Toán 7 Cho tam giác ABC vuông tại A. Từ A kẻ AH vuông góc với BC

Ba chấm

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười hai 2021
72
78
36
  • Like
Reactions: chi254

chi254

Cựu Mod Toán
Thành viên
12 Tháng sáu 2015
3,306
3
4,627
724
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
cho tam giác ABC vuông tại A. Từ A kẻ AH vuông góc với BC. Treen cạnh BC lấy điểm E sao cho BE=BA. Kẻ EK vuông góc với AC(K thuộc AC). CMR AK=AH
giải chi tiết giúp e ạ! e cảm ơn ạ!
261773558_968985090355591_5141134455119686800_n-png.195745


Ta có: $\Delta ABE$ có $AB = BE$ nên $\Delta ABE$ cân. $\Rightarrow \widehat{BAE}=\widehat{BEA} (1)$
Lại có: $\widehat{AEK}+\widehat{EAK} = 90^o\\
\widehat{BAE}+\widehat{EAK} = 90^o$
$\Rightarrow \widehat{BAE}=\widehat{AEK} (2)$
Từ (1) và (2) có $\widehat{BEA}=\widehat{AEK}$
Xét $\Delta AEH = \Delta AEK$ ( cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra: $AH = AK$

P/s: Hình của chị TMOD đẹp trai @vangiang124 nha em :D
Có gì không hiểu thì em hỏi lại nha
Ngoài ra, em tham khảo kiến thức tại topic này nha
https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
 

Attachments

  • 261773558_968985090355591_5141134455119686800_n.png
    261773558_968985090355591_5141134455119686800_n.png
    24.3 KB · Đọc: 78
Last edited:

chi254

Cựu Mod Toán
Thành viên
12 Tháng sáu 2015
3,306
3
4,627
724
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
2 dòng của phần lại có sao suy ra đc 90 độ vậy ạ?
1) Trong tam giác $AEK$ có:
$\widehat{AEK}+\widehat{EAK} + \widehat{AKE} = 180^o\\
\Leftrightarrow \widehat{AEK}+\widehat{EAK} +90^o = 180^o\\
\Leftrightarrow \widehat{AEK}+\widehat{EAK} = 90^o$

2) $\widehat{BAE}+\widehat{EAK} = \widehat{BAC}= 90^o$
 

Ba chấm

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười hai 2021
72
78
36
Ta có: $\Delta ABE$ có $AB = BE$ nên $\Delta ABE$ cân. $\Rightarrow \widehat{BAE}=\widehat{BEA} (1)$
Lại có: $\widehat{AEK}+\widehat{EAK} = 90^o\\
\widehat{BAE}+\widehat{EAK} = 90^o$
$\Rightarrow \widehat{BAE}=\widehat{AEK} (2)$
Từ (1) và (2) có $\widehat{BEA}=\widehat{AEK}$
Xét $\Delta AEH = \Delta AEK$ ( cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra: $AH = AK$

Có gì không hiểu thì em hỏi lại nha
Ngoài ra, em tham khảo kiến thức tại topic này nha
https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
vậy còn cãi chỗ xét tam giác e mới tìm đc AHE=AKE và AE chung, nhưng mà còn 1 ý nx là gì vậy ạ?
 
  • Like
Reactions: vangiang124

vangiang124

Cựu TMod Toán
Thành viên
22 Tháng tám 2021
1,199
2,902
346
21
Gia Lai
THPT Chuyên Hùng Vương
vậy còn cãi chỗ xét tam giác e mới tìm đc AHE=AKE và AE chung, nhưng mà còn 1 ý nx là gì vậy ạ?
$\widehat{AHE}=\widehat{AKE}=90 ^\circ$
Vì 2 tam giác này vuông nên có trường hợp "cạnh huyền-góc nhọn" nha em. Mà $\widehat{BEA}=\widehat{AEK}$ (Cmt) nên suy ra được 2 tam giác bằng nhau nha em

Còn gì thắc mắc thì trao đổi thêm nha
 
Last edited:

Ba chấm

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười hai 2021
72
78
36
Vì 2 tam giác này vuông nên có trường hợp "cạnh huyền-góc nhọn" nha em, nên chỉ cần 2 ý đó là đủ rồi nè. Em tìm hiểu thêm các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông nhenn em.

Còn gì thắc mắc thì trao đổi thêm nha
ơ vậy thì cái (1) và (2) em thấy k dùng, vậy để làm gì vậy ạ?
 

vangiang124

Cựu TMod Toán
Thành viên
22 Tháng tám 2021
1,199
2,902
346
21
Gia Lai
THPT Chuyên Hùng Vương

Ba chấm

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười hai 2021
72
78
36
vậy thì là xét tam giác AHE=tam giác AKE có
AHE=AKE
AE chung
BEA=AEK
=> 2 tam giác...= nhau
có đúng vậy k ạ?
 

vangiang124

Cựu TMod Toán
Thành viên
22 Tháng tám 2021
1,199
2,902
346
21
Gia Lai
THPT Chuyên Hùng Vương
vậy thì là xét tam giác AHE=tam giác AKE có
AHE=AKE
AE chung
BEA=AEK
=> 2 tam giác...= nhau
có đúng vậy k ạ?
thì đúng rồi em, nhưng mà vì đây là tam giác vuông nên chị nghĩ em nên xét trường hợp của tam giác vuông luôn á, chứ xét trường hợp $(g-c-g)$ như tam giác bình thường thì vẫn được nhưng mà nó không hay lắm. Đó là kinh nghiệm hồi giờ của chị khi làm bài tam giác bằng nhau thui, còn cách nào tiện hơn đối với em thì em làm nha.
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

Ba chấm

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười hai 2021
72
78
36
thì đúng rồi em, nhưng mà vì đây là tam giác vuông nên chị nghĩ em nên xét trường hợp của tam giác vuông luôn á, chứ xét trường hợp $(g-c-g)$ như tam giác bình thường thì vẫn được nhưng mà nó không hay lắm. Đó là kinh nghiệm hồi giờ của chị khi làm bài tam giác bằng nhau thui, còn cách nào tiện hơn đối với em thì em làm nha.
c có thể ghi cái TH của tam giác vuông đó để e tham khảo đc k ạ?
 

vangiang124

Cựu TMod Toán
Thành viên
22 Tháng tám 2021
1,199
2,902
346
21
Gia Lai
THPT Chuyên Hùng Vương
c có thể ghi cái TH của tam giác vuông đó để e tham khảo đc k ạ?
TH1: Cạnh huyền-góc nhọn

Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

(thực chất là trường hợp $g-c-g$ giống tam giác thường)

TH2: Cạnh huyền- cạnh góc vuông

Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

(này thực chất là trường hợp $c-c-c$ ở tam giác thường vì 2 cạnh của tam giác vuông này bằng 2 cạnh của tam giác vuông kia thì cạnh còn lại cũng bằng nhau (theo Pytago) luôn nha em )
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

Ba chấm

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười hai 2021
72
78
36
TH1: Cạnh huyền-góc nhọn

Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

(thực chất là trường hợp $g-c-g$ giống tam giác thường)

TH2: Cạnh huyền- cạnh góc vuông

Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

(này thực chất là trường hợp $c-c-c$ ở tam giác thường vì 2 cạnh của tam giác vuông này bằng 2 cạnh của tam giác vuông kia thì cạnh còn lại cũng bằng nhau (theo Pytago) luôn nha em )
TH 1 là e ghi như theo cách của e cũng đc c nhỉ?
 
Top Bottom