Mình cũng có
- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông
- Con cá đối nằm trên cối đá
Chim vàng lông đậu giữa vồng lang
- Kia mấy cây mía
Có vài cái vò
Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt.
Lọc lừa lương lẹo lại lên lương!
Thầy giáo tháo giày.
Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua?!!!
Thầy tu thù tây, cạo đầu cầu đạo.
- Đêm ba mươi , người nhái bơi ếch vào bắt cóc, cóc bắt được ai, người nhái ngồi trơ mắt ếch.
Chia cắt hai chữ lẽ ra phải được nối liền nhau, một chữ đặt ở cuối câu "lục" và chữ kia ở đầu câu "bát" nhằm mang ý nghĩa trào phúng cho một trong hai câu thơ. Ý nghĩa này khác hẳn với nghĩa của cả hai câu nếu đọc liền một mạch. Chẳng hạn như:
Chị em nô nức đặt vòng
Hoa mồ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn
hoặc
Chị em mặc váy đánh cầu
Lông bay phơ phất trên đầu các anh
Có khi cái tên được ngắt làm đôi, như câu thơ ngợi khen cậu Nguyễn Trùng Dương đã oanh liệt chiếm giải đô vật trong một hội xuân ở tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng
Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh
Thêm hay bớt, hoặc đổi dấu ở những chữ phải hiệp vần trong thơ để câu thơ trở nên hài hước và mang dụng ý châm chọc, rồi ghi bí chú bên dưới:
Liên Xô rất đỗi tự hào
Anh Ga Ra Rỉn bay vào vũ tru
(bí chú: Ga ra rin bay vào vũ trụ)
hoặc
Mừng ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ chúng ta vung lền
(bí chú: vùng lên)
hoặc
Phụ nữ thường rất hay lười
Riêng em, anh thấy là người cần cu
(bí chú: cần cù)
hoặc
Trung ương chỉ thị ba cùng
Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân
(bí chú: quần chúng)
"Ba cùng" ở đây là sách lược "cùng ăn, cùng ở, cùng làm". Nhân dân đã đói đến nỗi quần phải chùng mà còn bị các ông đảng viên bám vào thì chịu sao cho thấu.
Câu thơ thiếu một chữ khiến điều muốn diễn tả hóa thành khôi hài:
Anh đi em ở lại nhà
Cửa mình em mở người ra kẻ vào
(bí chú: cửa nhà mình)
Cố ý dùng chữ không đúng với luật bằng trắc của thơ lục bát khiến người đọc phải tự động nghĩ đến một chữ khác hợp với luật thơ:
Đồng xuân nô nức tiếng đồn
Có cô bán trứng vịt lộn rất to
hoặc
Khoai luộc tiếp tế chiến khu
Chị em bóc thử một củ ăn liền
Gói ghém hình ảnh dung tục:
Con đò dịch *** sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra
hoặc như trong hai câu tả chị em du kích:
Má kề nòng súng thẳng đơ
Tay thuôn chị cứ bóp cò sướng chưa?
Có một giai thoại kể rằng nhà thơ Bùi Giáng đã ứng khẩu bài thơ mang hơi hướng Bút tre khi bị nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn VN, và nữ sĩ Thu Ba cố nài ép:
“Thu Ba khen ngợi Thu Bồn
Thu Bồn cảm động sờ vai Thu Ba”
Nữ sĩ Thu Ba chê thơ lục bát gì mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn, Bùi Giáng đáp tỉnh queo: “Thì sức tôi chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào!”. Kết quả là…
Không biết anh bạn lơ mơ của tôi "cóp" theo tài liệu nào mà nói có bài có bản quá! Ngừng một lát, anh bạn lơ mơ của tôi nói tán rộng thêm rằng mượn thơ có sẳn rồi chế lại theo phong cách Bút Tre đôi khi nghe cũng ngồ ngộ. Ví dụ bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan có mấy câu như thế nầy:
“Nàng có ba người anh đi bộ đội
những em nàng
có em chưa biết nói
khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người vệ quốc quân
xa gia đình
yêu nàng như tình yêu em gái”
Ngắt chữ cuối câu trên gắn vào đầu câu dưới sẽ thành:
“Nàng có ba người anh đi bộ
đội những em
nàng có em chưa biết
nói khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người vệ quốc
quân xa gia đình
yêu nàng như tình yêu em gái”
Khi tôi nhắc tuồng rằng thì là… hôm nay là ngày 8/3, Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, anh bạn lơ mơ tủm tỉm cười một chập, sau đó mới đọc nho nhỏ chỉ đủ hai người nghe:
“Sáng ra em đã xách mu (mũ)
Cửa nhà bề bộn bỏ cu (cù) sao đành!”
Tôi cũng có 2 câu nhưng đọc nho nhỏ chỉ đủ… một người nghe:
“Hôm nay mùng tám tháng bà (ba)
Vu vơ anh hát rằng... wà (wa) ái nì!”