Cho mình xin vài dàn ý nha mn :)

N

nhoxti_99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: "Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VIệt Nam"
Đề 2: Giới thiệt 1 sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam
Đề 3: Giới thiệu về 1 lòai hoa hoặc 1 loài cây (cây phượng vĩ)
Đề 4: Thuyết minh về 1 văn bản, 1 thể loại văn học.
Đề 5: Giới thiệu 1 dah lam thắng cảnh hoặc 1 di tích lịch sử của Hải Phòng.

Mn tìm dùm tớ dàn ý mấy đề trên nha. Giúp mình. Mai pải thi ròi.. tks nhiều :khi (195):
 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

2:tham khảo
Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc VN

admin_01.gif

admin_03.gif
admin_05.gif
Thuyết minh về trò chơi ô ăn quan
Bài làm
Ô ăn quan, hay còn gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là một trò chơi dân gian của trẻ em người Kinh, Việt Nam mà chủ yếu là các bé gái. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi.

Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi[1]. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.
Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.
[
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của thời tiết. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 25.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp
Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Trong cách chơi truyền thống có sử dụng một số bài đồng dao, dưới đây là một bài trong số đó:
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.

Số dân ở mỗi ô vuông có thể là 10 hoặc ở ô quan ngoài ra quan còn có thêm 20 hay 30 dân.
Khi quân cuối cùng đã được rải xuống, nếu ô liền sau đó là ô quan thì người chơi cũng mất lượt ngay dù ô đó có chứa quân hay không.
Khi đến lượt đi người chơi có thể tính toán phương án đi của mình trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc phải đi ngay mà không được phép tính toán.

Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:
Thành ngữ: Một đập ăn quan - hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.
Trích bài thơ "Chơi Ô ăn quan" của Lữ Huy Nguyên:
Bên rìa hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế...
Tán bàng nghiêng bóng xanh...
Trích bài thơ "Thời gian trắng" của Xuân Quỳnh:
Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...
Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh có bức tranh lụa nổi tiếng Chơi Ô ăn quan (1931).
Khi đến lượt, người chơi cũng dùng những quân ở ô bất kỳ thuộc quyền kiểm soát của mình để di chuyển (gieo hạt) nhưng chỉ di chuyển ngược chiều kim đồng hồ chứ không phải theo chiều tuỳ ý.
Thể thức ăn quân không phải yêu cầu cách một ô trống mà phụ thuộc số lượng hạt giống ở các ô mà những hạt giống cuối cùng trong lần gieo hạt đặt vào.

 
L

lamnun_98

tiếp:2
Trò chơi cũng được người phương Tây xếp vào loại Mancala là trò chơi có những tên gọi khác nhau tuỳ từng quốc gia như Congklak, Tchonka, Naranj, Dakon, Sungka. Trò này được chơi ở Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines, miền Nam Thái Lan, Sri Lanka, Maldives...[4] Nó khác Ô ăn quan ở những điểm chính dưới đây:
Bàn chơi có 14 ô, mỗi người chơi kiểm soát 7 ô ở phía bên mình, không có ô như ô quan.
Không có quân tương tự như quan mà chỉ có 98 quân khi chuẩn bị đặt ở mỗi ô 7 quân.
Khi đến lượt, người chơi cũng dùng những quân ở ô bất kỳ thuộc quyền kiểm soát của mình để rải vào từng ô, mỗi ô 1 quân nhưng chỉ di chuyển theo chiều kim đồng hồ chứ không phải theo chiều tuỳ ý.
Thể thức ăn quân: nếu quân cuối cùng trong lượt rải rơi vào ô trống thuộc quyền kiểm soát của mình thì người đi mới có thể ăn được quân. Ô bị ăn là ô đối diện phía đối phương, người chơi được ăn tất cả số quân đang có trong ô đó, đương nhiên nếu là ô trống thì số lượng quân ăn được là 0.

Thuyết minh về trò chơi thả diều
Bài làm
Thả diều là một trò chơi thú vị, hấp dẫn và đã có từ ngàn xưa. Diều không chỉ là một trò chơi mà là một phong tục cổ truyền có nhiều ý nghĩa sâu xa.

Tục thả diều phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam cho đến các nước Đông – Nam Á hải đảo.

Tài liệu có niên đại 972 ghi lại rằng các vật thờ của người Khmer cổ gồm có chén, đĩa, nhạc cụ, lao và năm chiếu diều. Cũng ở Campuchia, xưa kia, khi có gió mùa Đông Bắc, các nhà sư thường thả một hoặc hai chiếu diều bay lơ lửng trên các chùa. Diều có gắn công cụ phát âm thanh. Việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành, hễ có chiếu diều bị rơi là nhà chùa phải làm lễ xua đuổi tà ma cầu an.

Diều còn là một phong tục của Vua Chúa. Vào những đêm trăng sáng, Vua và Quần thần thả diều coi như là những vật dâng các đấng Thần linh. Họ quan niệm tục thả diều là cúng chiếc răng của Phật được cất giữ ở Vương quốc của rắn Thần Naga.

Ở Thái Lan, đôi khi người ta gắn vào diều một ngọn đèn tượng chưng cho ngôi sao và cũng có người đã ghép vào diều một mẩu vàng để giữ cho dây diều khỏi đứt và kéo nó về nếu bị rơi xa. Vì vậy, vào dịp Triều đình thả diều, nhà Vua phải ở ngoài trời suốt hai tháng và các quan phải theo dõi cẩn thận để cùng Vua giữ cho diều khỏi đứt dây. Cũng ở Thái Lan, họ có tục đấu diều. Nhà Vua trực tiếp tham gia cuộc đấu này. Người ta chia làm hai phe, diều đực gọi là Kula, diều cái gọi là Pắckao. Kula có nhiệm vụ làm đứt dây Pắckao. Pắckao có hình dáng nhỏ và thon theo hình thoi, có đính những dải dài để quấn quanh dây của Kula nhằm bảo vệ mình, hạn chế sức công phá của Kula.

Diều giấy là biểu trưng của loài chim ăn thịt. Chim diều là loại bay lên trời, đối lập với loại dưới nước. Diều ở nơi cao ráo, đối lập với nơi ẩm thấp. Diều được coi là sứ giả đem lại sự khô ráo. Tục thả diều chủ yếu được thực hiện sau mùa mưa, cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nhà Nông cần khô ráo để thu hái, phơi phóng. Chùm diều mà hiện thân nhân tạo của nó là diều giấy được đặt trong sự đối lập Chim-Cá, Trời-Nước, Khô-Ẩm là những đặc điểm trọng hệ thống đặc điểm của nền văn minh các tộc người Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thống như chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công... hay sự tích Đại Bàng cứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng.

Theo ông Nguyễn Văn Bê, chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế thì diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dài ngày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam.

Hiện nay, nhiều địa phương ở nước ta tổ chức các cuộc thi thả diều, triển lãm diều, thu hút đông người tham dự. Đặc biệt, một số liên hoan thả diều Quốc tế gần đây đã có sự có mặt của diều Việt Nam.

Qua nhiều lần tham dự các cuộc thi diều trong nước cũng như Quốc tế, chúng ta nhận thấy diều Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số diều của các nước. Nhìn chung, diều của các nước Âu Mỹ có kích thước lớn, làm bằng vật liệu tổng hợp đắt tiền, lắp ghép bằng những hình khối vuông, tròn, hình trụ, tam giác, lục giác và phải dùng loại dây lèo to. Khi thả diều lên tới độ cao nhất định thì họ neo diều vào xe tải, mặc sức cho diều đùa giỡn với nắng gió. Chỉ những khu vực rộng, khi thời tiết thuận, tức là có gió lớn mới đủ sức nâng những chiếc diều ấy. Diều của Nước ngoài thường chú ý đến mặt động lực học và tính ước lệ tượng trưng nên nó không có tên gọi cho từng con diều cụ thể. Còn diều của Việt Nam, những sản phẩm từ tre, gỗ, giấy, vải, qua bàn tay thủ công của những người chơi diều dân dã, đã luôn cuốn hút người thưởng ngoạn, được ví như “nghệ thuật múa rối trên không”. Về phần trang trí, trình bày thì công phu cầu kỳ, thường gắn liền với các con vật quen thuộc như Long, Ly, Quy, Phượng… Diều ở nước ta thường dùng dây lèo nhỏ, mềm mại, thả diều bằng tay và điều khiển theo ý muốn. Dây neo diều hóa thành sợi dây nối hiện thực với ước mơ, nối trái đất bình yên với bầu trời rộng mở.

Ở mỗi vùng đất nước ta, người chơi diều luôn tìm tòi sáng tạo nhiều kiểu diều khác nhau. Đặc biệt, vùng Huế nổi tiếng với những loại diều tinh xảo, cầu kỳ, muôn màu, muôn vẻ hình thù khác nhau. Các nghệ nhân chơi diều đất Thần kinh có kỹ thuật chế tác và điều khiển diều rất điêu luyện. Diều Huế - Việt Nam đã từng xuất hiện bên cạnh các “cường quốc” diều thế giới và gây ngạc nhiên cho các nhà chơi diều chuyên nghiệp ở những lần Liên hoan Diều Quốc tế trước đây tại Cộng hòa Pháp, Italia.

Trẻ con thường tự làm những cánh diều đơn giản. Chỉ cần lấy giấy học trò, viền gấp lại, buộc dây quai và thắt dây lèo vào giữa quai, đuôi diều dán vào thân diều, vậy là đã có chiếc diều bay cao dù không quá ngọn tre nhưng cũng đủ dậy lên niềm vui sướng.

Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi ngập tràn nông thôn miền Bắc cũng là lúc không gian đầy ắp tiếng sáo diều vi vu, nhất là trong kỳ nghỉ hè của học sinh hay lúc nông nhàn. Những cánh diều ấy thường mộc mạc, thô sơ, ít sắc màu nhưng hầu như chiếc nào cũng gắn sáo, diều lớn có thể gắn tới bốn, năm sáo. Sáo lớn tiếng kêu trầm, vang; sáo nhỏ thanh, cao, réo rắt. Chúng hòa quyện nhau, tạo nên bản hòa tấu vui nhộn, thanh bình. Cánh diều thường hình trăng lưỡi liềm, khung diều làm bằng cật tre bánh tẻ, chuốt tròn và ráp nối với nhau. Giữ khung diều là một “xương sống” bằng tre cứng to bản, nhô dài ra hai bên khung. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước 30o với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều được phất bằng giấy bản, đối khi bằng vỏ bao xi măng, tuy nặng nhưng bền. Giấy phất được bồi thành nhiều lớp bằng nhựa trái cây, pha dẻo kẹo. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Ngày trước chưa có loại dây dù, nylon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm thước; có khi dây neo làm bằng sợi đay xe lại, nhưng không được bền lắm. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa thật xa sang những làng bên, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.

Chiều chiều, trời trong xanh, gió Nam ***g lộng, những người chơi diều ra đầu làng thả, có khi để diều bay suốt đêm, nằm chơi trên chiếc chõng tre giữa sân nghe tiếng sáo vi vu man mác trong đêm trăng thanh, thấy tâm hồn bay bổng như trút hết mọi lo toan mệt nhọc.
 
L

lamnun_98

4:tham khảo:

1.mở bài:
-lục bát là niềm kiêu hãnh của thơ Viêt:Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre. Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.
2.Thân bài:
a.Định nghĩa:
Lục Bát là loại thơ Sáu Tám, một câu sáu và một câu tám. Bài thơ lục bát luôn đươ.c bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ 2 Bằng, 4 trắc, 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ.

x B x T x B(v)
x B x T x B(v) x B(v)

v= vần

ví dụ:
Ngồi chờ hết cả đêm nay(v1)
Chỉ mong anh được xuân này(v1) bình yên(v2)
Cớ sao anh lại không lên(v2, 3)
Vô tình anh lại bõ quên(v3) tim này
b.Nguồn gốc của thơ lục bát
Người ta đã cố gắng tìm câu trả lời. Nhưng mọi trả lời đến nay vẫn chỉ là giả thuyết. Bởi cách sinh tồn của lục bát xa xưa là sống trong trí nhớ, sống qua đường truyền miệng của bao thế hệ người Việt, ít khi nằm im lìm trên trang giấy, nên tìm kiếm văn bản lục bát đầu tiên, kể cả dạng manh nha, dạng tiền thân của thể loại, để xác định niên đại của nó là việc thiên nan vạn nan. Tuy nhiên, cội nguồn bao giờ cũng là mối băn khoăn khôn cầm của nhân gian. Cội nguồn của lục bát cũng thế. Nó vẫn luôn là một bí mật đầy hấp dẫn, luôn mời gọi những cuộc khám phá đầy phiêu lưu của các nhà thi học, đặc biệt là “lục bát học”. Chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc lội ngược về ngọn nguồn của tiếng Việt, lội ngược về cái vùng được xem là tiền sử của văn học và thơ ca Việt để mà khảo sát, tìm kiếm, lục lọi, để truy tìm bằng được khởi thuỷ của thể loại này. Mà cuộc tìm kiếm như thế, lắm khi, cũng oái oăm như cái điều mà một câu lục bát đã nói đến: Đem vàng đi đổ sông Ngô / Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương. Khởi thuỷ sớm hay muộn còn chưa có gì thật chắc, nhưng một điều có thể đoan chắc: lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời, chính lục bát cũng góp mình làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn.
c.Sức biểu đạt kì diệu của thơ lục bát:
Chỉ có hai câu, mười bốn tiếng, mà một cặp lục bát tiềm tàng những khả năng biểu hiện vô tận. Nó luôn dư sức trần thuật: Đêm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen (Ca dao), Này chồng này mẹ này cha / Này là em ruột này là em dâu (Nguyễn Du), Đang trưa ăn mày vào chùa / Sư ra cho một lá bùa rồi đi / Lá bùa chẳng biết làm gì / Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày (Đồng Đức Bốn)… Nó vô cùng dồi dào năng lực trữ tình: Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao), Nghe đi rời rạc trong hồn / Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi (Huy Cận), Rồi lên ta uống với nhau / Rót đau lòng ấy vào đau lòng này (Trần Huyền Trân), Ngày qua ngày lại qua ngày / Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng (Nguyễn Bính), Mái gianh ơi hỡi mái gianh / Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương (Trần Đăng Khoa)… Nó dôi dả năng lực triết luận: Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau,Có tài mà cậy chi tài / Chữ tài liền với chữ tai một vần (Nguyễn Du), Xin chào nhau giữa con đường / Mùa xuân phía trước miên trường phía sau, Hỏi tên rằng biển xanh dâu / Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa (Bùi Giáng), Mẹ ru cái lẽ ở đời / Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn, Ta đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru, Có gì lạ quá đi thôi / Khi gần thì mất xa xôi lại còn (Nguyễn Duy)… Nó đáp ứng mọi yêu cầu trào tiếu: Một rằng thương hai rằng thương / Có bốn chân giường gãy một còn ba (Ca dao), Anh đi công tác Plây / Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra (Ca dao mới), Thương đùng đùng nhớ đùng đùng / Yêu nhau quẫy nát một vùng chiếu chăn (Võ Thanh An),Ối giời ơi nõn nà chưa / Bột trinh bạch đấy giời vừa rây xong, Ễnh ềnh ệch hõn hòn hon thùi lùi (Nguyễn Duy)…
Chỉ có hai câu, 14 tiếng, với áp lực lớn về tính chẵn của tiết tấu, mà nhịp lục bát vẫn biến hoá vô chừng. Nó có thể dàn đều nhịp: Năm năm tháng tháng ngày ngày / Lần lần lữa lữa rày rày mai mai (Ca dao), Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều / Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Tố Hữu)…Nó có thể co kéo những trùng điệp, tạo nên nhịp dích dắc: Còn tình yêu của đôi ta / Đến đây là đến đây là là thôi (Nguyễn Bính) Nó có thể đăng đối nhịp: Người lên ngựa kẻ chia bào, Nửa in gối chiếc nửa *** dặm trường (Nguyễn Du), Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương (Á Nam Trần Tuấn Khải)… Nó có thể đảo nhịp: Cái gì như thể nhớ mong / Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng (Nguyễn Bính), Thác, bao nhiêu thác cũng qua / Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời (Tố Hữu), Em đi để lại chuỗi cười / Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê (Phạm Công Trứ), Được lúa, lúa đã gặt bông / Được cải, cải đã chặt ngồng muối dưa (Đoàn Thị Lam Luyến)… Nó có thể tràn vần nhịp: Làng ta lại lóp ngóp làng / Lòng ta lại ếch nhái hoang cả lòng (Nguyễn Duy), Con xin ngắn lại đường gần / Một lần rồi mẹ hãy dần dần đi (Trúc Thông)Nó có thể vắt hàng: Trời cao xanh ngắt. Ô kìa / Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai (Thế Lữ)…

 
L

lamnun_98

tiếp: Tại bài dài nên phải post 2 lần.thông cảm nha!:D
Chỉ có 14 tiếng, với hai câu chật chội, mà lục bát vẫn có cách dùng chữ với những chùm đôi, chùm ba, thậm chí, vẫn gói ghém được cả những chùm bốn cồng kềnh, khiến lời thơ uyển chuyển co giãn phóng túng đến lạ lùng: Nắng thoai thoải nắng chiều lưng lửng chiều (Nguyễn Bính), Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham (Nguyễn Du),Ở đây có những người con / Mang theo cái nõn nòn non lên ngàn, Ngấp nga ngấp ngoáng kêu ma / Hóa ra ta gặp bóng ta trên tường (Nguyễn Duy)…

Chỉ có 14 tiếng, với đắp đổi bằng trắc khắt khe, dễ sa vào đơn điệu, thế mà trên thực tế, lục bát vẫn có những cách dàn xếp bằng trắc vần vèo thú vị và hấp dẫn: Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh (Nguyễn Du), Ngã ba ngã bảy về đâu / Cái ngáng làm cớ cho nhau chuyện trò (Hữu Thỉnh), Đến đây gió cũng đi vòng / ngoằn theo khoeo núi ngoèo trong khuỷu rừng (Nguyễn Duy)… Thường, mỗi cặp lục bát là một khúc thức chỉ tải vừa một giọng, ví như giọng ngợi ca: Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời / Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường (Tố Hữu)… Nhưng, cũng trong phạm vi chật hẹp của một khúc thức thế thôi, mà lục bát vẫn có thể chuyển làn qua hai giọng mau lẹ, tạo hiệu ứng trào phúng kì thú: Bác Thành có chiếc quần nâu / Bác rất giản dị bạ đâu cũng ngồi, Hoan hô đồng chí Hồ Đăng / Ấn vào tàu chạy băng băng như rùa (ca dao mới)
Và, khi cần thiết, lục bát vẫn có thể xé cả mình ra, đảo vần, ngắt hàng, biến thể, phá thể, thậm chí, tăng vọt số chữ, thế mà vẫn… cứ là lục bát: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo / Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua” (ca dao)…
Theo luật mà lách luật, nghệ thuật là thế, lục bát càng thế.
Tiềm năng hình thức của lục bát là vô cùng.
Làm sao có thể khai thác hết !
d.đặc trưng của thể lục bát:điệu ngâm

Từ xưa đến nay, lục bát vẫn sóng bước hai phong cách: dân gian và cổ điển. Không thể nói đằng nào hơn đằng nào kém. Đó là hai vẻ đẹp lục bát. Cả hai song hành, chuyển hoá và bổ sung cho nhau. Về tổ chức lời thơ, lục bát cổ điển theo điệu ngâm (coi trọng tính uyên súc của ý, cú pháp của văn viết, chất liệu ngôn từ nghiêng hẳn về thực từ), còn lục bát dân gian theo điệu nói (coi trọng việc biểu hiện xúc cảm trực tiếp, cú pháp của văn nói, ngôn từ với phổ rộng gồm thực từ và thoả mái hư từ, thậm chí, hết sức ưa dùng khẩu ngữ). Cùng viết về một cảnh tương tự nhau, cùng bộc lộ những cung bậc cảm xúc gần gũi nhau, nhưng cặp lục bát này: Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa là điệu ngâm - thật uyên súc bởi được nén chặt toàn những thực từ, còn cặp này: Anh đi đó, anh về đâu ? / Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm rõ ràng là điệu nói - cứ như buột miệng nói chơi chơi, lỏng là lỏng lẻo, thế mà đâu có chịu nhường phần súc tích cho ai! Mỗi cặp là một vẻ đẹp riêng, không thể nào đánh đổi, mỗi cặp là con đẻ của một phong cách lục bát đó. Nếu thành tựu nổi bật nhất của lục bát dân gian là ca dao, thì lục bát cổ điển được viết bởi những cây bút bác học và kết tinh chói ngời là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Những giai đoạn sau, trong bước phát triển nào của thơ, người ta cũng luôn thấy sóng đôi hai phong cách này. Ví như đầu thời Thơ mới, là cặp Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải, đằng nghiêng về cổ điển, đằng nghiêng về dân gian. Giữa thời Thơ mới là cặp Nguyễn Bính - đượm chất dân gian và Huy Cận - đậm màu cổ điển… Đến thời sau này thì hai phong cách ấy thường hoà vào nhau, mà chất dân gian thường trội hơn, đồng hoá cả chất cổ điển. Nổi lên nhiều cây bút sáng giá: Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Trần Đăng Khoa, Lê Đình Cánh, Phạm Công Trứ… Cứ thế, qua các thời, lục bát luôn như một dòng sông, mà các dòng chảy của nó cứ sóng sánh và quyện hoà để làm giàu cho nhau, làm nên cái diện mạo bền bỉ mà luôn mới mẻ của lục bát.

e.khuynh hướng sử dụng thơ lục bát:
Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Họ vội cho rằng lục bát chỉ biểu hiện được những cảm xúc quen thuộc của người Việt truyền thống. Còn tâm sự đầy những suy cảm tinh vi phức tạp của người hiện đại thì lục bát khó chuyển tải. Họ lầm tưởng rằng lục bát sẽ khó theo kịp nhịp biến hoá đầy bấn loạn của tư duy thơ hiện đại. Thậm chí, có người còn coi lục bát như một rào cản đối với những lối tư duy nghệ thuật tân kì. Và, họ từ chối lục bát để một mực chạy theo những thể khác. Thực ra, mọi vẻ đẹp cùng bíến thái mơ hồ nhất của thiên nhiên, mọi biến động phức tạp khôn lường của đời sống, mọi tầng sống sâu xa huyền diệu nhất của tinh thần cá thể, mọi khuynh hướng tư duy nghệ thuật, dù truyền thống hay tối tân, đều không xa lạ với lục bát. Vấn đề là người viết có đủ tài để làm chủ được lục bát hay không.
Vì thế mà có xu hướng ngược lại, nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát. Họ ý thức rõ, từ xưa đến nay, lục bát luôn là thể thơ đầy thách thức. Sự gò bó có thể là một khó khăn bất khả vượt đối với ai đó, nhưng lại là một thách thức đầy hấp dẫn đối với những tài năng thơ thiết tha với tiếng Việt, thiết tha với điệu tâm hồn Việt. Họ nâng niu, chăm chút. Họ làm mới, họ cách tân, để gửi gắm tấc lòng của con người hôm nay vào thể thơ hương hoả của cha ông. Họ dùng lục bát như một phương tiện tâm tình gần gũi, để nói những gì sâu sắc nhất của tâm tư. Trong thực tế, lục bát với người này là sở trường, với người kia là sở đoản. Nhưng, về thái độ, thì sẽ là không quá lời khi bảo rằng: trân trọng lục bát cũng là một thước đo về văn hoá thơ với một người thơ Việt.
Nhờ những tấm lòng và tài năng ấy mà thế kỉ XX vẫn chứng kiến một cuộc chạy tiếp sức hào hứng không biết đến mệt mỏi của lục bát. Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại.

3.kết bài:
khẳng định lại sức sống mãnh liệt của thơ lục bát:
Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
Lục bát mãi mãi là một tài sản thiêng liêng của nền văn hoá Việt.
Chừng nào thế giới còn chưa thấu tỏ vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy họ chưa thực sự hiểu vẻ đẹp của thơ Việt.
Và, chừng nào ta còn chưa làm cho thế giới tiếp nhận được vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy nền thơ Việt vẫn còn chưa thực sự làm tròn sứ mạng của mình.

những tư liệu trên mình lấy từ bài bình luận về thơ lục bát của tiến sĩ Chu văn sơn

 
L

lamnun_98

4:
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."
- Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
- Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít.
"Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."
- Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
 
Top Bottom