cho mình xin dàn ý

T

thuyhoa17

1,
I. Mở bài.

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.


II. Thân bài.

1. Giải thích.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.
Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

b. Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

c. Bình luận.

- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

3. Mở rộng.

III. Kết luận.

- Khẳng địn sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.
- Bài học cho bản thân và những người khác


2,
Dàn ý sơ lược:
I/ Câu nói của Lỗ Tấn nhắm phê phán những người lười biếng, để cao sự say mê với công việc của mình, cũng hàm chứa lời động viên để mọi người chăm chú vào công việc cho bản thân, gia đinh và đất nước.
II/ 1. Chứng mình sự lười biếng không bao giờ thành công:
- Lười biếng làm cơ thể sinh ra uể oải, tinh thần sinh ra buồn nản. Điêu ấy mỗi người cố thể tự chúng mình, Cần phân biệt lười biếng khác hẳn với sự nghỉ ngơi, thư giãn của con người.
- "Nhàn cư vi bất thiện", lười biếng làm con người sinh ra tính ỷ lại, suy nghĩ những điều không tốt, sinh ra những tư tưởng bi quan. Franklin nhận xét: "Lười biếng làm mòm rỉ trí tuệ và thân thể".
- Dương Lễ trở thành kẻ đi ăn xin cũng chỉ vì thích hưởng thụ trác tàng mà không thích học hành.
- Chưa có một học sinh, sinh viên nào lười biếng mà lại thi đỗ. Ngược lại, chính thói lười biếng nhưng lại hám danh kia đã làm nảy sinh những tật xấu như thi cử, gian lận, mua bán bằng cấp...
- Và ngạn ngữ Châu Âu khẳng định: "Ở không là mẹ của các tật xấu".
2/ Con người thành công chỉ dành cho những kẻ đam mê lâ dài công việc đã chọn:
-Mọi ngành nghề trong các lĩnh vực đều cần đến trí tuệ và sự siêng năng, cần mẫn (dẫn chứng tên của nhiều nhà bác hoc: như Đac-uyn, Lui Pasteur; tấm gương học tốt của các bạn học sinh nghèo vượt khó...)
3/ Siêng năng chưa đủ mà cần phải học có sự khám phá, đam mê, phát hiện...
- Có những yếu tố trên, muốn được mọi người tôn vinh, kính trọng thì cần phải có đạo đức, cần nghĩ đến công việc của mình mang lại hạnh phúc cho mọi người...

Chú ý sử dụng công cụ tìm kiếm của Học Mãi trước khi tạo chủ đề mới em nhé :)
 
Top Bottom