1. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Từ H kẽ HN thẳng góc AC, HM thẳng góc AB.
a. CM AH=MN
b. Gọi D là điểm đối xứng của H qua M,E là điểm đối xứng của H qua N. CM A là trung điểm của DE.
c. CM: BC^2=BD^2+CE^2+2BH*CH
a, Xét tứ giác AMHN có ba góc vuông ở các đỉnh A,M,N nên tứ giác AMHN là hình chữ nhật
=> AH=MN ( hai đường chéo trong hình chữ nhật)
b,Do H đối xứng với D qua điểm M nên DM=MH mà góc AMH vuông nên Am vừa là đường trung tuyến , vừa là đường cao trong tam giác AHD nên tam giác ADH cân ở A
=> Am cũng đồng thời là tia phân giác của góc DAH.
=> Góc DAM = Góc MAH= 1/2 góc DAH
Tương tự với tam giác AHE có:
Góc HAC= góc CAE = 1/2 góc HAE
=> Góc DAH + góc HAE = 2 x ( MAH + HAN) = 2 x ( 90 độ ) = 180 độ
=> 3 điểm D,A,E thẳng hàng mà DA = AE ( =AH)
=> A là trung điểm DE.
c,
Chứng minh giống phần b thì tam giác BDH cân ở B
=> BD=BH
Tương tự HC=CE
Áp dụng hằng đẳng thức ta có :
[tex]BC^2=(BH+HC)^2=BH^2+2 BH\times HC + HC^2 = BD^2+2BH\times CH+CE^2[/tex] ( thay BD=HB và CH=CE)