Toán 12 Chọn mệnh đề đúng.

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho hệ phương trình : +[tex]3x^{2} - 2y^{2} - xy + 12x -17y-15=0[/tex]
+[tex]\sqrt{2-x} + \sqrt{6-x-x^{2}} = y+\sqrt{2y+5}-\sqrt{y+4}[/tex]
(x;y thuộc R) . Cho biết hệ có nghiệm duy nhất ([tex]x_{0}[/tex] ; [tex]y_{0}[/tex]) . Chọn mệnh đề đúng.
A.[tex]y_{0}= x_{0}+2[/tex]
B. [tex]x_{0}=y_{0}+1[/tex]
C.[tex]x_{0}=2y_{0}[/tex]
D.[tex]y_{0}=x_{0}-4[/tex]
Mình cảm ơn trước . Chúc các bạn có buổi tối an lành.
 

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
Coi pt trên là ẩn x tham số y:
[tex]3x^2-(y-12)x-2y^2-17y-15=0[/tex]
[tex]\Delta =(5y+18)^2\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=y+1 & \\ x=\frac{-2y-15}{3} & \end{matrix}\right.[/tex]
Thấy ngay đáp án đúng
Nhưng để ăn chắc thì nhìn pt dưới, dựa vào ĐKXĐ ta thấy [tex]-3\leq x\leq 2;\: \: y\geq \frac{-5}{2}[/tex]
Nếu [tex]x=\frac{-2y-15}{2}[/tex] thì với mọi y xác định, x đều nhỏ hơn âm 3 (ko phù hợp ĐKXĐ)
Khỏi cần giải pt vô tỉ ở dưới cho mệt
 

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
Cho hệ phương trình : +[tex]3x^{2} - 2y^{2} - xy + 12x -17y-15=0[/tex]
+[tex]\sqrt{2-x} + \sqrt{6-x-x^{2}} = y+\sqrt{2y+5}-\sqrt{y+4}[/tex]
(x;y thuộc R) . Cho biết hệ có nghiệm duy nhất ([tex]x_{0}[/tex] ; [tex]y_{0}[/tex]) . Chọn mệnh đề đúng.
A.[tex]y_{0}= x_{0}+2[/tex]
B. [tex]x_{0}=y_{0}+1[/tex]
C.[tex]x_{0}=2y_{0}[/tex]
D.[tex]y_{0}=x_{0}-4[/tex]
Mình cảm ơn trước . Chúc các bạn có buổi tối an lành.
Mình thấy đề này hơi dở ở chỗ với giả thiết như này thì chỉ cần xử lí phương trình đầu của hệ là đã có ngay đáp án B rồi =))

Cơ mà nếu làm hoàn chỉnh thì làm thế này :
 

Attachments

  • received_403057693692528.jpeg
    received_403057693692528.jpeg
    57.1 KB · Đọc: 47

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
Mình thấy đề này hơi dở ở chỗ với giả thiết như này thì chỉ cần xử lí phương trình đầu của hệ là đã có ngay đáp án B rồi =))

Cơ mà nếu làm hoàn chỉnh thì làm thế này :
Bạn gái xinh đẹp ơi, cho mượn luôn cây kính lúp được không? Đọc mãi ko được chữ nào hết :(
 

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
Bạn gái xinh đẹp ơi, cho mượn luôn cây kính lúp được không? Đọc mãi ko được chữ nào hết :(
Không hiểu sao nó vẫn cứ nhỏ -.-
Anh kéo cái ảnh qua hẳn tab khác là coi đc
71940516_945323189159917_9030473583733768192_n.jpg

72957574_2531601693613835_4246457057730887680_n.jpg
 
  • Like
Reactions: Kỳ Thư

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Coi pt trên là ẩn x tham số y:
[tex]3x^2-(y-12)x-2y^2-17y-15=0[/tex]
[tex]\Delta =(5y+18)^2\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=y+1 & \\ x=\frac{-2y-15}{3} & \end{matrix}\right.[/tex]
Thấy ngay đáp án đúng
Nhưng để ăn chắc thì nhìn pt dưới, dựa vào ĐKXĐ ta thấy [tex]-3\leq x\leq 2;\: \: y\geq \frac{-5}{2}[/tex]
Nếu [tex]x=\frac{-2y-15}{2}[/tex] thì với mọi y xác định, x đều nhỏ hơn âm 3 (ko phù hợp ĐKXĐ)
Khỏi cần giải pt vô tỉ ở dưới cho mệt
Mình thấy đề này hơi dở ở chỗ với giả thiết như này thì chỉ cần xử lí phương trình đầu của hệ là đã có ngay đáp án B rồi =))

Cơ mà nếu làm hoàn chỉnh thì làm thế này :
Cảm ơn hai bạn giải giúp mình , phiền hai bạn có thể giải giúp mình ba câu này không?
1.Bất phương trình [tex]\sqrt{x^{2}-2x+3} -\sqrt{x^{2}-6x+11}> \sqrt{3-x}-\sqrt{x-1}[/tex] có tập nghiệm [tex]\left ( a ;\right b ][/tex] . Hỏi hiệu b-a có giá trị là bao nhiêu?
2. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số [tex]y=\frac{2}{3}x^{3}-(2m-3)x^{2}+2(m^{2}-3m)x+1[/tex] nghịch biến trên khoảng [tex]\left ( 1 ;\right3 )[/tex]?
3. Cho hàm số [tex]y = -x^{3}- (m-1)x^{2} + ( 2m^{2}+3m+2)x-1[/tex] với m là tham số thực . Trong các điều kiện sau của m , đâu là điều kiện đầy đủ nhất để hàm số nghịch biến ( 2;+ vô cùng )
A. [tex]\frac{-3}{2}\leq m\leq 2[/tex]
B. m thuộc R
C. [tex]m\geq 2[/tex]
D. [tex]m=\frac{-3}{2}[/tex] hoặc m=2
Mình xin cảm ơn hai bạn trước .
 

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
1/ ĐKXĐ: [tex]1\leq x\leq 3[/tex]
[tex]\sqrt{(x-1)^2+2}+\sqrt{x-1}>\sqrt{(3-x)^2+2}+\sqrt{3-x}[/tex]
Xét hàm [tex]f(t)=\sqrt{t^2+2}+\sqrt{t}[/tex] với [tex]t\geq 0[/tex] [tex]\Rightarrow f'(t)=\frac{t}{\sqrt{t^2+2}}+\frac{1}{2\sqrt{2}}>0\Rightarrow f(t)[/tex] đồng biến
[tex]\Rightarrow x-1>3-x\Rightarrow x>2\Rightarrow 2<x\leq 3[/tex]

2/ [tex]y'=f(x)=2x^2-2(2m-3)x+2(m^2-3m)[/tex] (1)
Để hs nghịch biến trên khoảng đã cho thì (1) có 2 nghiệm t/m: [tex]x_{1}<1<3<x_{2}[/tex] [tex]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} f(1)<0 & \\ f(3)<0 & \end{matrix}\right.[/tex]
Bạn tự thay số vào giải
3/ [tex]y'=f(x)=-3x^2-2(m-1)x+2m^2+3m+2[/tex]
[tex]ac<0\Rightarrow y'=0[/tex] luôn có 2 nghiệm trái dấu
Để hàm số nghịch biến trên khoảng đã cho thì [tex]x_{1}<x_{2}\leq 2[/tex] [tex]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} f(2)\leq 0& \\ \frac{S}{2}<2& \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 2m^2-m-6\leq 0 & \\ \frac{m-1}{-6}<2& \end{matrix}\right. \Rightarrow \frac{-2}{3}\leq m\leq 2[/tex]
Bạn tự kiểm tra lại
 

Kỳ Thư

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
716
878
126
Bình Định
Trường THPT Số 1 An Nhơn
Xét hàm f(t)=t2+2−−−−−√+t√f(t)=t2+2+tf(t)=\sqrt{t^2+2}+\sqrt{t} với t≥0t≥0t\geq 0 ⇒f′(t)=tt2+2√+122√>0⇒f(t)⇒f′(t)=tt2+2+122>0⇒f(t)\Rightarrow f'(t)=\frac{t}{\sqrt{t^2+2}}+\frac{1}{2\sqrt{2}}>0\Rightarrow f(t) đồng biến
Mình không hiểu chỗ này lắm ,bạn đặt t là gì vậy?
Bạn có thể giải thích giùm mình chỗ này được chứ? Tại sao không bé hơn hoặc bằng 3?
ac<0⇒y′=0ac<0⇒y′=0ac
Cho mình xin phần lý thuyết về việc ac<0 => y' =0 luôn cho nghiệm trái dấu. , và bạn có thể giải thích cho mình về việc bạn suy ra [tex]x_{1}< x_{2}\leq 2[/tex] được không?
Mình cảm ơn.
 

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
Bài đầu tiên là sử dụng tính chất pt đặc trưng, bạn thấy hàm của 2 vế BPT có dạng giống nhau nên đặt 1 hàm đại diện và khảo sát tính đơn điệu của nó. Nếu 1 hàm đồng biến trên R thì [tex]f(a)>f(b)\Leftrightarrow a>b[/tex], ở đây [tex]f(x-1)>f(3-x)[/tex] nên suy ra [tex]x-1>3-x[/tex]
Bạn có thể tự tìm hiểu thêm về loại pt đặc trưng này, ứng dụng khá nhiều.
Bài 2 thực chất mình chưa kiểm tra nghiệm tại 2 mút có thỏa hay ko (bạn tự kiểm tra), lúc đó 1 mắt đang mải nhìn màn hình TV
Bài 3 thì sử dụng lý thuyết của pt bậc 2 hồi lớp 9 thôi mà. Để suy ra cái đằng sau thì dựa vào đồ thị hàm bậc 3, ở đây hàm bậc 3 có hệ số của x^3 âm nên nó sẽ nghịch biến trên miền [tex](x_{2};+\infty )[/tex] với [tex]x_2[/tex] là nghiệm lớn hơn của pt [tex]f'(x)=0[/tex] (bạn phác thảo BBT ra là thấy)
Còn 1 trường hợp khác cũng thỏa mãn là hàm nó nghịch biến luôn trên toàn R nếu f'(x)=0 vô nghiệm, nhưng ở bài này ko xảy ra.
 
  • Like
Reactions: Kỳ Thư
Top Bottom