó, chúng ta còn cảm nhận được những bài học, thông điệp sâu sắc, mới mẻ về con người, cuộc sống. - BIỂU CẢM
Biểu cảm là phương thức lồng ghép, thể hiện cảm xúc của người nói, người nghe về thế giới xung quanh. Mục đích của phương thức này là khiến người ta rung động, đồng cảm với cảm xúc của người viết, người nói. - NGHỊ LUẬN
Nghị luận là phương thức được dùng để bàn luận về 1 vấn đề nào đó. Nghị luận cho chúng ta biết được quan điểm về vấn đề đúng – sai như thế nào. Bên cạnh đó, phương thức này còn bộc lộ ý kiến và thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm đó. - THUYẾT MINH
- Thuyết minh là phương thức cung cấp, giới thiệu, giảng giải về 1 sự vật, hiện tượng nào đó. Khác với những phương thức khác, văn bản thuyết minh chỉ đơn thuần cung cấp tri thức chính xác.
- HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ
Hành chính – công là phương thức mang tính trịnh trọng, chính xác. Những văn bản hành chính – công đơn thuần để thông báo, cam kết, yêu cầu tuân thủ các quy định.
Phương thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan, Nhà nước và nhân dân, các quốc gia,…
4. Dấu hiệu nhận biết
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Hãy nêu phương thức biểu đạt chính trong các đoạn trích sau:
1. “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
1. “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
(Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch, Tr.117, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2019)
2. ''Sóng bắt đầu từ gió
Gío bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Bao giờ ta yêu nhau''
Gío bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Bao giờ ta yêu nhau''
(Trích ''Sóng'' - Xuân Quỳnh)
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
3. ''Mùa thu mang trong mình những sắc vàng hút hồn, một nỗi nhớ da diết, những cơn mưa nhẹ nhàng, lộp bộp rồi lại ào ào, ầm ĩ. Tiếng mưa rơi hòa trong tiếng nhạc dương cầm giữa tiết trời se se lạnh, bình yên đến chán chường, đượm buồn. ''
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
4. ''Tết Trung Thu được biết đến là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Được biết, Tết Trung Thu năm 2021 sẽ rơi vào thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch (15/8/2021 lịch âm). Nhằm ngày Nhâm Thân, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Sửu.''
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
5.
''Cám Thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa, thì không khỏi ghen tỵ. Một hôm, Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị làm thế nào mà đẹp thế ?
Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
- Có muốn đẹp không để chị giúp !
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:
- Ngon ngỏn ngòn ngon ! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.
Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày ăn gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì kinh hoàng lăn đùng ra chết.''
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
3. ''Mùa thu mang trong mình những sắc vàng hút hồn, một nỗi nhớ da diết, những cơn mưa nhẹ nhàng, lộp bộp rồi lại ào ào, ầm ĩ. Tiếng mưa rơi hòa trong tiếng nhạc dương cầm giữa tiết trời se se lạnh, bình yên đến chán chường, đượm buồn. ''
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
4. ''Tết Trung Thu được biết đến là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Được biết, Tết Trung Thu năm 2021 sẽ rơi vào thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch (15/8/2021 lịch âm). Nhằm ngày Nhâm Thân, Tháng Đinh Dậu, Năm Tân Sửu.''
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
5.
''Cám Thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa, thì không khỏi ghen tỵ. Một hôm, Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị làm thế nào mà đẹp thế ?
Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
- Có muốn đẹp không để chị giúp !
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:
- Ngon ngỏn ngòn ngon ! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.
Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày ăn gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì kinh hoàng lăn đùng ra chết.''
(Trích ''Tấm Cám'')
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
Cùng làm bài nào
Gửi cả nhà nét nhạc vào mùa đoàn viên này nhé :3
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
E. Biểu cảm
Cùng làm bài nào
Gửi cả nhà nét nhạc vào mùa đoàn viên này nhé :3
Last edited: