- 28 Tháng năm 2019
- 547
- 234
- 101
- 18
- Thái Nguyên
- HOCMAI FORUM
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Năm Giáp Tí (1384) đời vua Trần Phế Đế, thầy Tuệ Tĩnh tháp tùng sứ bộ sang nhà Minh (Trung Quốc), lúc này ông đã 55 tuổi.
Chính trong thời gian lưu lại Yên Kinh, xảy ra một sự kiện trọng đại làm chuyển hướng đời ông…
Số là, Minh Thái Tổ Hoàng Đế rất sủng ái người vợ là Tống Vương Phi, chẳng may bà bị sản hậu nguy kịch, chỉ còn chờ chết vì các Thái y đã bó tay. Những danh y tài giỏi khắp nơi được mời vào cung chữa trị nhưng cũng đều lắc đầu chịu thua… Vào chầu, nghe được tin ấy, lòng từ tâm của Tuệ Tĩnh dâng trào. Mặc dầu không phải sứ mệnh của mình, và rất nguy hiểm nếu như không chữa xong, bà phi có mệnh hệ gì thì mọi tội lỗi sẽ đổ ập lên đầu. Vậy mà “thấy bệnh không thể không cứu “, Tuệ Tĩnh mạnh dạn tấu lên Hoàng đế, xin được thăm bệnh…
Còn nước còn tát, vua Minh vẫn nuôi hy vọng, nên mừng rỡ đích thân dắt ông vào cung Vương Phi. Tuệ Tĩnh, khi còn ở quê nhà, vốn đã từng cứu chữa cho nhiều trường hợp bệnh sản ngặt nghèo, thập tử nhất sinh. Bởi vì sản phụ cần cứu giúp thường là nông dân nghèo, lao động nặng nhọc, thiếu ăn thiếu mặc, vệ sinh yếu kém nên khi ngã bênh còn trầm trọng hơn nhiều. Vậy mà, chỉ với những loại thuốc Nam dễ kiếm, rẻ tiền, pha chế đơn giản, Tuệ Tĩnh đã cứu sống họ cả… Lần này cũng vậy, thăm mạch, chuẩn bệnh xong, ông dùng những dược liệu mang theo từ quê nhà, sắc nấu cho bà Phi uống. Dần dà, bệnh thuyên giảm rồi Vương Phi bình phục như trước.
Vua Minh mừng khôn kể, các quan Ngự y trong Thái Y Viện thì hết sức bội phục Tuệ Tĩnh. Minh Hoàng đế phong tặng ông là ĐẠI Y THIỀN SƯ, cho giữ chức Y Tư Cửu Phẩm và nhất quyết buộc ông ở lại triều định, không cho về nước nữa.
Sau này, ông mất ở Giang Nam ,Trung Quốc. Tương truyền, vua Minh rất thương tiếc, sai chôn cất lập mộ tử tế, lại còn dựng bia ký kỷ niệm.
300 năm sau (1690), sứ thần Nguyễn Danh Nho, người cùng làng với Tuệ Tĩnh nhân sang triều cống mới để tâm tìm kiếm, tình cờ đến Giang Nam mới gặp được mộ táng của Tuệ Tĩnh, bấy giờ đã rêu phong đổ nát cả. Lần sờ quanh tấm mộ chí, họ phát hiện lưng bia có khắc dòng chữ, mà khi đọc lên phải nghẹn ngào rơi lệ “ Về sau, có ai bên nước nhà sang, nhờ cho mang hài cốt tôi về với. “
Thật quá xót xa!... Đúng là “tài danh bạc mệnh” như người xưa thường nói phải không các bạn ? Một bậc Thánh Y nước Việt, tên tuổi lẫy lừng cả hải ngoại, suốt đời cứu sống biết bao sinh mạng, mà cuối cùng phải chết nơi đất khách quê người, lòng vẫn mong ngày hồi cố quốc… Thương tâm thay !
Chính trong thời gian lưu lại Yên Kinh, xảy ra một sự kiện trọng đại làm chuyển hướng đời ông…
Số là, Minh Thái Tổ Hoàng Đế rất sủng ái người vợ là Tống Vương Phi, chẳng may bà bị sản hậu nguy kịch, chỉ còn chờ chết vì các Thái y đã bó tay. Những danh y tài giỏi khắp nơi được mời vào cung chữa trị nhưng cũng đều lắc đầu chịu thua… Vào chầu, nghe được tin ấy, lòng từ tâm của Tuệ Tĩnh dâng trào. Mặc dầu không phải sứ mệnh của mình, và rất nguy hiểm nếu như không chữa xong, bà phi có mệnh hệ gì thì mọi tội lỗi sẽ đổ ập lên đầu. Vậy mà “thấy bệnh không thể không cứu “, Tuệ Tĩnh mạnh dạn tấu lên Hoàng đế, xin được thăm bệnh…
Còn nước còn tát, vua Minh vẫn nuôi hy vọng, nên mừng rỡ đích thân dắt ông vào cung Vương Phi. Tuệ Tĩnh, khi còn ở quê nhà, vốn đã từng cứu chữa cho nhiều trường hợp bệnh sản ngặt nghèo, thập tử nhất sinh. Bởi vì sản phụ cần cứu giúp thường là nông dân nghèo, lao động nặng nhọc, thiếu ăn thiếu mặc, vệ sinh yếu kém nên khi ngã bênh còn trầm trọng hơn nhiều. Vậy mà, chỉ với những loại thuốc Nam dễ kiếm, rẻ tiền, pha chế đơn giản, Tuệ Tĩnh đã cứu sống họ cả… Lần này cũng vậy, thăm mạch, chuẩn bệnh xong, ông dùng những dược liệu mang theo từ quê nhà, sắc nấu cho bà Phi uống. Dần dà, bệnh thuyên giảm rồi Vương Phi bình phục như trước.
Vua Minh mừng khôn kể, các quan Ngự y trong Thái Y Viện thì hết sức bội phục Tuệ Tĩnh. Minh Hoàng đế phong tặng ông là ĐẠI Y THIỀN SƯ, cho giữ chức Y Tư Cửu Phẩm và nhất quyết buộc ông ở lại triều định, không cho về nước nữa.
Sau này, ông mất ở Giang Nam ,Trung Quốc. Tương truyền, vua Minh rất thương tiếc, sai chôn cất lập mộ tử tế, lại còn dựng bia ký kỷ niệm.
300 năm sau (1690), sứ thần Nguyễn Danh Nho, người cùng làng với Tuệ Tĩnh nhân sang triều cống mới để tâm tìm kiếm, tình cờ đến Giang Nam mới gặp được mộ táng của Tuệ Tĩnh, bấy giờ đã rêu phong đổ nát cả. Lần sờ quanh tấm mộ chí, họ phát hiện lưng bia có khắc dòng chữ, mà khi đọc lên phải nghẹn ngào rơi lệ “ Về sau, có ai bên nước nhà sang, nhờ cho mang hài cốt tôi về với. “
Thật quá xót xa!... Đúng là “tài danh bạc mệnh” như người xưa thường nói phải không các bạn ? Một bậc Thánh Y nước Việt, tên tuổi lẫy lừng cả hải ngoại, suốt đời cứu sống biết bao sinh mạng, mà cuối cùng phải chết nơi đất khách quê người, lòng vẫn mong ngày hồi cố quốc… Thương tâm thay !