- 13 Tháng sáu 2017
- 143
- 276
- 76
- 22
- Bắc Giang
- Đại Học Luật Hà Nội
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xin Chào các bạn!
Cũng sắp đến ngày 2/9 rồi phải ko! Mình muốn lập ra topic này để các bạn có thể viết lên những lời nói chân thành của mình gửi đến Bác-người cha già của dân tộc và mình cũng mong rằng: trên topic này sẽ giúp các bạn có thêm những bài viết hay để áp dụng vào bài học hay có thể làm những bài báo từng bài thơ ca ngợi bác. Ở đây các bạn có thể diễn tả sự chân thành của mình bằng lời văn lời thơ về chủ đề ca ngợi Hồ Chí Minh-Vị Lãnh tụ thiên tài dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về cuộc đời vĩ đại và kỳ diệu của Bác cần phải xây dựng cả một khoa học –khoa Hồ Chí Minh học. Nghiên cứu thơ văn của Người chỉ là một phụ lưu trong dòng sông khoa học lớn đó. Hiểu được bác cặn kẽ chính là hiểu được dân tộc mình, con người Việt Nam mình để thêm tin tưởng vững bước tiến lên trên con đường mà Bác và dân tộc đã chọn.
Đọc thơ văn Bác, ta sẽ thấy được cái tầm vóc vĩ đại của Người, nhưng không phải vì thế đứng đàng xa để chiêm ngưỡng, tôn sảng mà phải tìm thấy những phẩm chất của mình có ở trong Bác, lấy cái cao đẹp của Người để thức tỉnh cái cao đẹp của ta.
Cuộc đời của bác là một bài thơ tuyệt đẹp. Gọi Bác là nhà thơ lớn cũng chưa đủ bởi vì bác không những là một nhà thơ, Bác còn là người sang tạo ra ngọn nguồn của thơ ca, nghệ thuật. Cuộc đời của Bác trong suốt như pha lê. Đó là bộ óc minh mẫn nhất của thế kỷ. Trong khi sang tạo ra thiên anh hùng ca lớn với những chiến công chói ngời cách mạng, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh long trời, đem lại những đổi đời kỳ diệu cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã biến đời mình thành một bài thơ lớn. ‘’ Người cách mạng lão thành này, ngay giữa cuộc đời mình đã đi vào truyền thuyết ‘’. Cuộc sống của Người là một bài thơ đầy nét anh hùng ca giống như cuộc đấu tranh của dân tộc Người (Prômêtê Dgêtovơ).
Con người thần thoại này đã là nguồn cảm xúc bất tận cho không biết bao nhiêu tác phẩm thơ văn nhạc họa ra đời. Hồ Chí Minh có một tâm hồn nghệ sĩ lớn, Người yêu cái đẹp. Ta đã từng biết anh Ba mê mải ngắm mặt trời mọc trên biển mỗi sáng ra sao. Ngồi trong ngục tối, Người tù Hồ Chí Minh thưởng thức một ánh trăng len lỏi qua khe cửa hở của nhà lao, lắng nghe được tiếng thủ thỉ của hương hoa ngoài ngục bay vào. Người không câu leejkhi tiếp xúc với văn hóa, văn minh nhân loại để hút lấy cái tinh chất của cổ kim đông tây. Người có một tình cảm lớn, nhạy cảm, hiểu người, biết cuộc sống của nhân dân. Cách mạng đã trở thành nghệ thuật và thấm sâu vào tâm hồn Bác, Bác chính là một hình tượng nghệ thuật đẹp. Tiếp xúc với Bác, ta như tiếp cận một tác phẩm nghệ thuật lớn có tác dụng cảm hóa nhanh. Dân ta gọi người là Ông Tiên có nhiều phép lạ, thế giới gọi Người là ‘’ Nhân vật thần thoại’’ , ‘’vuwnanh hùng không nghĩ tới mình’’. Nhưng cao hơn hết Bác là Người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, đồng thời là một nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật. ‘’ Từ những năm đất nước còn bị xiềng xích đã vang dội những tác phẩm chiến đấu rực lửa của Hồ Chủ tịch. Qua mấy chục năm chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập của Tổ Quốc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động, nhiều bài thơ, bài văn của Người là viên ngọc vô giá trong nền văn học Việt Nam’’.
Người nghệ sĩ và chên sĩ ở trong Bác là một, nhưng thống nhất trên nguyên tắc: thứ nhất là người chiến sĩ, người nghệ sĩ ở hàng thứ hai. Người nghệ sĩ dùng nghệ thuật làm lợi khí ‘’Bác Hồ lãnh đạo chiến tranh bằng vần thơ’’, có lẽ lần đầu tiên trên thế giới người ta được thấy một vị nguyên thủ kết hợp chặt chẽ văn học với chính trị. Rônêđotơr-một nhà thơ Haiti đã viết: ‘’Trong những bài thơ ấy, chúng ta tìm thấy một nghệ sĩ lớn. Nhưng nếu sai lầm chúng ta nêu một cách rõ rệt qua những vần thơ này, đâu là cách mạng, đâu là nhà thơ’’.
Mang một quan điểm nghệ thuật tiên tiến, thơ văn với Hồ Chí Minh là ‘’thép’’ và nhà thơ ‘’ phải biết xung phong’’. Bác làm thơ, làm văn không bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Người ta kể rằng thời niên thiếu, Người rất thích hai câu thơ trong ‘’Tùy viên thi thoại’’ mà Cụ Phan Bội Châu và Cụ thân sinh cùng ngâm: ‘’Mỗi phạn thất vong duy trúc bạch, Lập thân tối hạ thị văn chương’’. Thế là đã rõ giữa mục đích và phương tiện của văn chương, Người hướng tới cái thứ hai. Trên con đường trông gai tìm hình cho Tổ Quốc, ‘’ Người đã nhỡ tay đánh rơi những tác phẩm nghệ thuật của mình vào kho tàng văn học Việt Nam’’.
-Dangtp Lan- HMforum
Cũng sắp đến ngày 2/9 rồi phải ko! Mình muốn lập ra topic này để các bạn có thể viết lên những lời nói chân thành của mình gửi đến Bác-người cha già của dân tộc và mình cũng mong rằng: trên topic này sẽ giúp các bạn có thêm những bài viết hay để áp dụng vào bài học hay có thể làm những bài báo từng bài thơ ca ngợi bác. Ở đây các bạn có thể diễn tả sự chân thành của mình bằng lời văn lời thơ về chủ đề ca ngợi Hồ Chí Minh-Vị Lãnh tụ thiên tài dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về cuộc đời vĩ đại và kỳ diệu của Bác cần phải xây dựng cả một khoa học –khoa Hồ Chí Minh học. Nghiên cứu thơ văn của Người chỉ là một phụ lưu trong dòng sông khoa học lớn đó. Hiểu được bác cặn kẽ chính là hiểu được dân tộc mình, con người Việt Nam mình để thêm tin tưởng vững bước tiến lên trên con đường mà Bác và dân tộc đã chọn.
Đọc thơ văn Bác, ta sẽ thấy được cái tầm vóc vĩ đại của Người, nhưng không phải vì thế đứng đàng xa để chiêm ngưỡng, tôn sảng mà phải tìm thấy những phẩm chất của mình có ở trong Bác, lấy cái cao đẹp của Người để thức tỉnh cái cao đẹp của ta.
Cuộc đời của bác là một bài thơ tuyệt đẹp. Gọi Bác là nhà thơ lớn cũng chưa đủ bởi vì bác không những là một nhà thơ, Bác còn là người sang tạo ra ngọn nguồn của thơ ca, nghệ thuật. Cuộc đời của Bác trong suốt như pha lê. Đó là bộ óc minh mẫn nhất của thế kỷ. Trong khi sang tạo ra thiên anh hùng ca lớn với những chiến công chói ngời cách mạng, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh long trời, đem lại những đổi đời kỳ diệu cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã biến đời mình thành một bài thơ lớn. ‘’ Người cách mạng lão thành này, ngay giữa cuộc đời mình đã đi vào truyền thuyết ‘’. Cuộc sống của Người là một bài thơ đầy nét anh hùng ca giống như cuộc đấu tranh của dân tộc Người (Prômêtê Dgêtovơ).
Con người thần thoại này đã là nguồn cảm xúc bất tận cho không biết bao nhiêu tác phẩm thơ văn nhạc họa ra đời. Hồ Chí Minh có một tâm hồn nghệ sĩ lớn, Người yêu cái đẹp. Ta đã từng biết anh Ba mê mải ngắm mặt trời mọc trên biển mỗi sáng ra sao. Ngồi trong ngục tối, Người tù Hồ Chí Minh thưởng thức một ánh trăng len lỏi qua khe cửa hở của nhà lao, lắng nghe được tiếng thủ thỉ của hương hoa ngoài ngục bay vào. Người không câu leejkhi tiếp xúc với văn hóa, văn minh nhân loại để hút lấy cái tinh chất của cổ kim đông tây. Người có một tình cảm lớn, nhạy cảm, hiểu người, biết cuộc sống của nhân dân. Cách mạng đã trở thành nghệ thuật và thấm sâu vào tâm hồn Bác, Bác chính là một hình tượng nghệ thuật đẹp. Tiếp xúc với Bác, ta như tiếp cận một tác phẩm nghệ thuật lớn có tác dụng cảm hóa nhanh. Dân ta gọi người là Ông Tiên có nhiều phép lạ, thế giới gọi Người là ‘’ Nhân vật thần thoại’’ , ‘’vuwnanh hùng không nghĩ tới mình’’. Nhưng cao hơn hết Bác là Người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, đồng thời là một nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật. ‘’ Từ những năm đất nước còn bị xiềng xích đã vang dội những tác phẩm chiến đấu rực lửa của Hồ Chủ tịch. Qua mấy chục năm chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập của Tổ Quốc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động, nhiều bài thơ, bài văn của Người là viên ngọc vô giá trong nền văn học Việt Nam’’.
Người nghệ sĩ và chên sĩ ở trong Bác là một, nhưng thống nhất trên nguyên tắc: thứ nhất là người chiến sĩ, người nghệ sĩ ở hàng thứ hai. Người nghệ sĩ dùng nghệ thuật làm lợi khí ‘’Bác Hồ lãnh đạo chiến tranh bằng vần thơ’’, có lẽ lần đầu tiên trên thế giới người ta được thấy một vị nguyên thủ kết hợp chặt chẽ văn học với chính trị. Rônêđotơr-một nhà thơ Haiti đã viết: ‘’Trong những bài thơ ấy, chúng ta tìm thấy một nghệ sĩ lớn. Nhưng nếu sai lầm chúng ta nêu một cách rõ rệt qua những vần thơ này, đâu là cách mạng, đâu là nhà thơ’’.
Mang một quan điểm nghệ thuật tiên tiến, thơ văn với Hồ Chí Minh là ‘’thép’’ và nhà thơ ‘’ phải biết xung phong’’. Bác làm thơ, làm văn không bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Người ta kể rằng thời niên thiếu, Người rất thích hai câu thơ trong ‘’Tùy viên thi thoại’’ mà Cụ Phan Bội Châu và Cụ thân sinh cùng ngâm: ‘’Mỗi phạn thất vong duy trúc bạch, Lập thân tối hạ thị văn chương’’. Thế là đã rõ giữa mục đích và phương tiện của văn chương, Người hướng tới cái thứ hai. Trên con đường trông gai tìm hình cho Tổ Quốc, ‘’ Người đã nhỡ tay đánh rơi những tác phẩm nghệ thuật của mình vào kho tàng văn học Việt Nam’’.
-Dangtp Lan- HMforum
Last edited by a moderator: