Toán 11 Cho tập $M$ gồm $n$ phần tử ...

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University

Tạ Đặng Vĩnh Phúc

Cựu Trưởng nhóm Toán
Thành viên
10 Tháng mười một 2013
1,559
2,715
386
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Cho tập hợp $M$ gồm $n$ phần tử. Với 2 tập con $A;B$ tùy ý của $M$, tính số phần tử tập [tex]A\cap B[/tex].
Tính tổng của tất cả các số phần tử của mọi giao có thể gồm 2 tập con của $M$.
Với 2 tập con tùy ý của M thì giao của chúng cho bao nhiêu phần tử thì có trời mới biết.

Câu hỏi chính chắc là "Tính tổng của tất cả các số phần tử của mọi giao có thể gồm 2 tập con của $M$"
Rồi, nếu anh hiểu câu hỏi như em nói thì:
Với A giao B ta có thể được tập 0 phần tử, 1 phần tử, 2 phần tử, ... n phần tử:
Như vậy ta phải tính $1.0 + 1.C_{n}^{1} + 2.C_{n}^{2}+ 3.C_{n}^{3} + ... + nC_{n}^{n}$ ?

Để tính biểu thức trên, giả sử:
$f(x) = (x+1)^n = C_n^0x^0 + C_n^1x + C_n^2x^2 ... + C_n^nx^n$
$f'(x) = n(x+1)^{n-1} = C_n^1 + 2C_n^2x ... + nC_n^nx^{n-1}$
Vậy, kết quả của tổng trên là: $f'(1) = n2^{n-1}$ ?
 
Last edited:

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
22
Du học sinh
Foreign Trade University
Với 2 tập con tùy ý của M thì giao của chúng cho bao nhiêu phần tử thì có trời mới biết.

Câu hỏi chính chắc là "Tính tổng của tất cả các số phần tử của mọi giao có thể gồm 2 tập con của $M$"
Rồi, nếu anh hiểu câu hỏi như em nói thì:
Với A giao B ta có thể được tập 0 phần tử, 1 phần tử, 2 phần tử, ... n phần tử:
Như vậy ta phải tính $1.0 + 1.C_{n}^{1} + 2.C_{n}^{2}+ 3.C_{n}^{3} + ... + nC_{n}^{n}$ ?

Để tính biểu thức trên, giả sử:
$f(x) = (x+1)^n = C_n^0x^0 + C_n^1x + C_n^2x^2 ... + C_n^nx^n$
$f'(x) = n(x+1)^{n-1} = C_n^0x^0 + C_n^1 + 2C_n^2x ... + nC_n^nx^{n-1}$
Vậy, kết quả của tổng trên là: f'(1) = n2^{n-1} ?
anh ơi nhưng mà đáp án nó là $n.4^{n-1}$ cơ anh ạ, anh lại xem giúp em với :<
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Cho tập hợp $M$ gồm $n$ phần tử. Với 2 tập con $A;B$ tùy ý của $M$, tính số phần tử tập [tex]A\cap B[/tex].
Tính tổng của tất cả các số phần tử của mọi giao có thể gồm 2 tập con của $M$.
Bổ đề: Có $3^n$ cách chọn 2 tập con không giao nhau từ $1$ $n$-tập
Chứng minh: Chọn từ tập mẹ một tập con gồm $k$ phần tử có $C^k_n$ cách. Từ $n-k$ phần tử còn lại của tập mẹ ta chọn thêm một tập con nữa, có $2^{n-k}$ cách. Vậy ta có $\sum\limits_{k=0}^n C^k_n 2^{n-k}$ cách chọn như vậy
Ta có $$3^n = (2+1)^n = \sum_{k=0}^n C^k_n 2^{n-k}$$
Hoàn tất chứng minh.
Áp dụng: Từ tập $M$ ta chọn 1 tập con là $K$ có $k$ phần tử. Từ $n-k$ phần tử con lại ta lập thêm 2 tập con không giao nhau nữa là $A'$ và $B'$, thì ta có thể chọn $A = A' \cup K$ và $B = B' \cup K$. Do đó số cách chọn $A$, $B$ sao cho $A \cap B = K$ có $k$ phần tử là $C^k_n \cdot 3^{n-k}$, tổng số phần tử của các $k$-tập có thể lập ra là $k C^k_n \cdot 3^{n-k}$. Tóm lại ta cần tính tổng $$\sum_{k=0}^n k C^k_n 3^{n-k}$$
Xét $\displaystyle (3+x)^n = \sum\limits_{k=0}^n C^k_n 3^{n-k} x^k$
Đạo hàm hai vế thu được $n(3+x)^{n-1} = \sum\limits_{k=0}^n k C^k_n 3^{n-k} x^{k-1}$
Thay $x = 1$ ta suy ra $\sum\limits_{k=0}^n k C^k_n 3^{n-k} = n4^{n-1}$
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
Bổ đề: Có $3^n$ cách chọn 2 tập con không giao nhau từ $1$ $n$-tập
Chứng minh: Chọn từ tập mẹ một tập con gồm $k$ phần tử có $C^k_n$ cách. Từ $n-k$ phần tử còn lại của tập mẹ ta chọn thêm một tập con nữa, có $2^{n-k}$ cách. Vậy ta có $\sum\limits_{k=0}^n C^k_n 2^{n-k}$ cách chọn như vậy
Ta có $$3^n = (2+1)^n = \sum_{k=0}^n C^k_n 2^{n-k}$$
Hoàn tất chứng minh.
Áp dụng: Từ tập $M$ ta chọn 1 tập con là $K$ có $k$ phần tử. Từ $n-k$ phần tử con lại ta lập thêm 2 tập con không giao nhau nữa là $A'$ và $B'$, thì ta có thể chọn $A = A' \cup K$ và $B = B' \cup K$. Do đó số cách chọn $A$, $B$ sao cho $A \cap B = K$ có $k$ phần tử là $C^k_n \cdot 3^{n-k}$, tổng số phần tử của các $k$-tập có thể lập ra là $k C^k_n \cdot 3^{n-k}$. Tóm lại ta cần tính tổng $$\sum_{k=0}^n k C^k_n 3^{n-k}$$
Xét $\displaystyle (3+x)^n = \sum\limits_{k=0}^n C^k_n 3^{n-k} x^k$
Đạo hàm hai vế thu được $n(3+x)^{n-1} = \sum\limits_{k=0}^n k C^k_n 3^{n-k} x^{k-1}$
Thay $x = 1$ ta suy ra $\sum\limits_{k=0}^n k C^k_n 3^{n-k} = n4^{n-1}$
Tái bút: Có thể không xài đạo hàm mà tách như sau:
$$kC^k_n 3^{n-k} = \dfrac{k \cdot n!}{(n-k)! \cdot k!} \cdot 3^{n-k} = \dfrac{(n-1)! \cdot n}{[(n-1)-(k-1)]! \cdot (k-1)!} \cdot 3^{n-k} = nC^{k-1}_{n-1} \cdot 3^{n-k}$$
Tới đây xét khai triển $(3+x)^{n-1}$ là được!
 
  • Like
Reactions: Vũ Đức Uy
Top Bottom